Soạn bài Bàn tay cô giáo (trang 114)

Soạn bài Bàn tay cô giáo (trang 114)

Soạn bài Bàn tay cô giáo sách Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, luyện tập về câu cảm, nghe viết Tiếng chim, phân biệt oay/ay, uây/ây, r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã trang 114, 115, 116, 117 sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 1.

Bạn đang đọc: Soạn bài Bàn tay cô giáo (trang 114)

Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của bài đọc 3: Bàn tay cô giáo – Bài 9: Sáng tạo nghệ thuật của chủ đề Măng non để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Soạn bài Bàn tay cô giáo sách Cánh diều

    Soạn bài phần Đọc: Bàn tay cô giáo

    Đọc hiểu

    Câu 1: Cô giáo đã dạy các bạn nhỏ môn gì?

    Gợi ý trả lời:

    Cô giáo đã dạy các bạn nhỏ môn thủ công.

    Câu 2: Em hãy miêu tả bức tranh mà cô giáo tạo nên từ những tờ giấy màu.

    Gợi ý trả lời:

    Cô giáo đã cắt dán bức tranh mô tả cảnh biển lúc bình minh có mặt trời hồng mới mọc toả ra nhiều tia nắng mới, có mặt nước biển xanh đang dập dềnh vỗ sóng và có một chiếc thuyền đang lướt sóng ra khơi.

    Câu 3: Tìm những từ ngữ cho thấy cô giáo rất khéo tay.

    Gợi ý trả lời:

    Những từ ngữ cho thấy cô giáo rất khéo tay là: thoắt cái đã xong, mềm mại tay cô, cô cắt rất nhanh,…

    Câu 4: Hãy nêu cảm nghĩ của em về đôi bàn tay của cô giáo.

    Gợi ý trả lời:

    Cảm nghĩ của em về đôi bàn tay của cô giáo là: Cô giáo là người rất khéo tay, có khả năng sáng tạo. Hai bàn tay cô đã làm ra nhiều dụng cụ học tập, đã vẽ nên nhiều bức tranh minh hoạ làm cho học sinh rất thích thú, rất say mê. Hai bàn tay khéo léo như có phép màu của cô đã giúp các em cảm nhận được cảnh tượng bát ngát của trời xanh, biển biếc.

    Luyện tập

    Câu 1: Em hiểu câu thơ “Chiếc thuyền xinh quá!” như thế nào? Chọn ý đúng:

    a) Đó là một lời đề nghị (câu khiến).

    b) Đó là một lời khen (câu cảm).

    c) Đó là một câu hỏi.

    Gợi ý trả lời:

    Chọn b.

    Câu 2: Em hãy đặt một câu cảm để thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú trước bức tranh của cô giáo trong bài thơ trên.

    Gợi ý trả lời:

    Ôi, bức tranh đẹp quá!

    Cảnh biển trong bức tranh thật sinh động!

    Soạn bài phần Viết: Tiếng chim

    Câu 1

    Nghe – viết:

    Tiếng chim
    (Trích)

    Sáng nay bé mở cửa
    Thấy trời xanh lạ lùng
    Những tia nắng ùa tới
    Nhảy múa trong căn phòng.

    Hàng cây trồng trước ngõ
    Rụng lá mùa mưa qua
    Bỗng nhiên xanh thắm lại
    Nghe rì rào nở hoa.

    Một con chim màu trắng
    Đứng trên cành hót vang:
    Bé ơi, bé có biết
    Mùa xuân đến rồi không?

    THANH QUẾ

    Câu 2

    Chọn vần phù hợp với ô trống:

    a) Vần oay hay ay?

    Soạn bài Bàn tay cô giáo (trang 114)

    b) Vần uây hay ây?

    Soạn bài Bàn tay cô giáo (trang 114)

    Gợi ý trả lời:

    a) Vần oay hay ay?

    Xoay vòng

    Xay bột

    Lốc xoáy

    Loay hoay

    Hí hoáy

    b) Vần uây hay ây?

    Xây nhà

    Khuấy bột

    Ngoe nguẩy

    Ngầy ngậy

    Khuấy đảo

    Câu 3

    Tìm các tiếng:

    a) Bắt đầu bằng d, r hoặc gi, có nghĩa như sau:

    • Làm chín vàng thức ăn trong dầu, mỡ sôi.
    • Làm cho dính vào nhau bằng hồ, keo,…
    • Cất kín, giữ kín, không để người khác nhìn thấy, tìm thấy hoặc biết.

    b) Chứa dấu hỏi hoặc dấu ngã, có nghĩa như sau:

    • Có nghĩa trái ngược với đóng.
    • Có nghĩa trái ngược với chìm.
    • Đập nhẹ vào vật cứng bằng một vật cứng khác cho phát ra tiếng kêu.

    Gợi ý trả lời:

    a) Bắt đầu bằng d, r hoặc gi, có nghĩa như sau:

    • Làm chín vàng thức ăn trong dầu, mỡ sôi: Rán
    • Làm cho dính vào nhau bằng hồ, keo,…: Dán
    • Cất kín, giữ kín, không để người khác nhìn thấy, tìm thấy hoặc biết: Giấu

    b) Chứa dấu hỏi hoặc dấu ngã, có nghĩa như sau:

    • Có nghĩa trái ngược với đóng: mở
    • Có nghĩa trái ngược với chìm: nổi
    • Đập nhẹ vào vật cứng bằng một vật cứng khác cho phát ra tiếng kêu:

    Soạn bài phần Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo

    Câu 1

    Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) em đã đọc ở nhà về nghệ thuật hoặc về một nghệ sĩ.

    Mẫu:

    Múa

    Sân khấu là chiếc giường đôi
    Em Long ngồi làm khán giả
    Bé Mai bước ra tươi cười
    Xòe quạt, bắt đầu ca múa.

    “Diễn viên” múa khéo làm sao!
    Câu hát nhịp theo tay uốn
    Hệt cô văn công hôm nào
    Múa mừng quân ta thắng lớn.

    “Khán giả” ngồi xem toét miệng
    Đôi tay vỗ vỗ liên hồi
    “Diễn viên” múa càng uyển chuyển
    Quạt xòe, trán đẫm mồ hôi.

    Trăng lên, tan họp, mẹ về
    Thấy em nằm tròn bụng ngủ
    Cô chị cong tay, ngoẹo cổ
    Chừng đang bận múa trong mơ.

    Theo TRẦN NGUYÊN ĐÀO

    Gợi ý trả lời:

    Em chủ động hoàn thành bài tập.

    Câu 2

    Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn).

    Gợi ý:

    • Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong câu chuyện (bài thơ, bài văn) đã đọc? Vì sao?
    • Câu chuyện (bài thơ, bài văn) đó nói lên điều gì?

    Gợi ý trả lời:

    Em chủ động hoàn thành bài tập.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *