Soạn bài Chùm ca dao trào phúng Kết nối tri thức

Soạn bài Chùm ca dao trào phúng Kết nối tri thức

Tài liệu Soạn văn 8: Chùm ca dao trào phúng, sẽ được Download.vn giới thiệu với những kiến thức hữu ích.

Bạn đang đọc: Soạn bài Chùm ca dao trào phúng Kết nối tri thức

Soạn bài Chùm ca dao trào phúng Kết nối tri thức

Soạn bài Chùm ca dao trào phúng

Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn học sinh lớp 8 trong quá trình chuẩn bị bài cho môn Ngữ văn.

Soạn văn 8: Chùm ca dao trào phúng

    Soạn bài Chùm ca dao trào phúng – Mẫu 1

    Câu 1. Bài ca dao số 1 nói về hoạt động nào của con người? Em căn cứ vào đâu để nhận biết điều đó?

    – Bài ca dao số 1 nói về hoạt động: một buổi lễ cúng.

    – Căn cứ vào: những từ ngữ “chập chập, cheng cheng” gợi âm thanh của chiêng, mõ; hình ảnh thầy, gà, xôi.

    Câu 2. Bài ca dao số 1 phê phán đối tượng nào? Tại sao đối tượng đó lại bị phê phán?

    Bài ca dao số 1 phê phán thầy cúng. Vì thầy cúng trong tình huống này là một người tham lam, bịp bợm. Thầy cúng mà không nhất tâm khấn vái, cúng lễ mà chỉ để tâm đến đồ lễ là gà và xôi – gà phải là “con gà sống lớn, xôi phải “đơm cho thầy đĩa”. Lễ vật có nhiều mới làm vừa lòng thầy cúng. Thầy mà “không ưa” thì xem ra buổi lễ không linh. Có lẽ “hiệu quả” của buổi lễ tỉ lệ với lễ vật chứ không phải ở lòng thành của gia chủ.

    Câu 3. Bài ca dao số 2 tạo dựng sự tương phản, đối nghịch dựa trên yếu tố nào? Bài ca dao đó thể hiện tính cách gì của mèo và quan hệ như thế nào giữa mèo với chuột?

    – Bài ca dao số 2 tạo dựng sự tương phản, đối nghịch dựa trên nhân vật và tình huống. Mèo và chuột là hai loài vật không bao giờ chung sống hòa bình, vì mèo luôn săn lùng chuột, chuột là mồi của mèo. Trong tình huống này, có thể hiểu là mèo đang đi săn chuột, nhưng lại giả bộ hỏi thăm.

    – Mèo là hiện thân cho thói đạo đức giả. Quan hệ mèo chuột không chỉ thể hiện một quy luật tự nhiên, mà còn thể hiện xung đột gay gắt của hai kiểu người trong xã hội: kẻ mạnh – kẻ yếu.

    Câu 4. Ở bài ca dao số 3, anh học trò đem bán những thứ gì để có tiền dẫn cưới? Hãy nhận xét về đồ dẫn cưới của anh học trò nghèo. Có thể có những điều này trong thực tế không?

    – Anh học trò đem bán bể, sông là những sự vật tự nhiên không thuộc quyền sở hữu của cá nhân, không thuộc về anh học trò. Vì vậy, việc bán bể, sông là không tưởng, không bao giờ xảy ra trong thực tế.

    – Đồ dẫn cưới của anh học trò: trăm tám ông sao, trăm tấm lụa đào, mươi cót trầu cau, một trăm con trâu, một nghìn con lợn, tám nghìn con bồ câu, tám vạn quan tiền, một chĩnh vàng hoa, mười chum vàng cốm, trăm nong bạc, ba chum mật ong, mười thúng mỡ muỗi, ba nong quýt đầy.

    => Những điều này không có trong thực tế, anh học trò không thể có được (ông sao, mỡ muỗi).

    Câu 5. Bài ca dao số 3 lên án hủ tục gì? Cách lên án có tạo ra sự căng thẳng không? Vì sao?

    Bài ca dao số 3 lên án hủ tục thách cưới nặng nề trong xã hội xưa. Cách lên án không tạo sự căng thẳng mà đem lại tiếng cười cho người đọc bởi việc sử dụng cách nói phóng đại.

    Soạn bài Chùm ca dao trào phúng – Mẫu 2

    Câu 1. Bài ca dao số 1 nói về hoạt động nào của con người? Em căn cứ vào đâu để nhận biết điều đó?

    – Bài ca dao số 1 nói về hoạt động của một buổi lễ cúng của thầy bói.

    – Dựa trên các hình ảnh “con gà, thầy, xôi”; hành động “đơm xôi”; âm thành “chập chập, cheng cheng” của chiêng, mõ.

    Câu 2. Bài ca dao số 1 phê phán đối tượng nào? Tại sao đối tượng đó lại bị phê phán?

    • Bài ca dao số 1 phê phán thầy cúng.
    • Đối tượng này bị phê phán vì có hành vi lừa bịp, chuộc lợi cho bản thân.

    Câu 3. Bài ca dao số 2 tạo dựng sự tương phản, đối nghịch dựa trên yếu tố nào? Bài ca dao đó thể hiện tính cách gì của mèo và quan hệ như thế nào giữa mèo với chuột?

    – Bài ca dao số 2 tạo dựng sự tương phản, đối nghịch dựa trên nhân vật và tình huống. Mèo và chuột là hai loài vật không bao giờ chung sống hòa bình, vì mèo luôn săn lùng chuột, chuột là mồi của mèo.

    – Mèo là hiện thân cho thói đạo đức giả. Quan hệ mèo chuột không chỉ thể hiện một quy luật tự nhiên, mà còn thể hiện xung đột gay gắt của hai kiểu người trong xã hội: kẻ mạnh – kẻ yếu.

    Câu 4. Ở bài ca dao số 3, anh học trò đem bán những thứ gì để có tiền dẫn cưới? Hãy nhận xét về đồ dẫn cưới của anh học trò nghèo. Có thể có những điều này trong thực tế không?

    – Anh học trò đem bán bể, sông để có tiền dẫn cưới. Những sự vật tự nhiên mang tính chất kì vĩ, lớn lao, việc mua bán là không tưởng, không bao giờ xảy ra trong thực tế.

    – Đồ dẫn cưới của anh học trò: trăm tám ông sao, trăm tấm lụa đào, mươi cót trầu cau, một trăm con trâu, một nghìn con lợn, tám nghìn con bồ câu, tám vạn quan tiền, một chĩnh vàng hoa, mười chum vàng cốm, trăm nong bạc, ba chum mật ong, mười thúng mỡ muỗi, ba nong quýt đầy.

    => Những điều này không có trong thực tế, anh học trò không thể có được (ông sao, mỡ muỗi).

    Câu 5. Bài ca dao số 3 lên án hủ tục gì? Cách lên án có tạo ra sự căng thẳng không? Vì sao?

    Bài ca dao số 3 lên án hủ tục thách cưới trong xã hội. Cách lên án nhẹ nhàng, sâu sắc nhưng không hề căng thẳng.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *