Soạn bài Dương phụ hành Kết nối tri thức

Soạn bài Dương phụ hành Kết nối tri thức

Bài thơ Dương phụ hành (Bài hành về người thiếu phụ phương Tây) của Cao Bá Quát được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình học của môn Ngữ văn lớp 11.

Bạn đang đọc: Soạn bài Dương phụ hành Kết nối tri thức

Soạn bài Dương phụ hành Kết nối tri thức

Soạn bài Dương phụ hành

Hôm nay, Download.vn giới thiệu tài liệu Soạn văn 11: Dương phụ hành. Bạn đọc hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

Soạn văn 11: Dương phụ hành

    Soạn bài Dương phụ hành

    Trước khi đọc

    Câu 1. Theo bạn, khi đi đến một xứ sở khác, tiếp xúc với một nền văn hóa khác, người ta thường có những phản ứng hay cảm xúc như thể nào trước những gì được gặp, được thấy?

    Cảm xúc: bất ngờ, vui sướng và ngạc nhiên trước những điều mới mẻ, thú vị.

    Câu 2. Bạn đã biết câu chuyện thú vị nào về cuộc tiếp xúc văn hoá giữa những người đến từ hai thế giới: phương Đông và phương Tây? Hãy chia sẻ câu chuyện đó.

    Những ảnh hưởng về văn hóa như tổ chức tiệc sinh nhật, đón lễ giáng sinh,…

    Sau khi đọc

    Câu 1. So sánh và chỉ ra những chỗ khác biệt giữa bản dịch thơ với nguyên tác.

    – Câu thơ số 1: “y như tuyết” có nghĩa áo trắng như tuyết – hình ảnh so sánh được dịch là áo trắng phau – hình ảnh trong bản dịch thơ chỉ gợi về màu sắc không làm nổi bật được vẻ thanh khiết, chưa thể hiện được thiện cảm của nhân vật trữ tình với đối tượng quan sát.

    – Câu thơ số 7: Từ “phiên thân” có nghĩa là nghiêng mình – được dịch là “uốn éo” mới chỉ gợi về dáng điệu mà chưa phù hợp với sắc thái biểu cảm trong nguyên tác, vốn thể hiện sự dịu dàng, nũng nịu của người phụ nữ.

    Câu 2. Xác định thời gian, không gian, sự việc của câu chuyện được kể trong bài thơ.

    – Thời gian, không gian: Đêm trăng trên biển, con tàu có người thiếu phụ phương Tây và con thuyền của “người Nam trong cảnh biệt ly”.

    – Sự việc của câu chuyện chuyện được kể: Người thiếu phụ tựa vai chồng trong đêm trăng, thấy thuyền Nam có ánh đèn, kéo áo nói với chồng; cốc sữa cầm trên tay một cách hững hờ, gió lạnh khiến nàng không chịu nổi, nghiêng mình đòi chồng đỡ dậy.

    Câu 3. Chỉ ra những chi tiết miêu tả người thiếu phụ phương Tây, qua đó, nêu các đặc điểm nổi bật của hình tượng này.

    – Những chi tiết miêu tả người thiếu phụ phương Tây: trang phục (áo trắng như tuyết), tư thế (tựa vai chồng), cử chỉ, điệu bộ (nhìn thuyền Nam, kéo áo thì thầm với chồng, cầm cốc sữa hờ hững trên tay, gió lạnh khiến nàng không chịu nổi, nghiêng mình đòi chồng đỡ dậy).

    – Đặc điểm nổi bật của nhân vật:

    • Vẻ ngoài sang trọng, trẻ trung và duyên dáng (màu áo trắng thanh khiết nổi bật trên khung nền đêm trăng), cử chỉ điệu bộ rất tự nhiên, chủ động và kiều diễm.
    • Nếp sinh hoạt của cuộc sống sung túc, đầm ấm và hạnh phúc (cầm cốc sữa, thể hiện tình yêu với chồng)

    Câu 4. Hình tượng người thiếu phụ phương Tây trong bài thơ được tái hiện qua cái nhìn của một nhà Nho đồng thời cũng là một nhà thơ phương Đông. Hãy phân tích những cảm xúc, thái độ được tác giả bộc lộ từ các điểm nhìn đó.

    – Trong quan niệm của Nho giáo, người vợ có trách nhiệm “nâng khăn sửa túi”, chăm sóc và chiều chuộng chồng, cư xử với chồng một cách khiêm nhường, lễ phép.

    – Vì vậy, tác giả đã có thái độ ngạc nhiên, cảm giác ngỡ ngàng khi quan sát chứng kiến những điều mới mẻ, xa lạ nhưng không hề kì thị, không có ý định phủ định mà cách miêu tả lại cho thấy cái nhìn đầy khách quan, tôn trọng.

    Câu 5. Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong câu thơ kết và những ý tứ được mở ra từ câu thơ này.

    – Đồng cảm và trân trọng hạnh phúc của vợ chồng người thiếu phụ phương Tây, bày tỏ nỗi nhớ thương và niềm khao khát hạnh phúc gia đình.

    – Lời “trách” của người Nam trong cảnh biệt li khiến “mạch cảm xúc” ấy được tiếp nối, mở rộng hơn. Bởi lẽ, đây là khoảnh khắc nhân vật trữ tình trực tiếp xuất hiện để bài tỏ cảm xúc, thái độ trước “những điều trông thấy” và gửi gắm nỗi niềm tâm sự.

    – Cái hồn nhiên, vô tình của người thiếu phụ đang yêu, được yêu càng khơi thêm mối sầu li biệt, nỗi nhớ thương da diết, khát vọng đoàn tụ trong lòng “người thơ” Cao Bá Quát.

    Câu 6. Đọc bài thơ, bạn cảm nhận được những gì về tư tưởng, tâm hồn tác giả?

    • Thể hiện những quan niệm mới mẻ, tiến bộ và sâu sắc về cuộc sống.
    • Thể hiện chân thành, tinh tế, cảm động về tinh yêu, hạnh phúc lứa đôi.

    Kết nối đọc – viết

    Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày điều bạn thấy tâm đắc nhất ở bài thơ Dương phụ hành

    Gợi ý:

    Bài thơ Dương phụ hành cho thấy được cái nhìn tiến bộ của nhà thơ. Trong quan niệm của Nho giáo, người vợ có trách nhiệm “nâng khăn sửa túi”, chăm sóc và chiều chuộng chồng, cư xử với chồng một cách khiêm nhường, lễ phép. Nhưng ở đây, nhân vật trữ tình lại chứng kiến hình ảnh một người thiếu phụ đang tựa vai chồng trong đêm trăng, khi nhìn thấy thuyền Nam có ánh đèn, liến kéo áo nói với chồng. Người thiếu phụ cầm cốc sữa cầm trên tay một cách hững hờ, gió lạnh khiến nàng không chịu nổi, nghiêng mình đòi chồng đỡ dậy. Cảnh tượng này khiến cho nhân vật trữ tình đầy ngạc nhiên, cảm giác ngỡ ngàng nhưng không hề kì thị, không có ý định phủ định mà cách miêu tả lại cho thấy cái nhìn đầy khách quan, tôn trọng. Cái hồn nhiên, vô tình của người thiếu phụ đang yêu, được yêu càng khơi thêm mối sầu li biệt, nỗi nhớ thương da diết, khát vọng đoàn tụ trong lòng “người thơ” Cao Bá Quát. S ự đồng cảm, tán thưởng được tác giả được bộc lộ một cách nhẹ nhàng, kín đáo. Điều này đã thể hiện được cái nhìn tiến bộ của nhà thơ.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *