Soạn bài Bạn nhỏ trong nhà sách Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, đọc mở rộng, luyện tập của trang 107, 108, 109, 110 SGK Tiếng Việt 3 tập 1.
Bạn đang đọc: Soạn bài Bạn nhỏ trong nhà (trang 107)
Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của Bài 24: Bạn nhỏ trong nhà – Tuần 13, chủ đề Mái nhà yêu thương để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Tiếng Việt lớp 3 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Soạn bài Bạn nhỏ trong nhà Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn bài phần Đọc: Bạn nhỏ trong nhà
Khởi động
Cùng bạn hỏi – đáp về những vật nuôi trong nhà.
Trả lời:
- Nhà cậu có nuôi con vật nào không?
- Nhà tớ có nuôi một chú cún con rất đáng yêu. Còn nhà cậu?
- Nhà tớ thì có một đàn mèo xinh lắm!
Câu 1
Chú cho trông như thế nào trong ngày đầu tiên về nhà bạn nhỏ?
Trả lời:
Trong ngày đầu tiên về nhà bạn nhỏ, chú chó trông rất xinh: lông trắng, khoang đen, đôi mắt tròn xoe và loáng ướt.
Câu 2
Chú chó được đặt tên là gì và biết làm những gì?
Trả lời:
Chú chó được đặt tên là Cúp. Chú biết chui vào gầm giường lấy trái banh, đem cho bạn nhỏ chiếc khăn lau nhà, đưa hai chân lên trước mỗi khi bạn nhỏ chìa tay cho chú bắt.
Câu 3
Em hãy nói về sở thích của chú chó.
Trả lời:
Chú chó rất thích nghe bạn nhỏ đọc truyện. Mỗi khi bạn nhỏ đọc cho chú nghe, chú lại nằm khoanh tròn trên lòng bạn nhỏ và ngủ từ lúc nào không hay.
Câu 4
Tìm những chi tiết thể hiện tình cảm giữa bạn nhỏ và chú chó. Em nghĩ gì về tình cảm đó?
Trả lời:
Những chi tiết thể hiện tình cảm giữa bạn nhỏ và chú chó là:
- ngày ngày quấn quýt bên nhau
- mỗi khi bạn nhỏ đi học về, chú chó chạy vọt ra, chồm hai chân trước lên mừng rỡ
- bạn nhỏ cúi xuống vỗ về chú chó
- chú chó âu yếm dụi mõm vào chân bạn nhỏ
Em cảm thấy bạn nhỏ và chú chó giống như những người bạn thân thiết của nhau.
Soạn bài phần Đọc mở rộng
Câu 1
Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,… về những người bạn trong nhà (vật nuôi, đồ đạc,…) và viết phiếu đọc sách theo mẫu.
Trả lời:
Chú gà trống nhỏ
Chú gà trống nhỏ
Cái mào màu đỏ
Cái mỏ màu vàng
Đập cánh gáy vang
Dưới giàn bông bí
Cái đuôi màu tía
Óng mượt làm sao!
Chú nhảy lên cao
Ó ò o ó!
- Tên bài: Chú gà trống nhỏ
- Tác giả: MN8
- Tên cuốn sách: Thơ cho bé chủ đề động vật
- Nội dung của bài: Tả chú gà trống nhỏ
- Chi tiết trong bài làm em cảm thấy thú vị hoặc cảm động: chú gà trống ngộ nghĩnh, đáng yêu.
Câu 2
Trao đổi với bạn về những chi tiết làm em cảm thấy thú vị và cảm động.
Trả lời:
Trong bài thơ Chú gà trống nhỏ mà tớ tìm đọc được, chú gà trống được miêu tả rất đáng yêu, ngộ nghĩnh.
Soạn bài phần Luyện tập
Luyện từ và câu
Câu 1: Tìm từ ngữ về bạn trong nhà theo từng nhóm sau:
Vật nuôi
M: mèo
Đồ đạc
M: quạt điện
Trả lời:
Vật nuôi: chó, thỏ, gà, cá vàng, chim sáo, vẹt, lợn, rùa, ba ba, chuột, vịt, ngan, ngỗng, bò, trâu, dê,…
Đồ đạc: ti vi, tủ lạnh, bàn ăn, đồng hồ, giường, tủ, bát, đĩa, thìa, điều hòa, quạt giấy, bếp ga, rổ, giá, bàn học, đèn học,….
Câu 2: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
Nhà Thủy ở ngay dưới thuyền. Con sông thân yêu, nơi có “nhà” của Thủy ấy, là sông Hồng. Lòng sông mở mênh mông, quãng chảy qua Hà Nội càng mênh mông hơn. Mỗi cánh buồm nổi trên dòng sông, nom cứ như là một con bướm nhỏ. Lúc nắng ửng mây hồng, nước sông nhấp nháy như sao bay.
(Theo Phong Thu)
- Cánh buồm trên sông được so sánh với sự vật nào?
- Nước sông được ví với sự vật nào?
Trả lời:
- Cánh buồm được so sánh với cánh bướm nhỏ.
- Nước sông được ví như sao bay.
Câu 3: Tìm hình ảnh so sánh trong các đoạn thơ dưới đây. Nêu tác dụng của hình ảnh so sánh.
Luyện viết đoạn
Câu 1: Đọc bài Cái đồng hồ dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Cái đồng hồ
Vào năm học mới, bố thưởng cho hai anh em tôi một cái đồng hồ báo thức, vỏ bằng nhựa màu trắng. Bố vặn dây cót, xoay xoay cái kim, lập tức đồng hồ reo lên vang nhà. Đồng hồ nhà tôi có tiếng chuông reo “ác” thật, vang và trong như dế cộ gáy sau đêm mưa. Đặc biệt là tối không có đèn, hai cái kim của nó cứ sáng lóe lên như đom đóm. Suốt tháng ngày, đồng hồ tí ta tí tách, chăm chỉ chạy rất đều, rất đúng. Nó nhắc nhở anh em tôi giờ ngủ, giờ chơi, giờ ăn, giờ học.
(Theo Vũ Tú Nam)
a. Tìm từ ngữ hoặc câu văn:
- Tả các bộ phận của đồng hồ (vỏ đồng hồ, kim đồng hồ,..)
- Tả âm thanh của đồng hồ (tiếng kim của đồng hồ, tiếng chuông của đồng hồ,…)
b. Câu văn nào có hình ảnh so sánh?
Trả lời:
a. Tả các bộ phận của đồng hồ:
- Vỏ đồng hồ: vỏ bằng nhựa màu trắng
- Kim đồng hồ: Đặc biệt là tối không có đèn, hai cái kim của nó cứ sáng lóe lên như đom đóm.
Tả âm thanh của đồng hồ:
- Tiếng kim của đồng hồ: tí ta tí tách
- Tiếng chuông của đồng hồ: reo lên vang nhà, reo “ác” thật, vang và trong như dế cộ gáy sau đêm mưa.
Câu 2: Viết đoạn văn tả một đồ vật em yêu thích
G:
Trả lời:
Nhân dịp năm học mới, em được mẹ mua cho một chiếc hộp bút. Chiếc hộp được làm bằng vải, có màu xanh lá cây. Hộp bút có hình chữ nhật. Chiều dài là 20 xăng-ti-mét và chiều rộng là rộng 5 xăng-ti-mét. Mặt trên của hộp bút có in hình một chú lợn rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Hộp bút có hai ngăn, có khóa để đóng mở. Chiếc hộp bút giúp em đựng được các đồ dùng học tập khác như bút chì, bút mực, thước kẻ, tẩy,… Em rất thích chiếc hộp bút này và sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận.
Câu 3: Chia sẻ đoạn văn của em trong nhóm, bình chọn các đoạn văn hay.