Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 122 Kết nối tri thức

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 122 Kết nối tri thức

Tài liệu Soạn văn 11: Củng cố, mở rộng trang 122, được Download.vn giới thiệu với những thông tin hữu ích.

Bạn đang đọc: Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 122 Kết nối tri thức

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 122 Kết nối tri thức

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 122

Các bạn học sinh lớp 11 có thể tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải chi tiết ngay sau đây.

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 122

Câu 1. Chỉ ra các điểm tương đồng, khác biệt giữa truyện thơ và thơ trữ tình. Kể tên các bài thơ trữ tình giàu yếu tố tự sự mà bạn biết, ngoài các bài có trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11.

– Giống nhau: hình thức một bài thơ, bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình

– Khác nhau:

  • Truyện thơ: dung lượng lớn, có cốt truyện kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình; nội dung thường về tình cảm đôi lứa
  • Thơ trữ tình: theo một thể thơ nhất định, có vần và nhịp điệu; chủ đề đa dạng, chủ yếu bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình.

– Thơ trữ tình giàu yếu tố tự sự như: Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Lượm (Tố Hữu), Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ), Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử),…

Câu 2. Tìm đọc thêm các truyện thơ dân gian nổi tiếng được in trong một số sách thuộc loại hợp tuyển, tống tập (ví dụ: Tống tập văn học Việt Ngư, tập 40 và tập 41, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000). Ghi lại phần tóm tắt nội dung các truyện thơ dân gian đã đọc cùng một số câu, đoạn thơ bạn cho là đặc sắc.

Gợi ý:

Một số truyện thơ dân gian như: Bích câu kì ngộ, Phạm Công – Cúc Hoa,…

Câu 3. Lập dàn ý chi tiết cho bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (tự chọn) theo những gợi ý ở phần Viết.

Gợi ý:

Nghị luận về bảo vệ chủ quyền dân tộc:

(1) Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận: bảo vệ chủ quyền dân tộc

(2) Thân bài

a. Giải thích

– Chủ quyền dân tộc là quyền làm chủ tuyệt đối của một quốc gia trên lãnh thổ của mình. Mỗi nước có toàn quyền quyết định về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội…

– Bảo vệ chủ quyền dân tộc là bảo vệ quyền làm chủ độc lập của dân tộc. Đây là nhiệm vụ thiêng liêng mà ông cha ta đã không tiếc máu xương của mình để giữ gìn từ bao đời nay.

b. Bình luận

– Chủ quyền dân tộc luôn là khát vọng ngàn đời của nhân loại và của dân tộc ta.

– Chủ quyền dân tộc là niềm tự hào về lịch sử dân tộc, khát vọng về một nền hòa bình vĩnh viễn.

– Dân tộc Việt Nam là một dân tộc luôn luôn khát vọng về tự chủ tự cường, trong bất cứ thời đại nào thì nhân dân ta cũng kiên quyết bảo vệ chủ quyền dân tộc.

– Dẫn chứng:

  • Quá khứ: biết bao thế hệ đã hy sinh để bảo vệ nền độc lập, tự do của đất nước.
  • Hiện tại: kiên quyết bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ của dân tộc; tích cực học tập xây dựng đất nước; tiếp thu văn hóa nước ngoài có chọn lọc;…

c. Liên hệ bản thân

Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng tôi luôn ý thức tu dưỡng phẩm chất đạo đức, tích lũy tri thức để đóng góp cả vật chất và tinh thần cho công cuộc giữ vững chủ quyền dân tộc.

(3) Kết bài

Khẳng định lại vấn đề: Chủ quyền dân tộc chính là điều bất khả xâm phạm của mỗi quốc gia, dân tộc.

Câu 4. Nếu được giao nhiệm vụ điều hành cuộc thảo luận trên lớp về một vấn đề đời sống, bạn sẽ nêu yêu cầu gì đối với những người tham gia để đảm bảo cho cuộc thảo luận đạt kết quả mong muốn?

Người tham gia cần:

  • Tìm hiểu trước vấn đề được thảo luận.
  • Chuẩn bị một số câu hỏi cho người nói.
  • Chú ý lắng nghe, tham gia thảo luận…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *