Soạn bài Cánh đồng quê em giúp các em hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính, luyện tập theo văn bản đọc, để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 129, 130, 131, 132.
Bạn đang đọc: Soạn bài Cánh đồng quê em (trang 129)
Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Cánh đồng quê em – Tuần 34 của Bài 30 chủ đề Việt Nam quê hương em theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.
Soạn bài Cánh đồng quê em Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn bài phần Đọc – Bài 30: Cánh đồng quê em
Khởi động
Nói về cảnh vật trong bức tranh dưới đây:
Gợi ý trả lời:
Bức tranh miêu tả cảnh cánh đồng lúa quê hương chín vàng, có đàn chim bay quanh.
Bài đọc
CÁNH ĐỒNG QUÊ EM
Bé theo mẹ ra đồng
Vầng dương lên rực đỏ
Muôn vàn kim cương nhỏ
Lấp lánh ngọn cỏ hoa.
Nắng ban mai hiền hoà
Tung lụa tơ vàng óng
Trải lên muôn con sóng
Dập dờn đồng lúa xanh.
Đàn chiền chiện bay quanh
Hót tích ri tích rích
Lũ châu chấu tinh nghịch
Đu có uống sương rơi.
Sóng xanh cuộn chân trời
Cánh đồng như tranh vẽ
Bé ngân nga hát khẽ
Trong hương lúa mênh mông.
(Bùi Minh Huế)
Từ ngữ:
– Vầng dương: mặt trời
– Tích ri tích rích: tiếng kêu nhỏ liên tiếp của chim chiền chiện.
Trả lời câu hỏi
1. Trong bài thơ, bé nhìn thấy vầng dương đẹp như thế nào?
2. Nắng ban mai được tả như thế nào?
3. Đàn chiền chiện và lũ châu chấu làm gì trên cánh đồng?
4. Theo em, vì sao bé ngân nga hát giữa cánh đồng?
Gợi ý trả lời:
1. Trong bài thơ, bé nhìn thấy vầng dương rực đỏ.
2. Nắng ban mai được tả hiền hòa, “tung lụa tơ vàng óng”
3. Đàn chiền chiện và lũ châu chấu trên cánh đồng:
- Chiền chiện bay quanh, hót tích ri tích rích.
- Châu chấu tinh nghịch, đu cỏ uống sương rơi.
4. Bé ngân nga hát giữa cánh đồng vì cánh đồng đẹp như tranh vẽ.
Luyện tập theo văn bản đọc
1. Tìm trong bài từ ngữ:
a. chỉ màu sắc của mặt trời
b. chỉ màu sắc của ánh nắng
c. chỉ màu sắc của đồng lúa
2. Tìm thêm từ ngữ tả mặt trời, ánh nắng, đồng lúa.
Gợi ý trả lời:
1. Tìm trong bài từ ngữ:
a. chỉ màu sắc của mặt trời: rực đỏ.
b. chỉ màu sắc của ánh nắng: vàng óng.
c. chỉ màu sắc của đồng lúa: sóng xanh.
2. Tìm thêm từ ngữ tả mặt trời, ánh nắng, đồng lúa:
- Mặt trời: chói chang.
- Ánh nắng: chan hòa.
- Đồng lúa: xanh rì.
Soạn bài phần Viết – Bài 30: Cánh đồng quê em
1. Nghe – viết: Cánh đồng quê em (3 khổ thơ đầu).
2. Chọn từ trong ngoặc thay cho ô vuông:
(Một Cột, Bến Thành, Tràng Tiền, Hạ Long)
3. Chọn a hoặc b
a. Chọn r, d, gi thay cho ô vuông:
- Mùa gặt, đường làng phủ đầy ⬜ơm vàng.
- Mọi ⬜òng sông đều đổ về biển cả.
- Các chú bộ đội đang canh ⬜ữ biển trời Tổ quốc
b. Chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã cho chữ in đậm.
Bàn tay ta làm nên tất ca
Có sức người, soi đá cung thành cơm
(Theo Hoàng Trung Thông
Gợi ý trả lời:
1. Nghe – viết: Cánh đồng quê em (3 khổ thơ đầu).
2. Chọn từ trong ngoặc thay cho ô vuông:
- Bức tranh 1: Một Cột
- Bức tranh 2: Tràng Tiền
- Bức tranh 3: Hạ Long
- Bức tranh 4: Bến Thành
3. Chọn a
a. Chọn r, d, gi thay cho ô vuông:
- Mùa gặt, đường làng phủ đầy rơm vàng.
- Mọi dòng sông đều đổ về biển cả.
- Các chú bộ đội đang canh giữ biển trời Tổ quốc.
Soạn bài phần Luyện tập – Bài 30: Cánh đồng quê em
Luyện từ và câu
1. Kết hợp từ ở cột A với từ ở cột B để tạo từ ngữ chỉ công việc của người nông dân.
2. Hỏi – đáp về công việc của những người trong ảnh
3. Nói về công việc và nghề nghiệp của người trong ảnh.
Gợi ý trả lời:
1. Kết hợp từ ở cột A với từ ở cột B để tạo từ ngữ chỉ công việc của người nông dân:
- Cày ruộng
- Gặt lúa
- Gieo mạ
- Bón phân
- Tưới nước
2. Hỏi – đáp về công việc của những người trong ảnh (ảnh theo thứ tự trình bày từ trái sang phải)
– Người trong ảnh 1 làm việc gì
Người trong ảnh 1 đang kéo trâu cày ruộng
– Người trong ảnh 2 làm việc gì?
Người trong ảnh 2 đang cuốc đất trồng cây
– Người trong ảnh 3 làm việc gì?
Người trong ảnh 13 đang gieo mạ
3. Nói về công việc và nghề nghiệp của người trong ảnh (ảnh theo thứ tự trình bày từ trái sang phải)
– Ảnh 1:
- Nghề nghiệp: công nhân may
- Công việc: May các loại quần áo
– Ảnh 2
- Nghề nghiệp: Bác sĩ
- Công việc: Khám chữa bệnh cho mọi người
– Ảnh 3:
- Nghề nghiệp: Công an giao thông
- Công việc: Chỉ dẫn, phân luồng xe cộ trên đường phố
Luyện viết đoạn
1. Nói những điều em biết về công việc của người thân.
2. Viết 4 – 5 câu kể về công việc của một người thân.
G:
- Người thân của em làm công việc gì?
- Người đó làm việc ở đâu?
- Công việc đó đem lại lợi ích gì?
- Em có suy nghĩ gì về công việc đó?
Gợi ý trả lời:
1. Công việc của mẹ em là giáo viên dạy học.
2. Mẫu 1:
Dì Ngân của em là cô giáo vùng cao. Mỗi sáng dì phải thức dậy từ rất sớm, vượt qua con đường nhiều dốc đèo mới tới được ngôi trường nhỏ. Dì yêu thương học sinh của mình như con vì hoàn cảnh của các bạn ấy rất khó khăn. Mỗi mùa đông tới, dì Ngân lại kêu gọi mọi người dưới xuôi ủng hộ áo quần để giúp đỡ các bạn nhỏ. Em rất khâm phục dì. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành cô giáo giống như dì.
Mẫu 2:
Mẹ em là giáo viên ở trường Tiểu học. Hằng ngày, mẹ đến lớp giảng dạy cho học sinh. Mẹ rất yêu thích nghề giáo. Trong buổi tối sum họp gia đình, mẹ thường kể về công việc ở trường. Em mơ ước lớn lên sẽ theo nghề của mẹ, trở thành một cô giáo. Công việc này rất có ích cho mọi người. Vì ai cũng phải đi học để hiểu biết và trở thành người tốt.
Soạn bài phần Đọc mở rộng – Bài 30: Cánh đồng quê em
1. Tìm đọc một câu chuyện hay một bài thơ nói về nghề nghiệp.
2. Nói với bạn những điều thú vị của nghề nghiệp được nói đến trong câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc.
Gợi ý trả lời:
1. Bài thơ Tặng cô
Tặng cô bao đóa hoa hồng
Tặng cô với cả hương nồng sắc xuân
Tháng ngày dạy dỗ ân cần
Cho bao thế hệ góp phần dựng xây
Tiếng cô tưởng nhớ mới đây
Xây bao hạnh phúc tràn đầy yêu thương.
2. Những điều thú vị của nghề nghiệp được nói đến trong bài thơ: Sự biết ơn, ghi nhớ công lao dạy dỗ của học sinh đối với cô giáo.