So sánh chiến lược Chiến tranh đặc biệt với chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh

So sánh chiến lược Chiến tranh đặc biệt với chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh

So sánh chiến lược Chiến tranh đặc biệt với chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh là một trong những kiến thức trọng tâm trong chương trình Lịch sử cấp THPT. Tuy nhiên nhiều bạn học sinh vẫn chưa nắm vững được cách phân biệt. Vì vậy trong bài học hôm nay Download.vn sẽ giới thiệu chi tiết cách so sánh chi tiết giữa hai chiến lược này.

Bạn đang đọc: So sánh chiến lược Chiến tranh đặc biệt với chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh

So sánh chiến lược Chiến tranh đặc biệt với chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh

So sánh điểm giống và khác nhau giữa chiến lược Chiến tranh đặc biệt với chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh mang đến câu trả lời hay, ngắn gọn dễ hiểu nhất. Qua đó giúp các bạn lớp 12 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách tìm ra điểm giống và khác nhau của 2 cuộc chiến lược này. Ngoài ra các bạn học sinh xem thêm So sánh cách mạng tư sản với cách mạng vô sản.

So sánh chiến lược Chiến tranh đặc biệt với Việt Nam hóa chiến tranh

    a. Điểm giống nhau:

    – Mục tiêu chiến tranh: Đều nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân Việt Nam, đều nhằm chia cắt lâu dài nước VN, biến miền Nam VN thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ, làm bàn đạp tấn công miền Bắc và phản kích phe XHCN từ ĐNA.

    – Đều là những chiến lược chiến tranh thực dân mới nên đều dựa vào bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn.

    – Đều sử dụng viện trợ kinh tế và quân sự để tiến hành chiến tranh.

    – Đều sử dụng chính sách bình định nhằm chiếm đất giành dân.

    b. Điểm khác nhau

    Tiêu chí

    CL đặc biệt

    CL Việt Nam hóa

    Về âm mưu

    Mĩ sử dụng quân đội Sài Gòn, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ nhằm đàn áp phong trào cách mạng và nhân dân ta. Thực chất là “dùng người Việt đánh người Việt”

    + Thực hiện bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu có sự phối hợp về hoả lực, không quân, hậu cần của Mĩ và vẫn do hệ thống cố vấn Mĩ chỉ huy.

    + Quân Mĩ và quân đồng minh rút dần khỏi chiến tranh để giảm một phần xương máu của người Mĩ trên chiến trường, đồng thời là quá trình tăng cường lực lượng quân đội Sài Gòn nhằm tận dụng xương máu của người Việt Nam. Thực chất đó là sự tiếp tục âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”

    Thủ đoạn

    Mĩ dùng quân đội Sài Gòn mở các cuộc hành quân để tiêu diệt lực lượng cách mạng. Tăng cường dồn dân lập ấp chiến lược để tách nhân dân với lực lượng cách mạng, tiêu diệt lực lượng cách mạng

    Quân đội Sài Gòn được Mĩ sử dụng như lực lượng xung kích ở Đông Dương trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược CPC (1970), tăng cường xâm lược Lào (1971) nhằm chia rẽ khối đoàn kết ba nước Đông Dương. Mở rộng chiến trường sang Lào và CPC nhằm làm suy giảm lực lượng của ta.
    + Mĩ còn dùng thủ đoạn ngoại giao như lợi dụng mâu thuẫn Trung – Xô, thoả hiệp với Trung Quốc, hoà hoãn với LX nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước đó đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

    Quy mô

    diễn ra chủ yếu ở chiến trường miền Nam

    Vừa gây chiến tranh ở VN, vừa mở rộng chiến tranh xâm lược Lào, CPC.

    Lực lượng chủ yếu

    Quân đội Sài gòn.

    Quân đội Sài Gòn.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *