Soạn bài Chơi bóng với bố giúp các em học sinh lớp 3 hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 47, 48, 49, 50.
Bạn đang đọc: Soạn bài Chơi bóng với bố trang 47
Qua đó, giúp các em biết cách phân biệt d/gi, iu/ưu, ân/âng, luyện câu cảm, dấu chấm than. Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Chơi bóng với bố – Tuần 23 của Bài 3 chủ đề Niềm vui thể thao theo chương trình mới. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Soạn bài Chơi bóng với bố Chân trời sáng tạo
Soạn bài phần Khởi động – Bài 3: Chơi bóng với bố
Nói về trò chơi vận động trong tranh:
Trả lời:
Bức tranh vẽ các bạn đang chơi trò chơi “Ném bóng vào rổ”. Các bạn đang xếp thành hàng và nối tiếp nhau ném những quả bóng đá vào rổ. Trò chơi này rèn luyện sức khỏe và sự khéo léo sao cho đưa được bóng vào trúng rổ.
Soạn bài phần Khám phá và luyện tập – Bài 3: Chơi bóng với bố
Đọc và trả lời câu hỏi
Chơi bóng với bố
Không cần kẻ vạch biên vôi
Sân gạch cũng thành sân bóng
Cầu môn? Chuyện ấy dễ rồi
Chỉ cần một đôi dép mỏng…
Bố là… thủ môn ngoại hạng
Con là danh thủ nhí thôi
Quả bóng nhựa thường lăn sệt
Lênh khênh bố phải… bắt ngồi!
Mỗi lần có pha thủng lưới
Bố, con cùng vỗ tay cười
Trận đấu chỉ có hai người
Mà cũng rộn ràng ra phết…
Chơi hoài con không biết mệt
Chỉ thương bố mướt mồ hôi
Danh thủ con dừng chân sút
Mời thủ môn bố nghỉ thôi!
Nguyễn Ngọc Hưng
✽ Giải nghĩa từ:
– Vạch biên (còn gọi là đường biên): bạch giới hạn độ dài, rộng của sân bóng.
– Thủ môn ngoại hạng: người bắt bóng đặc biệt xuất sắc.
– Danh thủ: cầu thủ giỏi, nổi tiếng.
Câu 1: Bố và bạn nhỏ biến sân nhà thành sân bóng bằng cách nào?
Trả lời:
Bố và bạn nhỏ biến sân nhà thành sân bóng bằng cách:
- Không cần kẻ vạch biên vôi
- Sân gạch cũng thành sân bóng
- Cầu môn là một đôi dép mỏng…
Câu 2: Bạn nhỏ so sánh bố và mình với gì?
Trả lời:
Bố là… thủ môn ngoại hạng
Con là danh thủ nhí thôi
Câu 3: Muốn bắt được quả bóng nhựa, bố phải làm gì? Vì sao?
Trả lời:
Lênh khênh bố phải… bắt ngồi vì quả bóng nhựa thường lăn sệt.
Câu 4: Theo em, vì sao trận đấu chỉ có hai người mà vẫn rộn ràng?
Trả lời:
Trận đấu chỉ có hai người mà vẫn rộn ràng vì mỗi lần có pha thủng lưới, bố, con cùng vỗ tay cười.
Câu 5: Khổ thơ cuối bài nói lên điều gì?
Trả lời:
Khổ thơ cuối bài nói lên rằng: Em bé rất thương bố, còn bố thì lại yêu chiều cậu con trai, dù mệt ướt đẫm mồ hôi nhưng bố vẫn chơi cùng con, em bé nhận ra liền dừng sút để bố nghỉ cho đỡ mệt.
Câu 6: Đọc một bản tin thể thao:
a. Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin chính.
b. Chia sẻ với bạn một vài hiểu biết của em về môn thể thao được nhắc đến trong bản tin.
Trả lời:
a. Em có thể tham khảo bài sau:
Tên bản tin: “Chảo lửa” Việt Trì phủ kín 20.000 khán giả, dậy sóng cổ vũ U23 Việt Nam
Tên báo có bản tin: Báo Dân trí
Tên môn thể thao: Bóng đá
Các thông tin mới và thú vị: Gần 20.000 khán giả phủ kín các khán đài sân vận động Việt Trì tạo nên một bầu không khí cuồng nhiệt trong trận giao hữu giữa U23 Việt Nam với U20 Hàn Quốc trước thềm SEA Games 31.
b. Trong các môn thể thao bổ ích, bóng đá – một môn giữ vị trí là “vua” các môn thể thao. Đây là môn thể thao dạy ta nhiều bài học về rèn luyện thân thể lẫn rèn luyện nhân cách đạo đức. Về mặt thể lực thi bóng đá giúp cho cơ thể phát triển toàn diện. Mỗi một quả bóng được đá đi là kết quả của sự suy tính hết sức linh hoạt đến mức đã thành phản xạ. Mỗi một bàn thắng trong trận đấu bóng đá là thắng lợi tổng hợp của chiến lược, chiến thuật, kĩ thuật hết sức khôn khéo tinh vi. Bóng đá là môn thể thao đang đi bỗng chạy, đang chạy bỗng đột ngột đứng lại, mắt nhìn bên phải nhưng tung chân bên trái, lách phía trước, luồn phía sau, tung chân vươn đầu mỗi động tác đều diễn ra chỉ trong một tia chớp. Bóng đá là sự phối hợp của sức khỏe, sự nhanh nhẹn, sức bền bỉ, lòng dũng cảm, trí thông minh, óc linh hoạt.
Nghe – Viết: Cùng vui chơi
Câu 1: Nghe – viết:
Câu 2: Chọn chữ d hoặc chữ gi thích hợp với mỗi chỗ trống:
a. Những cánh hoa _ấy mỏng manh, dịu _àng rung rinh trong _ó
b. Tiếng trống vang lên _òn giã như thúc _ục chúng em nhanh chân đứng thành hàng tập thể _ục
Trả lời:
a. Những cánh hoa giấy mỏng manh, dịudàng rung rinh tronggió.
b. Tiếng trống vang lên giòn giã như thúc giục chúng em nhanh chân đứng thành hàng tập thể dục.
Câu 3: Tìm từ ngữ chưa đúng chính tả và viết lại vào vở cho đúng:
Trả lời:
Từ bị sai | Sửa lại |
a. miu trí hoa lịu |
mưu trí hoa lựu |
b. bân khuâng múa lâng |
bâng khuâng múa lân |
Luyện từ và câu: Câu cảm
Câu 1: Các câu in nghiêng trong đoạn văn dưới đây dùng để làm gì?
Trên bóng trôi dẫn về những phút cuối. Cầu thủ lớp 3A dần hết lên phần sân đối phương. Bốt ngờ, cú sút xa từ một cầu thủ lớp 3B làm tốt cỏ ngỡ ngàng.
– A, vào rồi!
– Tuyệt quá!
– 3B vô địch!
– Hoan hô 3B!
Tiếng hò reo vỡ oà sân bóng.
Văn Thành Lê
Trả lời:
Các câu in nghiêng trong đoạn văn trên dùng để: bày tỏ cảm xúc khen ngợi, hào hứng.
Câu 2: Chuyển mỗi câu kể sau thành câu cảm theo hai cách:
a. Trận đấu hay.
b. Thủ môn bắt bóng giỏi.
Trả lời:
a. Trận đấu hay.
=> Trận đấu hay quá!
Trời ơi, trận đấu hay biết bao!
b. Thủ môn bắt bóng giỏi.
=> Thủ môn bắt bóng giỏi quá!
Ôi, thủ môn bắt bóng giỏi thật đấy!
Câu 3: Đặt 1 – 2 câu nêu cảm xúc của em:
a. Khi tham gia luyện tập thể thao.
b. Khi chứng kiến hoặc tham gia một trận thi đấu thể thao.
Trả lời:
a. Khi tham gia luyện tập thể thao
Em được tham gia luyện tập thể thao thích quá!
Ôi, được tham gia luyện tập thể thao thích thật đấy!
b. Khi chứng kiến hoặc tham gia một trên thi đấu thể thao
Trận đấu thể thao hôm nay căng thẳng quá!
Trời ơi, trận đấu thể thao hôm nay thú vị biết bao!
Soạn bài phần Vận dụng – Bài 3: Chơi bóng với bố
Nói về việc luyện tập thể thao của em theo gợi ý: