Gương báu khuyên răn được tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn. Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Gương báu khuyên răn.
Bạn đang đọc: Soạn bài Gương báu khuyên răn – Cánh diều 10
Dưới đây là nội dung chi tiết của tài liệu mà chúng tôi muốn giới thiệu, mời các bạn học sinh lớp 10 cùng tham khảo.
Soạn văn 10: Gương báu khuyên răn
Soạn bài Gương báu khuyên răn – Mẫu 1
1. Tác giả
a. Cuộc đời
– Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu là Ức Trai.
– Quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương)
– Thân sinh là Nguyễn Ứng Long (sau đổi là Nguyễn Phi Khanh) – một nho sinh nghèo, học giỏi và đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) vào thời Trần. Thân mẫu là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.
– Thuở thiếu thời, Nguyễn Trãi phải chịu nhiều mất mát đau thương: mất mẹ khi mới năm tuổi, ông ngoại qua đời khi mười tuổi.
– Năm 1400, ông thi đỗ Thái học sinh, làm quan dưới triều nhà Hồ.
– Năm 1407, giặc Minh xâm lược, Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi ghi nhớ lời cha để trả nợ nước, thù nhà.
– Sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của giặc Minh, ông tìm đến nghĩa quân Lam Sơn, theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa, góp phần to lớn vào sự thắng lợi của nghĩa quân.
– Ông là một nhà quân sự, chính trị lớn của dân tộc Việt Nam. Đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
– Ông tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò quan trọng bên cạnh Lê Lợi, giúp Lê Lợi đánh bại nghĩa quân xâm lược.
– Nhưng đến cuối cùng, cuộc đời ông phải kết thúc đầy bi thảm vào năm 1442 với vụ án nổi tiếng “Lệ Chi Viên”.
– Năm 1980, UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc) công nhận Nguyễn Trãi là Danh nhân văn hóa thế giới.
b. Sự nghiệp
– Nguyễn Trãi là một nhà văn chính luận kiệt xuất với các tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, chiếu biểu viết dưới thời Lê… Tư tưởng chủ đạo trong các tác phẩm này là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân.
– Nguyễn Trãi là một nhà thơ trữ tình sâu sắc: Ức trai thi tập, Quốc âm thi tập đã ghi lại hình ảnh người anh hùng vĩ đại cũng vừa là con người trần thế.
– Một số tác phẩm tiêu biểu như: Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập…
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
– “Quốc âm thi tập” gồm 254 bài, là tập thơ Nôm sớm nhất hiện còn. Với tập thơ này, Nguyễn Trãi đã trở thành một trong những người đặt nền móng và mở đường cho sự phát triển của thơ Tiếng Việt.
– Quốc âm thi tập được chia thành bốn phần: Vô đề, Môn thì lệnh (Thời tiết), Môn hoa mộc (Cây cỏ), Môn cầm thú (Thú vật).
– Bài thơ trên là bài số 43 trong số 61 bài thơ của mục “Bảo kính cảnh giới” (thuộc phần “Vô đề” của tập thơ “Quốc âm thi tập”).
b. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1. Sáu câu thơ đầu: bức tranh cảnh ngày hè nơi làng quê.
- Phần 2. Hai câu còn lại: tấm lòng cũng như mong ước được gửi gắm của nhà thơ.
c. Nội dung
Bài thơ tả cảnh ngày hè cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu nhân dân, đất nước.
d. Nghệ thuật
Nghệ thuật sử dụng ngôn từ, sử dụng điển cố điển tích…
Soạn bài Gương báu khuyên răn – Mẫu 2
1. Chuẩn bị
Bài thơ Gương báu khuyên răn là bài số 43 trong số 61 bài thơ của mục “Bảo kính cảnh giới” (thuộc phần “Vô đề” của tập thơ “Quốc âm thi tập”).
2. Đọc hiểu
Câu 1. Chú ý số chữ trong các câu; những từ thuần Việt; động từ; từ chỉ màu sắc; hương vị, âm thanh trong bài thơ.
- Số chữ trong các câu: câu đầu và cuối có 6 chữ, các câu còn lại có 7 chữ.
- Những từ thuần Việt: mùi hương, hóng mát, lao xao, chợ cá.
- Động từ: đùn đùn, giương, phun, tiễn.
- Từ chỉ màu sắc: lục, đỏ, hồng
- Từ chỉ hương vị: mùi hương.
- Từ chỉ âm thanh: dắng dỏi, lao xao
Câu 2. Tiếng đàn Ngu cầm và mong ước của Nguyễn Trãi có mối liên hệ như thế nào?
Tiếng đàn Ngu cầm và mong ước của Nguyễn Trãi có mối liên hệ chặt chẽ thể hiện mong ước ấm no, hạnh phúc.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Tìm hiểu nhan đề và nội dung chính của bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43).
– Nhan đề: Tấm gương quý báu để răn dạy về cuộc sống.
– Nội dung chính: Bài thơ tả cảnh ngày hè cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu nhân dân, đất nước.
Câu 2. Nhận biết vai trò của các từ chỉ màu sắc, âm thanh, từ láy và phép đối trong việc thể hiện cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ.
Vai trò: Khắc họa bức tranh thiên nhiên có sự hài hòa giữa màu sắc, âm thanh cùng với bức tranh cuộc sống đầy sống động, phong phú.
Câu 3. Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn.
Mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn: Tác giả khắc họa vẻ đẹp khung cảnh thiên nhiên, từ đó gửi gắm tình yêu thiên nhiên, cuộc sống cũng như những mong ước về quê hương, đất nước.
Câu 4. Theo em, bài thơ đã thể hiện tâm trạng và mong ước gì của Nguyễn Trãi? Những thông tin nào về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi giúp em hiểu hơn về điều đó?
– Tâm trạng và mong ước của Nguyễn Trãi: Mong ước nhân dân có cuộc sống đủ đầy, ấm no và hạnh phúc.
– Những thông tin về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi: Một con người yêu nước, thương dân, dù đã cáo quan về ở ẩn nhưng vẫn lo nghĩ cho vận mệnh dân tộc.
Câu 5. Điểm khác biệt về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật là gì? Nêu ý nghĩa của sự khác biệt đó?
- Các bài thơ thất ngôn bát cú đường luật: Các câu thơ có bảy chữ. Bài thơ Gương báu khuyên răn: Câu 1 và câu 8 có sáu chữ, các câu còn lại có bảy chữ.
- Việc sử dụng như vậy sẽ tạo nhịp điệu cho bài thơ, tạo nên sự độc đáo cho thơ Nguyễn Trãi.