So sánh cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương mang đến 2 cách trả lời hay và chính xác nhất. Với câu trả lời này các bạn học sinh lớp 8 nhanh chóng nắm vững kiến thức để biết cách làm bài tập lịch sử.
Bạn đang đọc: So sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế và phong trào Cần Vương đều là phong trào yêu nước có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia tuy nhiên đều thất bại. Khuynh hướng chính trị là các cuộc đấu tranh yêu nước theo khuynh hướng phong kiến. Vậy sau đây là bảng so sánh khởi nghĩa Yên Thế và phong trào Cần Vương chi tiết nhất mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm vì sao nói Chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế quốc.
So sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế
Cách 1
1. Điểm giống nhau giữa phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế
- Đều là phong trào yêu nước có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
- Đều thất bại do thiếu sự lãnh đạo của các giai cấp tiên tiến và đường lối cách mạng đúng đắn.
2. Điểm khác nhau giữa khởi nghĩa Yên Thế và phong trào Cần Vương
Phong trào Cần Vương | Khởi nghĩa Yên Thế | |
Mục đích: | Chống Pháp để giành lại độc lập đồng thời khôi phục lại chế độ phong kiến | Nhằm chống lại chính sách bình định của Pháp, muốn xây dựng cuộc sống bình đẳng và bảo vệ bản thân |
Thời gian tồn tại: | Được diễn ra từ năm 1885 – 1896, kéo dài trong 10 năm ở thời kì Pháp bình định Việt Nam | Diễn ra từ năm 1884 – 1913, kéo dài tận 30 năm, trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất |
Lãnh đạo: | Các sĩ phu văn thân yêu nước | Nông dân. |
Địa bàn hoạt động: | Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ | Diễn ra trên một địa phương nhỏ hẹp phía tây bắc tỉnh Bắc Giang |
Lực lượng tham gia: | Gồm nhiều tầng lớp, trong đó có thể kể đến văn thân, sĩ phu, nông dân | Nông dân |
Phương thức đấu tranh: | Khởi nghĩa vũ trang | Cũng là khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến |
Tính chất: | Phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến. | Phong trào nông dân mang tính tự phát |
Cách 2
– Điểm giống nhau:
- Bối cảnh lịch sử: đất nước mất độc lập, nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết.
- Khuynh hướng chính trị: là các cuộc đấu tranh yêu nước theo khuynh hướng phong kiến.
- Mục tiêu cao nhất: đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.
- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, động lực chính là nông dân.
- Hình thức: Khởi nghĩa vũ trang.
- Phương thức gây dựng căn cứ: dựa vào địa hình để xây dựng căn cứ chiến đấu.
- Kết quả: thất bại
- Ý nghĩa: làm tiêu hao một bộ phận quân Pháp; góp phần làm chậm quá trình bình định Việt Nam của Pháp; để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh yêu nước sau này.
– Điểm khác nhau:
|
Phong trào Cần vương (1885 – 1896) |
Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1914) |
Tư tưởng |
Chịu sự chi phối của chiếu Cần vương (ban ra ngày 13/7/1885). |
Không chịu sự chi phối của chiếu Cần vương |
Phương hướng đấu tranh |
Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến chuyên chế. |
Chống lại chính sách cướp bóc, bình định quân sự của Pháp, bảo vệ quê hương,… => chưa đưa ra phương hướng đấu tranh rõ ràng. |
Lực lượng lãnh đạo |
Các văn thân, sĩ phu yêu nước chủ động đứng lên dựng cờ khởi nghĩa theo tiếng gọi Cần vương. |
Các thủ lĩnh nông dân có uy tín, được nghĩa quân bầu lên.
|
Phạm vi, quy mô |
Diễn ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở Bắc Bì và Trung Kì; kéo dài 11 năm (1885 – 1896). |
Diễn ra chủ yếu tại địa bàn huyện Yên Thế (Bắc Giang); kéo dài 30 năm (1884 – 1913). |