Văn bản “Con chó Bấc” được trích từ tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã (1903) Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Con chó Bấc, hy vọng sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ.
Bạn đang đọc: Soạn bài Con chó Bấc
Tài liệu này vô cùng hữu ích và cần thiết đối với các bạn học sinh lớp 9, mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Soạn văn 9: Con chó Bấc
Soạn văn Con chó Bấc – Mẫu 1
(1) Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về đoạn trích Con chó Bấc.
(2) Thân bài
a. Hoàn cảnh của Bấc trước khi gặp gỡ Thoóc-tơn
– Khi sống tại nhà Thẩm phán Mi-lơ dưới thung lũng Xan-ta Cla-ra, chưa hề cảm nhận được tình yêu thương.
– Với cậu con trai của ông thẩm, trong những buổi đi săn hoặc đi lang thang đây đó, tình cảm ấy chỉ là chuyện làm ăn cùng hội cùng phường.
– Với những đứa cháu nhỏ của ông Thẩm, là trách nhiệm ra oai hộ vệ.
– Với bản thân ông Thẩm, đó là thứ tình bạn trịnh trọng và đường hoàng.
b. Tình cảm của Thoóc-tơn dành cho Bấc
– Thoóc-tơn cư xử với Bấc một cách khá đặc biệt: Anh xem Bấc “như thể là con cái của anh vậy”. Trong ý nghĩ và tình cảm dường như Thoóc-tơn xem Bấc như đồng loại, như bạn bè.
– Dù là ông chủ của Bấc, nhưng đây là một “ông chủ lí tưởng” vì các ông chủ khác, theo nhà văn, chăm sóc Bấc chỉ là vì nghĩa vụ (nuôi thì phải chăm sóc) và vì lợi ích kinh doanh (kéo xe trượt tuyết để đi tìm vàng).
– Mỗi lần thấy Bấc là Thoóc-tơn chào hỏi, nói chuyện tầm phào, nhất là túm lấy “đầu Bấc ghì chặt vào đầu anh, đảo đảo, lắc lắc”, đồng thời khe khẽ thốt lên những lời nói nựng âu yếm, tiếng kêu trân trọng: “Trời ơi! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!”.
c. Tình cảm của Bấc dành cho Thoóc-tơn
– Vờ cắn vào tay Thoóc-tơn như cử chỉ vuốt ve.
– Khác với Xơ-kít và Ních, Bấc chỉ tôn thờ ở xa xa một quãng, nằm phục ở chân, mắt tỉnh táo, háo hức, ngước nhìn chủ.
– Bám sát không rời chủ. Luôn lo sợ, ám ảnh sẽ mất Thoóc-tơn đột ngột (Không ngủ, đứng đấy lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ).
(3) Kết bài
Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Con chó Bấc.
Soạn văn Con chó Bấc – Mẫu 2
I. Tác giả
– Giắc Lân-đơn (1876 – 1916) là một nhà văn Mĩ.
– Ông từng trải qua quãng đời vất vả, từng phải làm nhiều nghề để kiếm ăn.
– Ông đã sớm được tiếp cận với tư tưởng chủ nghĩa xã hội.
– Các tác phẩm chính: Tiếng gọi nơi hoang dã (1903), Sói biển (1904), Nanh trắng (1906)…
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
Văn bản “Con chó Bấc” được trích từ tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã (1903).
2. Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “thì phải đến Giôn Thoóc-tơn mới khơi dậy lên được”: Hoàn cảnh của Bấc trước khi gặp với Thoóc-tơn.
- Phần 2. Tiếp theo đến “Đằng ấy hầu như biết nói đấy!”: Tình cảm của Thoóc-tơn dành cho Bấc
- Phần 3. Còn lại: Tình cảm của Bấc dành cho ông chủ.
3. Tóm tắt
Bấc – một con chó bị bắt cóc đưa lên vùng Bắc cực để kéo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng. Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác. Nhưng chỉ đến khi gặp Giôn Thoóc-tơn – một người chủ có lòng nhân từ đã cảm hóa Bấc. Đến khi Thoóc-tơn chết, Bấc hoàn toàn dứt bỏ con người, đi theo tiếng gọi nơi hoang dã và trở thành con chó hoang.
III. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Hãy xác định bố cục của bài văn theo trật tự diễn biến sau đây: a) Mở đầu, b) Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc, c) Tình cảm của Bấc đối với chủ. Căn cứ vào độ dài ngắn của mỗi phần, xét xem ở đây, nhà văn chủ yếu muốn nói đến những biểu hiện tình cảm của phía nào.
– Bố cục của bài văn theo trật tự diễn biến :
- Đoạn 1. Từ đầu đến “mới khơi dậy lên được”: Giới thiệu chung về tình yêu thương với con chó Bấc.
- Đoạn 2. Tiếp theo đến “hầu như biết nói đấy”: Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc.
- Đoạn 3. Còn lại: Tình cảm của Bấc đối với chủ.
– Xét về phương diện dung lượng ấy, ta đã thấy nhà văn chủ yếu muốn nói đến tình cảm của Bấc đối với chủ trong bài văn này.
Câu 2. Cách cư xử của Thoóc-tơn đối với Bấc có gì đặc biệt và biểu hiện ở những chi tiết nào? Tại sao trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, nhà văn lại dành một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc?
– Cách cư xử của Thoóc-tơn đối với Bấc có gì đặc biệt và biểu hiện ở những chi tiết:
- Thoóc-tơn cư xử với Bấc một cách khá đặc biệt: Anh xem Bấc “như thể là con cái của anh vậy”. Trong ý nghĩ và tình cảm dường như Thoóc-tơn xem Bấc như đồng loại, như bạn bè.
- Dù là ông chủ của Bấc, nhưng đây là một “ông chủ lí tưởng” vì các ông chủ khác, theo nhà văn, chăm sóc Bấc chỉ là vì nghĩa vụ (nuôi thì phải chăm sóc) và vì lợi ích kinh doanh (kéo xe trượt tuyết để đi tìm vàng).
- Mỗi lần thấy Bấc là Thoóc-tơn chào hỏi, nói chuyện tầm phào, nhất là túm lấy “đầu Bấc ghì chặt vào đầu anh, đảo đảo, lắc lắc”, đồng thời khe khẽ thốt lên những lời nói nựng âu yếm, tiếng kêu trân trọng: “Trời ơi! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!”.
– Trước khi diễn tả cảnh của Bấc đối với chủ, nhà văn lại dành một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc là để cho thấy đó chính là động lực làm phát sinh, khơi dậy ở Bấc “Tình thương yêu sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến mức tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt”. Thiếu tình cảm ấy, sẽ không thể có ” “tình yêu thương thực sự nồng nàn” mà Bấc dành cho người chủ lý của mình.
Câu 3. Tình cảm của con chó Bấc đối với chủ biểu hiện qua những khía cạnh khác nhau ra sao? Nhận xét về năng lực của tác giả khi viết đoạn văn này.
– Tình cảm của con chó Bấc với chủ biểu hiện:
- Vờ cắn vào tay Thoóc-tơn như cử chỉ vuốt ve.
- Khác với Xơ-kít và Ních, Bấc chỉ tôn thờ ở xa xa một quãng, nằm phục ở chân, mắt tỉnh táo, háo hức, ngước nhìn chủ.
- Bám sát không rời chủ. Luôn lo sợ, ám ảnh sẽ mất Thoóc-tơn đột ngột (Không ngủ, đứng đấy lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ).
– Tác giả đã vận dụng năng lực quan sát tuyệt vời, tinh tế với một tâm hồn thương yêu loài vật vô hạn.
Câu 4. Chứng minh trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khi ông đi sâu vào “tâm hồn” của con chó Bấc.
Trong truyện, nhà văn không nhân hóa Bấc theo kiểu La Phông-ten (một nhà văn viết truyện ngụ ngôn nổi tiếng). Ông miêu tả con chó như nó vốn có, như những gì bạn đọc có thể hình dung về nó. Tuy vậy, dường như ông đã “hiểu thấu” tâm hồn nó nên đã miêu tả nó cực kì sinh động qua những suy nghĩ, cử chỉ, hành động… Điều đó cho thấy trí tưởng tượng tuyệt vời, xuất phát từ những tình cảm chân thành, tha thiết với lời vật.
Tổng kết:
– Nội dung: Trong đoạn trích “Con chó Bấc” , nhà văn Lân-đơn đã có những nhận xét tinh tế khi viết về những con chó, thể hiện trí tưởng tượng tuyệt vời khi đi sâu vào tâm hồn của con chó Bấc, bộc lộ tình yêu thương với loài vật.
– Nghệ thuật: Kết hợp tự sự miêu tả bằng quan sát, nhận xét và trí tưởng tượng tuyệt vời của tác giả, Miêu tả nội tâm loài vật bằng trí tưởng tượng phong phú…