Soạn bài Đất rừng phương Nam – Chân trời sáng tạo 10

Soạn bài Đất rừng phương Nam – Chân trời sáng tạo 10

Đất rừng phương Nam là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Đoàn Giỏi. Trong chương trình Ngữ văn lớp 10, học sinh sẽ được tìm hiểu nội dung của tác phẩm.

Bạn đang đọc: Soạn bài Đất rừng phương Nam – Chân trời sáng tạo 10

Soạn bài Đất rừng phương Nam – Chân trời sáng tạo 10

Soạn bài Đất rừng phương Nam

Download.vn mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 10: Đất rừng phương Nam, được đăng tải ngay sau đây.

Soạn văn 10: Đất rừng phương Nam

    Soạn bài Đất rừng phương Nam

    Trước khi đọc

    Câu 1. Bạn từng hình dung thế nào về thiên nhiên và cuộc sống con người ở vùng đất Nam Bộ cách đây gần một thế kỉ? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp về điều đó.

    Hình dung: Thiên nhiên còn hoang sơ với những cánh rừng rộng lớn, sông nước mênh mông. Cuộc sống của con người đơn giản, gắn bó với thiên nhiên…

    Câu 2. Dựa vào nhan đề Đất rừng phương Nam, bạn suy đoán xem phần văn bản dưới đây sẽ kể với bạn những chuyện gì?

    Suy đoán: Kể về thiên nhiên vùng đất Nam Bộ.

    Đọc văn bản

    Câu 1. Bạn hiểu thế nào là “ăn ong”?

    “Ăn ong”: đi lấy mật ong.

    Câu 2. Việc làm kèo ong được kể lại qua điểm nhìn của ai?

    Nhân vật má nuôi của An.

    Câu 3. Vì sao tía nuôi khuyên An “không nên giết ong”?

    Tía nuôi khuyên An “không nên giết ong”: Ong là một loài vật có ích trong tự nhiên, gắn bó với cuộc sống của con người.

    Câu 4. Việc liên hệ, so sánh những cách nuôi ong, lấy mật khác nhau này có tác dụng gì?

    Cho thấy cách nuôi ong, lấy mật độc đáo của người vùng U Minh.

    Trả lời câu hỏi

    Câu 1. Tóm tắt câu chuyện được kể trong văn bản trên.

    An đi lấy mật cùng với tía nuôi và thằng Cò. Trên đường đi, cậu cảm thấy cảnh sắc núi rừng thật đẹp. Lúc ngồi nghỉ, thằng Cò đã chỉ cho cậu bầy ong mật. Sau đó, họ tiếp tục đi tới một cái trảng rộng. An sung sướng vì được nhìn thấy biết bao nhiêu là chim. Lội qua mấy vùng lầy sâu qua gối thì đến chỗ lấy mật. An được xem tía nuôi lấy mật. Khi trở về, An nghĩ về kèo ong, cách nuôi ong khác biệt của người dân vùng U Minh.

    Câu 2. Quanh câu chuyện “đi lấy mật”, cuộc sống của thiên nhiên, con người phương Nam được cảm nhận, tái hiện qua điểm nhìn của những nhân vật nào? Các điểm nhìn này có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau như thế nào? Theo bạn, điểm nhìn của ai là quan trọng nhất? Vì sao?

    Gợi ý:

    • Điểm nhìn: An, thằng Cò, tía nuôi và má nuôi của An.
    • Điềm nhìn của thằng Cò, tía nuôi và má nuôi sẽ hỗ trợ, bổ sung cho điểm nhìn của nhân vật An.
    • Điểm nhìn của An là quan trọng nhất, vì An là nhân vật chính cũng là người kể chuyện.

    Câu 3. Trong văn bản trên, lời đối thoại giữa An với các nhân vật (Cò, tía nuôi, má nuôi) có tác dụng gì?

    Lời đối thoại giúp câu chuyện trở nên sinh động, chân thực hơn. Người đọc sẽ hiểu được tính cách, suy nghĩ của từng nhân vật trong truyện.

    Câu 4. Phân tích một đoạn trong lời của người kể chuyện có sự kết hợp giữa kể sự việc và miêu tả cảnh vật, thể hiện được phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam.

    – Đoạn văn: “Buổi sáng, đất rừng thật là yên tĩnh… trong các bụi cây”.

    – Phân tích:

    • Yếu tố miêu tả: Khung cảnh thiên nhiên buổi sáng trong rừng yên tĩnh, thơ mộng.
    • Yếu tố tự sự: Kể về hoạt động của tía nuôi, thằng Cò, An và cả con Luốc.

    – Phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam: Thiên nhiên trù phú, tươi tốt; Con người sống phóng khoáng, gần gũi với thiên nhiên.

    Câu 5. Xác định chủ đề của văn bản và chỉ ra một số căn cứ để xác định chủ đề.

    • Chủ đề: Công việc nuôi ong, lấy mật của người dân vùng U Minh.
    • Căn cứ: Nhan đề, nội dung của văn bản…

    Câu 6. Chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt giữa hai nhân vật Cò và An. Theo bạn, việc làm nổi bật những nét tương đồng và khác biệt ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?

    – Tương đồng: Nhỏ tuổi, hồn nhiên và ngoan ngoãn.

    – Khác biệt:

    • Cò: Vô tư, thẳng thắn và tốt bụng
    • An: Tinh tế, nhạy cảm.

    Câu 7. Câu chuyện đi lấy mật giúp bạn hiểu thêm điều gì về thiên nhiên, cuộc sống, tính cách con người Nam Bộ?

    • Con người: am hiểu nhiều kiến thức, sống bình dị, tự do và phóng khoáng…
    • Rừng phương Nam: hoang sơ, hùng vĩ với sự đa dạng sinh học.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *