Địa hình vùng núi Bắc Trường Sơn và vùng núi Nam Trường Sơn khác nhau như thế nào? Đây là một trong những câu hỏi rất hay nằm trong chương trình Địa lí 12 Bài 6.
Bạn đang đọc: So sánh vùng núi Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn
So sánh địa hình vùng núi Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn mang đến câu trả lời hay nhất, giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi kiến thức để nhanh chóng trả lời câu hỏi 3 Địa lí 12 Bài 6. Đây cũng là một dạng câu hỏi so sánh trọng tâm được áp dụng trong các đề kiểm tra, đề thi học kì. Vậy dưới đây là bảng so sánh điểm giống và khác nhau về địa hình vùng núi Bắc Trường Sơn, Nam Trường Sơn mời các bạn cùng theo dõi.
So sánh vùng núi Bắc Trường Sơn và vùng núi Nam Trường Sơn
Đề bài: Địa hình vùng núi Bắc Trường Sơn và vùng núi Nam Trường Sơn khác nhau như thế nào?
Bảng so sánh sự khác biệt giữa địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam
Tiêu chí | Trường Sơn Bắc | Trường Sơn Nam |
Vị trí địa lí | Thung lũng sông cả đến dãy Bạch Mã | Phía Nam dãy Bạch Mã hết khối núi cực Nam Trung Bộ |
Độ cao | Chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao trung bình dưới 1000m | Các khối núi và cao nguyên cao đồ sộ, đặc biệt là khối Kon Tum và khối Cực Nam Trung Bộ |
Hướng núi |
– Hướng Tây Bắc – Đông Nam – Hướng Tây – Đông |
– Hướng cánh cung quay lưng ra biển; được hợp bởi hướng Tây Bắc – Đông Bắc; Bắc – Nam; Đông Bắc – Tây Nam |
Cấu trúc địa hình | Nhiều dãy núi song song và so le nhau |
– Các khối núi, cao nguyên đồ sộ – Cao nguyên xếp tầng |
Hình thái |
– Hẹp ngang – Sự bất đối xứng giữa hai sườn Đông – Tây không sâu sắc bằng Trường Sơn Nam: sườn Đông độ dốc giảm dần do mở rộng xuống hệ thống đồi, trung du; sườn Tây thoải dần xuống các cao nguyên của Lào |
– Bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông – Tây: sườn Đông dốc đứng, bên dải đồng bằng ven biển nhỏ hẹp (tiếp đến là biển sâu và thềm lục địa hẹp); sườn Tây thoải dần xuống các cao nguyên xếp tầng bề mặt tương đối bằng phẳng. |