Trong chương trình Ngữ Văn lớp 12, học sinh sẽ được hướng dẫn đọc thêm tác phẩm Đô-xtôi-ép-xki.
Bạn đang đọc: Soạn bài Đô-xtôi-ép-xki
Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Đô-xtôi-ép-xki, mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Soạn văn 12: Đô-xtôi-ép-xki
Soạn bài Đô-xtôi-ép-xki
I. Tác giả
– Xtê-phan Xvai-gơ (1881 – 1942) là nhà văn Áo gốc Do Thái.
– Ông từng làm thơ, viết kịch, truyện. Đặc biệt là những tiểu luận và chân dung văn học của ông đã được biết tới rộng rãi ở châu Âu và thế giới.
II. Tác phẩm
1. Đôi nét về Đô-xtôi-ép-xki
- Nhà tiểu thuyết thiên tài của Nga.
- Nhân vật trong các tác phẩm của ông là những con người bé nhỏ, bị nhục mạ, khốn khổ, đầy tội lỗi và chỉ tìm thấy sự cân bằng trong lòng nhân hậu, khoan dung.
2. Xuất xứ
- Văn bản trong SGK thuộc cuốn sách “Ba bậc thầy: Đô-xtôi-ép-xki – Ban-dắc – Đích-ken”.
- Phần về Đô-xtôi-ép-xki gồm 10 mục, trong đó đoạn trích nằm ở cuối phần Bi kịch cuộc đời.
3. Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “Năm mười tuổi, nhưng ông đã chịu hàng thế kỉ dằn vặt”: Số phận nghiệt ngã của nhà văn Đô-xtôi-ép-xki.
- Phần 2. Tiếp theo đến “một vòng hào quang chói lọi bao quanh cái đầu của người bị hành khổ này”: Nghị lực phi thường của nhà văn Đô-xtôi-ép-xki.
- Phần 3. Còn lại: Cái chết đầy đau thương của nhà văn Đô-xtôi-ép-xki.
III. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Theo anh, chị, ở đây, Đô-xtôi-ép-xki là một con người có những nét gì đặc biệt về tính cách và số phận?
Những nét đặc biệt về tính cách và số phận:
– Tính cách:
- Giàu ý chí, nghị lực: Sống trong hoàn cảnh nghèo khổ nhưng ông vẫn không ngừng làm việc.
- Con người luôn có niềm đam mê nghệ thuật, giàu lòng yêu thương con người.
- Nặng lòng với quê hương đất nước: Sống trong hoàn cảnh lưu vong, nhưng ông vẫn luôn nhớ đến nước Nga (Trái tim ông chỉ đập vì nước Nga…)
– Số phận ư:
- Chịu nhiều nỗi khổ về vật chất và tinh thần (Những thiếu thốn đã uốn còng lưng ông, những quả chùy của bệnh tật càng giáng thường xuyên hơn xuống não cân ông…)
- Có hai thời điểm đối lập trong cuộc sống của ông: thời điểm thứ nhất là thời điểm của sự tuyệt vọng lớn nhất (sống lưu vong, phải cầm cố, quỳ gối trước bao nhiêu kẻ thấp hèn, tiền nợ …) và thời điểm giây phút hạnh phúc tuyệt đỉnh (được quyền trở về Tổ quốc).
Câu 2. Hiệu quả của lối cấu trúc những hình ảnh trái ngược khi thể hiện chân dung của Đô-xtôi-ép-xki?
Những hình ảnh trái ngược khi thể hiện chân dung của Đô-xtôi-ép-xki: Góp phần thể hiện sự đối lập giữa một bên là đời sống vật chất và tinh thần khốn khổ, với một bên là sự vĩ đại trong những đóng góp to lớn của ông cho đất nước. Từ đó làm nổi bật cả hai đặc điểm trong cuộc đời ông: người bị hành khổ và người đạt đến đỉnh vinh quang.
Câu 3. Từ câu “Cuối cùng, vào thời điểm…”, các hình ảnh so sánh, những ẩn dụ cho tới cuối đoạn trích đều quy tụ về một thế giới như thế nào? Qua đó, Xvai-gơ muốn nói lên những gì về sứ mạng, về tầm vóc của Đô-xtôi-ép-xki?
- Hình ảnh ẩn dụ, so sánh được quy tụ về thế giới tâm linh, thuộc lĩnh vực tôn giáo.
- Qua đó, Xvai-gơ muốn nâng lên thành hình ảnh vị thánh, một con người siêu phàm.
Câu 4. Việc Xvai-gơ luôn gắn Đô-xtôi-ép-xki với bối cảnh thời sự chính trị và văn chương có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật vai trò của nhà văn?
Việc Xvai-gơ luôn gắn Đô-xtôi-ép-xki với bối cảnh thời sự chính trị và văn chương có tác dụng:
- Cho thấy rõ sự ảnh hưởng của bối cảnh thời sự chính trị với cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn chương của ông.
- Khẳng định ông là người đại diện cho tầng lớp người dân thống khổ dưới chế độ Nga hoàng.
=> Một nhà văn vĩ đại luôn được đặt trong sự vận động của thời đại.
Tổng kết:
- Nội dung: Ca ngợi nghị lực phi thường và tình yêu tổ quốc của nhà văn Đô-xtôi-ép-xki.
- Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, dẫn chứng rõ ràng, sử dụng cấu trúc tương phản…