Trong chương trình học tập của môn Ngữ văn lớp 11, học sinh sẽ được rèn luyện về kĩ năng nói và nghe.
Bạn đang đọc: Soạn bài Giới thiệu về một bài hoặc thơ bức tranh, pho tượng theo lựa chọn cá nhân Chân trời sáng tạo
Download.vn muốn giới thiệu tài liệu Soạn văn 11: Giới thiệu về một bài hoặc thơ bức tranh, pho tượng theo lựa chọn cá nhân, hướng dẫn chuẩn bị cho bài nói và nghe. Mời tham khảo ngay dưới đây.
Giới thiệu về một bài hoặc thơ bức tranh, pho tượng
Đề bài: Hãy giới thiệu một bài thơ hoặc bức tranh/ pho tượng mà bạn yêu thích.
Bước 1: Chuẩn bị nói
Lập dàn ý giới thiệu một tác phẩm dựa trên phiếu trong SGK.
Bước 2: Trình bày bài nói (xem Bài 1. Thông điệp từ thiên nhiên, Ngữ Văn 11 tập một
Bước 3: Trao đổi, đánh giá
Dùng bảng kiểm tra kĩ năng giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật đã học ở Bài 1.
Thông điệp từ thiên nhiên (Ngữ Văn 11, tập một) để tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh bài giới thiệu của bản thân.
* Hướng dẫn:
– Mở đầu: Kính chào thầy cô và các bạn, tôi là…, học sinh lớp…, trường… Sau đây, tôi sẽ giới thiệu về…
– Nội dung chính:
Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một trong những tác phẩm hay viết về hình ảnh người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Phạm Tiến Duật đã sáng tác bài thơ vào năm 1969, được đưa vào tập “Vầng trăng và quầng lửa” (1970).
Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác theo thể thơ tự do. Ngay từ nhan đề “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã thật đặc biệt. Trước hết, khi đọc nội dung, ai cũng biết rõ đây là một tác phẩm thuộc thể loại thơ ca. Nhưng tác giả lại để hai chữ “bài thơ” vào nhan đề. Tưởng chừng như thừa, nhưng thực chất Phạm Tiến Duật muốn thông qua hai chữ này để nhấn mạnh vào chất thơ được toát lên từ hiện thực chiến trường khốc liệt.
Những chiếc xe không kính là hình ảnh trung tâm, gửi gắm nhiều thông điệp. Xe không kính vốn không phải vì không có kính, mà trải qua những năm tháng bom rơi, bão đạn khiến kính của chúng bị vỡ đi. Không chỉ một chiếc xe mà là “tiểu đội” – đơn vị quân đội nhỏ nhất: Đây không phải là một trường hợp hy hữu mà là hoàn cảnh chung của những chiếc xe vận chuyển trên tuyến đường Trường Sơn. Tiểu đội xe không kính được tác giả khắc họa cũng chỉ là một trong rất nhiều tiểu đội như vậy.
Nội dung chính của tác phẩm là khắc họa hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kháng chiến chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm nơi chiến trường. Tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ, kết hợp với ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, hình ảnh có tính biểu tượng cao để làm nên vẻ đẹp của bài thơ.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính mang đậm dấu ấn phong cách của Phạm Tiến Duật, gửi gắm thông điệp giá trị.
– Kết thúc: Trên đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.