So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn là tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 7 tham khảo.
Bạn đang đọc: So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn
Tài liệu tổng hợp toàn bộ kiến thức về so sách kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn, các kiểu bay của chim, đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay. Thông qua tài liệu này các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, củng cố kiến thức, từ đó nhanh chóng biết cách giải bài tập Sinh học.
So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn chi tiết nhất
1. So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn
Kiểu bay vỗ cánh (bồ câu) |
Kiểu bay lượn (hải âu) |
Đập cánh liên tục |
Cánh đập chậm rãi, không liên tục cánh dang rộng mà không đập |
Khả năng bay chủ yếu dựa vào sự vỗ cánh |
Khả năng bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi luồng gió |
2. Các kiểu bay của chim
– Các loài chim có 2 kiểu bay:
+ Bay vỗ cánh: cánh đập liên tục, bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh. Ví dụ: Chim bồ câu, chim sẻ, chim sáo, …
+ Bay lượn: cánh đập chậm rãi và không liên tục, có khi dang rộng mà không đập. Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió. Ví dụ: Chim hải âu, chim ưng, diều hâu, …
– Khi chim cất cánh chân chim khuỵu xuống, cánh chim dang rộng đưa lên cao, tiếp theo cánh chim đập mạnh xuống, cổ chim vươn ra, chân chim duỗi thẳng đập mạnh vào giá thể làm chim bật cao lên.
– Khi chim hạ cánh, cánh chim dang rộng để cản không khí, chân chim duỗi thẳng chuẩn bị cho sự hạ cánh được dễ dàng.
– Các tư thế bay vỗ cánh của chim bồ câu: Khi chim bay thân nằm xiên, đuôi xòe ngang, cổ vươn thẳng về phía trước, chân duỗi thẳng áp sát vào thân, cánh mở rộng đập liên tục từ trên xuống dưới, từ trước về sau. Sau đó chim nâng cánh bằng cách gập cánh lại, rồi nâng lên làm giảm sức cản của không khí. Khi chim đập cánh, phía ngoài cánh hạ thấp hơn phía trong thì cánh không những được không khí nâng lên mà chim còn được đẩy về phía trước.
3. Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay
– Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay.
– Chi trước trở thành cánh: để bay.
– Cơ thể được bao bọc bởi lông vũ xốp, nhẹ: giảm trọng lượng cơ thể.
– Cánh và đuôi có lông ống, phiến lông rộng: giúp hình thành cánh và bánh lái (đuôi) giúp chim bay.
– Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi xòe ra tạo nên 1 diện tích rộng để quạt gió.
– Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.
– Mỏ bao bọc bởi chất sừng, hàm không răng: đầu nhẹ.
– Cổ: Dài, khớp đầu với thân: Làm cổ linh hoạt, phát huy các giác quan ở đầu,bắt mồi, rỉa lông, quan sát tốt khi bay.
– Chi trước: Cánh chim: Bao phủ bởi lông ống, khi xòe ra tạo thành 1 diện tích rộng giúp nâng cơ thể về phía trước hoặc dang ra giúp hạ cánh
– Chi sau 3 ngón linh hoạt: bám chắc vào cành cây khi hạ cánh
– Đuôi có tuyến phao câu tiết ra chất nhờn: Làm cho lông ko thấm nước và mượt
– Kiểu bay lượn của chim hải âu: Cơ bản cánh dang rộng sải dài đập chậm rãi và không liên tục hoặc không đập. Chim hải âu bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió