Soạn bài Con heo đất (trang 32)

Soạn bài Con heo đất (trang 32)

Soạn bài Con heo đất sách Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, mở rộng vốn từ về đồ vật, đọc sách báo về trò chơi và đồ chơi, ôn chữ viết hoa D, Đ và kể chuyện Em tiết kiệm của trang 32, 33, 34, 35 sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 1.

Bạn đang đọc: Soạn bài Con heo đất (trang 32)

Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của bài đọc 1: Con heo đất – Bài 3: Niềm vui của em của chủ đề Măng non để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Soạn bài Con heo đất sách Cánh diều

    Soạn bài phần Chia sẻ

    Câu 1

    Ở lớp 2, em đã học chủ điểm Bạn trong nhà, hãy nhắc lại tên và nói một vài điều về những người bạn ấy.

    Soạn bài Con heo đất (trang 32)

    Gợi ý đáp án:

    • Mèo con: Rất ngoan ngoãn.
    • Gà con: Lông vàng mượt, mắt đen rất sáng, thường tíu tít chạy theo gà mẹ.
    • Cún: Thường chơi đùa, chạy nhảy cùng em.

    Câu 2

    Trong nhà, em còn nhiều bạn khác. Hằng ngày, em vẫn trò chuyện, vui chơi, làm việc với các bạn ấy. Đó là những bạn nào?

    Soạn bài Con heo đất (trang 32)

    Gợi ý đáp án:

    Hằng ngày, em thường dùng ghế, đèn và sách để học bài. Em chơi thả diều, ô tô đồ chơi và búp bê. Em dùng bát, đĩa để ăn cơm. Em dùng chổi để quét nhà.

    Soạn bài phần Đọc: Con heo đất

    Đọc hiểu

    Câu 1: Bạn nhỏ mong bố mẹ mua cho đồ chơi gì?

    Gợi ý đáp án:

    Bạn nhỏ mong bố mua cho bạn một con rô bốt.

    Câu 2: Bố mẹ hướng dẫn bạn nhỏ làm cách nào để mua được món đồ chơi đó?

    Gợi ý đáp án:

    Bố mẹ hướng dẫn bạn hãy tiết kiệm, bỏ tiền vào heo đất, chừng nào bụng heo đầy tiền, thì sẽ có thể đập con heo ra, lấy tiền mua rô bốt.

    Câu 3: Bạn nhỏ dành dụm tiền như thế nào?

    Gợi ý đáp án:

    Bạn nhỏ dành dụm tiền bằng cách là: Mỗi lần bố mẹ cho tiền ăn quà, mua sách còn thừa tiền lẻ bạn sẽ gửi heo đất. Tết đến, có tiền mừng tuổi cùng gửi cho heo luôn.

    Câu 4: Vì sao cuối cùng bạn nhỏ không muốn đập vỡ con heo đất?

    Gợi ý đáp án:

    Cuối cùng bạn nhỏ không muốn đập vỡ heo đất vì trải qua một thời gian dài gắn bó, bạn nhỏ thấy heo cũng rất dễ thương, heo luôn mỉm cười với bạn ấy dù bạn có tiền bỏ vào cho heo hay không. Bạn nhỏ có nhiều tình cảm dành cho heo đất.

    Luyện tập

    Câu 1: Tìm trong truyện trên những từ chỉ các bộ phận của con heo đất.

    Gợi ý đáp án:

    Những từ chỉ các bộ phận của con heo đất trong truyện trên là: Mũi, lưng, miệng, bụng, chân, tai, mắt.

    Câu 2: Tìm từ chỉ các bộ phận của những đồ vật đựng tiền tiết kiệm dưới đây.

    Soạn bài Con heo đất (trang 32)

    Gợi ý đáp án:

    Các bộ phận của những đồ vật đựng tiền tiết kiệm trong hình là:

    • Doraemon: khe đựng tiền, nắp, nút vặn, nút bấm.
    • Tủ hồng: khe đựng tiền, cánh cửa.
    • Gấu trúc: Tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng, chân.
    • Cún con: Tai, mắt, mũi, miệng, bụng, lưng, chân.

    Soạn bài phần Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về trò chơi, đồ chơi

    Câu 1

    Tìm đọc thêm ở nhà:

    • 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về trò chơi, đồ chơi.
    • 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về trò chơi, đồ chơi.

    Gợi ý đáp án:

    Em có thể tham khảo, đọc một số câu chuyện, bài thơ sau: Rồng rắn lên mây, Chi chi chành chành, Nu na nu nống, Tập tầm vông, Bập bênh, Làm đồ chơi.

    – Bài văn về đồ chơi, trò chơi:

    Em có nhiều thứ đồ chơi, nhưng em thích nhất là chú gấu bông. Đây là món quà mẹ mua tặng em nhân dịp Tết Trung thu vừa qua.

    Chú gấu trông thật ngộ nghĩnh, toàn thân được phủ một lớp lông màu nâu sẫm, sờ vào nghe mềm mại như lông cừu. Cái đầu tròn như quả dừa khô, hai cái tai dựng đứng như hai chiếc lá táo. Cái mõm nhô ra thật đáng yêu. Trên đầu mõm là cái mũi đen mun và cứng như xà cừ. Hai con mắt tròn xoe như hai hạt nhãn. Toàn thân hình và những nét đáng yêu trên khuôn mặt chú bé làm em thích thú vô cùng.

    Em rất vui khi có những đồ chơi mà mẹ đã mua tặng. Đặc biệt là chú gấu bông.

    Mỗi lần ôm gấu bông vào lòng, em cảm thấy ấm áp lạ thường. Em cảm nhận được sự quan tâm của mẹ dành cho em. Em rất thích gấu bông và luôn biết ơn mẹ.

    Câu 2

    Viết vào phiếu đọc sách:

    • Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn, câu thơ em thích).
    • Cảm nghĩ của em.

    Gợi ý đáp án:

    Em ấn tượng với bài văn viết về đồ chơi thứ hai. Bạn nhỏ đã biết chia sẻ, quan tâm. Bạn đã dành món đồ chơi yêu thích của mình cho các bạn ở vùng lũ lụt.

    Soạn bài phần Viết: Ôn chữ viết hoa D, Đ

    Câu 1

    Viết tên riêng: Đà Nẵng

    Câu 2

    Viết câu:

    Ai ơi, bưng bát cơm đầy
    Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

    Ca dao

    Soạn bài phần Nói và nghe: Kể chuyện Em tiết kiệm

    Câu 1

    Kể chuyện em nuôi con heo đất cho các bạn nghe.

    Gợi ý:

    • Ai mua con heo đất (hoặc đồ vật đựng tiền tiết kiệm) cho em?
    • Hình dáng con heo đất đó thế nào?
    • Em cho heo đất ăn thế nào?
    • Tình cảm của em với con heo đất thế nào?
    • Nhờ nuôi heo đất, em đã làm được việc gì?
    • Gắn ảnh hoặc tranh em vẽ con heo đất.

    Gợi ý đáp án:

    • Vào ngày sinh nhật, bố mẹ đã mua tặng em một con heo đất.
    • Con heo to màu đỏ, có cái bụng tròn vo, heo có chiếc mũi vểnh lên, miệng thì mỉm cười trông rất dễ thương.
    • Mỗi khi bố mẹ cho em tiền mua đồ dùng học tập hay tiền tiêu vặt, còn thừa tiền lẻ em sẽ cho vào heo đất.
    • Em rất yêu quý heo đất của mình.
    • Nhờ nuôi heo đất, em đã có thể dùng số tiền đó để mua thêm sách vở học tập, mua quà tặng bố mẹ, bạn bè.

    Câu 2

    Ngoài việc nuôi heo đất, em còn biết tiết kiệm những gì nữa?

    Soạn bài Con heo đất (trang 32)

    Gợi ý:

    • Ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng, em còn tiết kiệm những gì?
    • Vì sao em phải tiết kiệm?
    • Em tiết kiệm như thế nào?
    • Kết quả tiết kiệm ra sao?

    Gợi ý đáp án:

    • Ngoài việc nuôi heo đất, em còn biết sử dụng điện, nước thật tiết kiệm.
    • Dù ở nhà, ở trường hay ở nơi công cộng, em đều chỉ sử dụng điện và nước khi cần thiết.
    • Em tiết kiệm vì điện, nước là những tài nguyên quý giá. Nếu sử dụng chúng hợp lý sẽ là một cách để chúng ta bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
    • Ngoài ra, khi ăn cơm ở nhà, hoặc đi ăn ở những quán ăn, nhà hàng, em đều lấy vừa đủ lượng thức ăn để có thể ăn hết. Tránh để thừa, lãng phí thức ăn.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *