So sánh quá trình quang hợp, hóa tổng hợp và quang khử là một trong những đề tài rất hay thuộc chương trình Sinh học 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Bạn đang đọc: So sánh quá trình quang hợp, hóa tổng hợp và quang khử
Phân biệt quá trình quang hợp hóa tổng hợp và quang khử giúp các bạn học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý ôn tập, trau dồi kiến thức. Đồng thời biết cách trả lời câu hỏi 1 trang 93 Sinh học 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Từ đó đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi học kì sắp tới.
So sánh quá trình quang hợp, hóa tổng hợp và quang khử
Điểm giống nhau quá trình quang hợp, hóa tổng hợp và quang khử
– Đều là các quá trình tổng hợp hình thành hợp chất phức tạp từ các chất đơn giản và tiêu tốn năng lượng.
– Đều xảy ra quá trình khử CO2 để tạo thành các chất hữu cơ cần thiết.
– Đều có vai trò tổng hợp ra các chất phức tạp xây dựng nên tế bào và cơ thể, đồng thời cung cấp cho các hoạt động sống khác.
Điểm khác nhau quá trình quang hợp, hóa tổng hợp và quang khử
– Điểm khác giữa hóa tổng hợp so với quang hợp ở thực vật là: Quang hợp sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời. Còn hóa tổng hợp sử dụng năng lượng sinh ra từ các phản ứng oxy hóa các hợp chất vô cơ.
– Điểm khác giữa quang khử ở vi khuẩn so với quang hợp ở thực vật là:
+ Quang hợp có sử dụng H2O làm nguồn cung cấp H+ và electron. Còn quang khử dùng H2S, S, H2 và một số chất hữu cơ khác làm nguồn cung cấp H+ và electron.
+ Quang hợp có giải phóng O2. Còn quang khử thì không giải phóng O2.
Quang hợp |
Hóa tổng hợp |
Quang khử |
– Sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời. |
– Sử dụng năng lượng sinh ra từ các phản ứng oxy hóa các hợp chất vô cơ. |
– Sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời. |
– Sử dụng H2O làm nguồn cung cấp H+ và electron. |
– Sử dụng H2O hoặc các hợp chất khác làm nguồn cung cấp H+ và electron. |
– Sử dụng H2S, S, H2 và một số chất hữu cơ khác làm nguồn cung cấp H+ và electron. |
– Có giải phóng O2. |
– Không giải phóng O2. |
– Không giải phóng O2. |
– Pha sáng có vai trò chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành hóa năng trong các liên kết hóa học kém bền vững của ATP, NADPH. Pha tối có vai trò cố định CO2 tạo thành đường qua chu trình Calvin, đồng thời chuyển năng lượng từ ATP và NADPH sang dạng hóa năng bền vững hơn trong phân tử đường. |
– Các vi khuẩn hóa tổng hợp tiết ra enzyme xúc tác cho các phản ứng oxy hóa các hợp chất vô cơ và giải phóng năng lượng. Một phần năng lượng này được vi khuẩn sử dụng để đồng hóa CO2 thành các chất hữu cơ cần thiết. |
– Quang khử đã chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học mà không cần đến nước. |