Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo), vô cùng hữu ích.
Bạn đang đọc: Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo)
Hy vọng có thể giúp cho các bạn học sinh lớp 12 khi tìm hiểu chuẩn bị bài của mình. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Soạn văn 12: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo)
Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo)
I. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
1. Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trước hết đòi hỏi phải có tình cảm yêu mến và ý thức quý trọng tiếng Việt.
2. Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng đòi hỏi mỗi người cần có những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt.
3. Công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi trách nhiệm cao của mỗi người trong chính hoạt động sử dụng tiếng Việt khi giao tiếp (nói hoặc viết).
Tổng kết: Muốn đạt được sự trong sáng khi sử dụng tiếng Việt, mỗi cá nhân cần có tình cảm quý trọng, có hiểu biết về tiếng Việt, có ý thức và thói quen sử dụng tiếng Việt theo các chuẩn mực, các quy tắc chung, sao cho lời nói vừa đúng, vừa hay, vừa có văn hóa.
II. Luyện tập
Câu 1. Chọn câu văn trong sáng trong những câu văn sau và phân tích sự trong sáng đó.
a. Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.
b. Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.
c. Việc xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.
d. Chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể để xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn.
Gợi ý:
- Câu văn trong sáng: b và c.
- Phân tích sự trong sáng: Hai câu văn b và c đều diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu; không lạm dụng từ ngữ nước ngoài và có đầy đủ các thành phần chính của câu.
Câu 2. Hãy đọc lời quảng cáo trong SGK và cho biết từ nước ngoài nào không cần thiết sử dụng vì đã có từ tiếng Việt có ý nghĩa sắc thái biểu cảm phù hợp với nội dung cần biểu đạt.
Từ nước ngoài không cần thiết là từ Valentine, bởi trong tiếng Việt đã có từ: Ngày lễ Tình yêu/ Ngày lễ Tình nhân phù hợp với nội dung cần biểu đạt.