Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo, trang 36)

Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo, trang 36)

Trong chương chương trình Ngữ Văn lớp 9, học sinh sẽ được tìm hiểu những kiến thức về các phương châm hội thoại.

Bạn đang đọc: Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo, trang 36)

Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo, trang 36)

Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo)

Tài liệu được chúng tôi giới đến các bạn học sinh là Soạn văn 9: Các phương châm hội thoại (tiếp theo, trang 36). Mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Soạn văn 9: Các phương châm hội thoại (tiếp theo)

    Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) – Mẫu 1

    I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp

    Đọc truyện cười trong SGK và trả lời câu hỏi:

    – Nhân vật chàng rể trong câu chuyện cười “Chào hỏi” không tuân thủ phương châm lịch sự.

    – Lý do: Chàng rể đã không quan tâm đến tình huống giao tiếp. Người được hỏi đang làm việc, mà chàng rể lại gọi xuống chỉ để hỏi “Bác làm việc vất vả lắm không?”. Hành động của chàng rể là đang quấy rầy người khác.

    – Bài học: Khi giao tiếp thì cần chú ý đến tình huống giao tiếp.

    Tổng kết: Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp:

    • Nói với ai?
    • Nói khi nào?
    • Nói ở đâu?
    • Nói để làm gì?

    II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.

    1. Ngoài hai tình huống của phần phương châm lịch sự, các tình huống còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.

    2. 

    – Câu trả lời của Ba không đáp ứng được nhu cầu của An.

    – Phương châm bị vi phạm: phương châm về lượng (An hỏi về năm, Ba trả lời về thế kỷ).

    – Lý do: Do người nói không biết chắc chắn chiếc máy bay ra đời vào năm nào, nên đã trả lời vào đầu thế kỉ XX để tránh vi phạm phương châm về chất.

    3. 

    – Phương châm không được tuân thủ là: phương châm về chất (Người bác sĩ đã nói những điều mà bản thân mình không tin là thật).

    – Lý do: Người bác sĩ làm như vậy để an ủi và đem đến niềm hy vọng cho bệnh nhân. Người bệnh nhân khi ấy sẽ có động lực để chiến đấu với bệnh tật. Đôi khi nói ra sự thật, sẽ khiến bệnh nhất trở nên bi quan, không muốn tiếp tục cố gắng sống tiếp.

    – Một số trường hợp khác:

    • Bố mẹ thường nhường món ăn ngon cho con cái và nói rằng mình không thích ăn những món đó.
    • Khi bố hoặc mẹ qua đời, người sống lại sẽ nói dối đứa trẻ rằng bố/mẹ đã đi công tác ở một nơi xa, phải rất lâu mới trở về…

    4. Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng không? Phải hiểu ý nghĩa của câu này như thế nào?

    – Về nghĩa: Câu nói nhắc đến một sự thật hiển nhiên, không gợi ra ý nghĩa mới.

    – Về mặt hàm ý: Cố tình vi phạm phương châm về lượng, để nhấn mạnh rằng trong cuộc sống tiền bạc chỉ là phương tiện cần có, chứ không phải là tất cả.

    Tổng kết: Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

    – Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.

    – Người nói phải ưu tiên cho một phương chậm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.

    – Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

    III. Luyện tập

    Câu 1. Đọc mẩu truyện trong SGK và trả lời câu hỏi

    – Câu trả lời: “Quả bóng nằm ngay dưới cuốn Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao kia kìa” đã vi phạm phương châm cách thức.

    – Câu trả lời đặt vào trường hợp người tiếp nhận là một đứa trẻ (mới 5 tuổi) chưa biết hết các chữ cái. Cậu bé sẽ cảm thấy mơ hồ, không hiểu rõ nằm dưới cuốn Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao nằm ở đâu.

    Câu 2. Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi.

    – Phương châm vi phạm: Phương châm lịch sự.

    – Việc không tuân thủ là có lý do chính đáng. Trong tình huống này, cả Chân, Tay, Tai, Mắt đều cảm thấy tức giận khi mình phải làm việc cực nhọc, còn lão Miệng chỉ biết hưởng thụ, không chịu làm việc. Nên tất cả đã không thèm chào lão Miệng mà nói luôn mục đích khi đến gặp lão.

    IV. Bài tập ôn luyện

    Cho đoạn thơ sau:

    Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
    “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
    Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
    Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

    (Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh)

    Cho biết phương châm hội thoại bị vi phạm trong đoạn thơ. Việc vi phạm phương châm hội thoại đó có hợp lý không? Vì sao?

    Gợi ý:

    – Phương châm bị vi phạm: phương châm về chất (Mày viết thư chớ kể này, kể nọ/Cứ bảo nhà vẫn được bình yên).

    – Việc vi phạm phương châm hội thoại đó có hợp lý.

    • Lý do: Trong tình huống trên, người bố đang ở ngoài chiến trường gian khổ, chống lại kẻ thù tàn ác. Chính vì vậy, lời căn dặn của người bà xuất phát từ lòng yêu thương, không muốn con phải lo lắng về tình hình ở nhà mà an tân chiến đấu.

    Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) – Mẫu 2

    I. Luyện tập

    Câu 1. Đọc mẩu truyện trong SGK và trả lời câu hỏi

    – Câu trả lời: “Quả bóng nằm ngay dưới cuốn Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao kia kìa” đã vi phạm phương châm cách thức.

    – Câu trả lời đặt vào trường hợp người tiếp nhận là một đứa trẻ (mới 5 tuổi) chưa biết hết các chữ cái. Cậu bé sẽ cảm thấy mơ hồ, không hiểu rõ nằm dưới cuốn Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao nằm ở đâu.

    Câu 2. Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi.

    – Phương châm vi phạm: Phương châm lịch sự.

    – Việc không tuân thủ là có lý do chính đáng. Trong tình huống này, cả Chân, Tay, Tai, Mắt đều cảm thấy tức giận khi mình phải làm việc cực nhọc, còn lão Miệng chỉ biết hưởng thụ, không chịu làm việc. Nên tất cả đã không thèm chào lão Miệng mà nói luôn mục đích khi đến gặp lão.

    II. Bài tập ôn luyện

    Câu 1. Câu trả lời của nhân vật A Phủ trong đoạn trích sau vi phạm phương châm nào?

    Về đến nhà, A Phủ lẳng vai ném nửa con bò xuống gốc đào trước cửa. Pá Tra bước ra hỏi:

    – Mất mấy con bò?

    A Phủ trả lời tự nhiên:

    – Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được. Con hổ này to lắm.

    (Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài)

    Gợi ý:

    – Phương châm quan hệ.

    – Câu trả lời của nhân vật A Phủ không đúng với câu hỏi của Pá Tra.

    Câu 2. Tìm thêm một số câu ca dao, tục ngữ có liên quan đến phương châm lịch sự.

    Gợi ý:

    Một thương tóc bỏ đuôi gà
    Hai thương ăn nói mặn mà, có duyên.

    *

    Đất tốt trồng cây rườm rà
    Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.

    Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) – Mẫu 3

    I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp

    Trong truyện cười “Chào hỏi”:

    – Nhân vật chàng rể không tuân thủ phương châm lịch sự.

    – Lý do: Nhân vật không quan tâm đến tình huống giao tiếp. Người được hỏi đang làm việc, mà chàng rể lại gọi xuống chỉ để hỏi “Bác làm việc vất vả lắm không?”. Hành động của chàng rể là đang quấy rầy người khác.

    – Bài học: Khi giao tiếp thì cần chú ý đến tình huống giao tiếp.

    Tổng kết: Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp:

    • Nói với ai?
    • Nói khi nào?
    • Nói ở đâu?
    • Nói để làm gì?

    II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại

    1. Ngoài hai tình huống của phần phương châm lịch sự, các tình huống còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.

    2.

    – Câu trả lời của Ba không đáp ứng được nhu cầu của An.

    – Phương châm bị vi phạm: phương châm về lượng.

    – Lý do: Do người nói không biết chắc chắn chiếc máy bay ra đời vào năm nào, nên đã trả lời vào đầu thế kỉ XX để tránh vi phạm phương châm về chất.

    3.

    – Phương châm không được tuân thủ là: Phương châm về chất.

    – Lý do: Đem đến hy vọng, động lực cho bệnh nhân chống lại bệnh tật.

    – Một số trường hợp khác: Chị nhường đồ chơi cho em, nói rằng bản thân không thích món đồ đó…

    4. Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng không? Phải hiểu ý nghĩa của câu này như thế nào?

    – Về nghĩa: Câu nói nhắc đến một sự thật hiển nhiên, không gợi ra ý nghĩa mới.

    – Về mặt hàm ý: Cố tình vi phạm phương châm về lượng, để nhấn mạnh rằng trong cuộc sống tiền bạc chỉ là phương tiện cần có, chứ không phải là tất cả.

    Tổng kết: Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

    – Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.

    – Người nói phải ưu tiên cho một phương chậm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.

    – Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

    III. Luyện tập

    Câu 1. Đọc mẩu truyện trong SGK và trả lời câu hỏi

    – Câu nói vi phạm phương châm cách thức.

    – Phân tích: Người nghe là một đứa trẻ năm tuổi chưa biết chữ. Cậu bé không biết quyển Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao là quyển nào.

    Câu 2. Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi.

    – Phương châm vi phạm: Phương châm lịch sự.

    – Lí do chính đáng. Chân, Tay, Tai, Mắt đều cảm thấy tức giận khi mình phải làm việc cực nhọc, còn lão Miệng chỉ biết hưởng thụ, không chịu làm việc. Nên tất cả đã không thèm chào lão Miệng mà nói luôn mục đích khi đến gặp lão.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *