Soạn bài Để cháu nắm tay ông giúp các em học sinh lớp 3 hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 100, 101, 102, 103.
Bạn đang đọc: Soạn bài Để cháu nắm tay ông (trang 100)
Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Để cháu nắm tay ông – Tuần 12 của Bài 22 Chủ đề Mái nhà yêu thương theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.
Soạn bài Để cháu nắm tay ông Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn bài phần Đọc: Để cháu nắm tay ông
Khởi động
Kể về một lần em cảm thấy xúc động trước cử chỉ hoặc việc làm của người thân.
Trả lời:
– Có lần mình bị ốm, không được ra ngoài chơi. Em trai của mình đã bỏ buổi đi chơi với các bạn trong xóm để ở nhà cùng mình. Dù còn nhỏ nhưng em rất ngoan. Thỉnh thoảng em lại hỏi “Chị hết ốm chưa ạ?”. Nhờ có em mà mình cảm thấy khỏe hẳn lên.
- Năm học lớp 2, có một buổi tớ lười học, không làm bài tập về nhà. Buổi học hôm sau, cô giáo kiểm tra vở và tớ đã bị điểm xấu. Chiều hôm đó về nhà, mẹ tớ biết chuyện này nhưng lại không hề đánh hay mắng tớ. Mẹ chỉ nhẹ nhàng hỏi tại sao tớ lại không chịu làm bài. Sau đó mẹ giải thích cho tớ hiểu rằng phải chăm chỉ học hành thì mới có thể trở thành con ngoan, trò giỏi.
Bài đọc
Để cháu nắm tay ông
Hè năm nay, Dương được đi du lịch ở Nha Trang cùng bố mẹ và ông ngoại.
Tháp Bà Pô-na-ga là địa điểm tham quan cuối cùng của đoàn. Ngôi đền vàng rực trong khuôn viên xanh rợp bóng cây. Ông ngoại cứ đứng trầm ngâm trước những bức vẽ chạm trổ tinh xảo. Bàn tay ông run run khi chạm vào các cột đá nhuốm màu thời gian. Dương nhìn ông, lòng trào lên cảm xúc yêu thương khó tả.
Tiếng hướng dẫn viên du lịch giục đoàn rời điểm tham quan. Ông ngoại chần chừ chưa muốn đi nên rớt lại phía sau. Dương rời đoàn, chạy đến nắm tay ông dắt đi. Nó chợt thấy ông chậm chạp, ngơ ngác quá. Thường ngày, Dương luôn nghĩ ông rất nhanh nhẹn. Ông đưa nó đi học mỗi khi bố mẹ bận rộn. Ông hào hứng chơi trò các ngựa cùng nó.
Từ trước đến nay, ông luôn là người dắt tay dẫn nó đi, là người bảo vệ nó. Đây là lần đầu tiên Dương nhận ra ông không còn khỏe như trước. Mỗi một ngày trôi qua, ông đang già đi, còn nó sẽ mạnh mẽ hơn. Dương choàng tay ông ôm, thủ thỉ:
– Ông ngoại ơi, cháu yêu ông nhiều lắm!
Dương nghĩ, từ bây giờ nó mới là người đưa tay cho ông nắm
(Dương Thụy)
Từ ngữ:
– Tháp Bà Pô-na-ga: quần thể kiến trúc tiêu biểu của văn hóa Chăm Pa ở Nha Trang
– Chạm trổ: khắc, đục lên bề mặt gỗ, đá để trang trí
– Tinh xảo: tinh vi, tỉ mỉ, khéo léo
– Chần chừ: đắn đo, do dự, chưa quyết tâm ngay để làm một việc gì đó.
Câu 1
Điểm tham quan cuối cùng của gia đình Dương là ở đâu?
Trả lời:
Điểm tham quan cuối cùng của gia đình Dương là ở Tháp Bà Pô-na-ga.
Câu 2
Tìm những chi tiết cho thấy ông ngoại ngắm ngôi đền rất kĩ và đầy xúc động
Trả lời:
Những chi tiết cho thấy ông ngoại ngắm ngôi đền rất kĩ và xúc động là:
- Ông cứ đứng trầm ngâm trước những bức vẽ chạm trổ tinh xảo
- Bàn tay ông run run khi chạm vào các cột đã nhuốm màu thời gian
Câu 3
Dương đã thay đổi những suy nghĩ về ông như thế nào?
Trả lời:
- Trước khi đi du lịch, Dương nghĩ ông rất nhanh nhẹn
- Trong khi đi du lịch, Dương nhận ra ông không còn khỏe như trước.
Câu 4
Theo em, vì sao Dương nghĩ từ bây giờ nó mới là người đưa tay cho ông nắm?
Trả lời:
Dương nghĩ từ bây giờ nó mới là người đưa tay cho ông nắm vì ông ngày càng già đi còn nó thì ngày càng lớn lên, mạnh mẽ hơn.
Soạn bài phần Viết: Ôn chữ viết hoa I, H
Câu 1
Viết tên riêng: Khánh Hòa
Câu 2
Viết câu:
Khánh Hòa là xứ trầm hương
Non xanh nước biếc người thương đi về
(Ca dao)
Soạn bài phần Luyện tập
Luyện từ và câu
Câu 1: Xếp các từ in đậm trong đoạn thơ dưới đây vào nhóm thích hợp.
a. Từ chỉ hoạt động
b. Từ chỉ đặc điểm
Ông vác cây tre dài
Lưng của ông vẫn thẳng
Ông đẩy chiếc cối xay
Cối quay như chong chóng
Đường dài và sông rộng
Ông vẫn luôn đi về
Tay của ông khỏe ghê
Làm được bao nhiêu việc.
(Hữu Thỉnh)
Trả lời:
a. Từ chỉ hoạt động: vác, đẩy, quay, đi, về, làm
b. Từ chỉ đặc điểm: dài, thẳng, dài, rộng, khỏe
Câu 2: Tìm câu kể trong những câu dưới đây:
Trả lời:
Câu kể trong các câu trên là:
b. Tháp Bà Pô-na-ga là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Nha Trang
c. Ông ngoại đưa đón Dương đi học mỗi khi bố mẹ bận rộn.
d. Mỗi một ngày trôi qua, ông đang già đi, còn nó mạnh mẽ hơn.
Câu 3: Xếp các câu kể ở bài tập 2 vào nhóm thích hợp:
- Câu giới thiệu sự vật
- Câu nêu hoạt động
- Câu nêu đặc điểm
Trả lời:
a. Câu giới thiệu sự vật là câu: Tháp Bà Pô-na-ga là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Nha Trang.
b. Câu nêu hoạt động là câu: Ông ngoại đưa đón Dương đi học mỗi khi bố mẹ bận rộn.
c. Câu nêu đặc điểm là câu: Mỗi một ngày trôi qua, ông đang già đi, còn nó mạnh mẽ hơn.
Luyện viết đoạn
Câu 1: Những câu văn nào dưới đây thể hiện cảm xúc với người thân?
a. Dương nhìn ông, lòng trào lên cảm xúc yêu thương khó tả.
b. Thường ngày, Dương luôn nghĩ ông rất nhanh nhẹn.
c. Ông đưa đón nó đi học mỗi khi bố mẹ bận rộn.
d. Ông ngoại ơi, cháu yêu ông nhiều lắm!
Trả lời:
Những câu văn thể hiện cảm xúc với người thân là:
a. Dương nhìn ông, lòng trào lên cảm xúc yêu thương khó tả.
d. Ông ngoại ơi, cháu yêu ông nhiều lắm!
Câu 2: Nói 2 – 3 câu thể hiện cảm xúc của em khi nghĩ về một cử chỉ, việc làm của người thân.
G:
- Cử chỉ, việc làm nào của người thân gợi cảm xúc cho em?
- Em hãy diễn tả cụ thể cảm xúc đó.
Trả lời:
- Nhìn ông cặm cụi làm chiếc diều cho em, em cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Em chỉ muốn chạy đến bên ông và nói rằng mình yêu ông thật nhiều.
- Khi em bị ốm, mẹ thức cả đêm để chăm sóc cho em. Mỗi lần em tỉnh dậy đều thấy mẹ đang ngồi bên cạnh. Em thương mẹ rất nhiều!
Câu 3: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân
Trả lời:
Mẹ là người mà em yêu quý nhất trong nhà. Hằng ngày, mẹ phải dậy từ sớm để chuẩn bị bữa sáng cho cả gia đình. Mẹ vừa đi làm ở cơ quan, vừa chăm sóc cho gia đình em. Em biết mẹ rất vất vả nên mỗi lúc rảnh rỗi em lại giúp đỡ mẹ làm việc nhà. Em rất yêu mẹ của em. Em mong mẹ có thật nhiều sức khỏe và luôn vui vẻ, hạnh phúc.
Câu 4: Đọc lại đoạn văn em viết, phát hiện lỗi và sửa lỗi (dùng từ, đặt câu, sắp xếp ý…)