Sách có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Đến với văn bản Hãy cầm lấy và đọc, chúng ta sẽ hiểu hơn về giá trị của những cuốn sách. Download.vn sẽ giới thiệu bài Soạn văn 7: Hãy cầm lấy và đọc.
Bạn đang đọc: Soạn bài Hãy cầm lấy và đọc – Kết nối tri thức 7
Các bạn học sinh lớp 7 có thể tham khảo để chuẩn bị bài nhanh chóng hơn. Nội dung chi tiết được giới thiệu ngay sau đây.
Soạn văn 7: Hãy cầm lấy và đọc
Soạn bài Hãy cầm lấy và đọc
Trước khi đọc
Câu 1. Nêu một câu danh ngôn nói về sách hoặc về việc đọc sách mà em cho là có ý nghĩa.
- Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới. (M. Goóc-ki)
- Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.
- Sách hay, cũng như bạn tốt, ít và được lựa chọn; chọn lựa càng nhiều, thưởng thức càng nhiều.
Câu 2. Em thích đọc sách loại nào? Em đã từng thu nhận được điều gì bổ ích sau khi đọc một cuốn sách?
- Một số loại sách: Văn học, Khoa học…
- Điều bổ ích: Kiến thức, kĩ năng…
Đọc văn bản
Câu 1. Câu chuyện kết nối như thế nào với vấn đề nghị luận?
Câu chuyện kết nối với nội dung vấn đề nghị luận.
Câu 2. Lí lẽ và bằng chứng nào được dùng để khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại?
– Lí lẽ: Đọc là một cách nạp năng lượng cho sự sống tinh thần.
– Bằng chứng: Người tuyệt thực, không ăn uống, có thể chết. Người không đọc, không xem, không nghe cũng có thể “chết”, cái chết dần dần, êm ái, không dễ nhận ra.
Câu 3. Làm cách nào để khắc phục sự sa sút của văn hóa đọc?
Cần tính đến cả hai phương diện: chủ thể đọc và đối tượng đọc, nghĩa là phải có người ham đọc và có sách hay để đọc.
Câu 4. Cách kết văn bản có gì độc đáo?
Tác giả sử dụng hai thứ tiếng để kêu gọi việc tích cực đọc sách.
Sau khi đọc
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Văn bản tập trung bàn về vấn đề gì? Dựa vào đâu em nhận biết được điều đó?
– Vấn đề: Bàn luận về vai trò của việc đọc sách.
– Dựa vào: Nhan đề “Hãy cầm lấy và đọc”; Đoạn mở đầu kể về câu chuyện đọc sách của Thánh Au-gu-xtinh, các đoạn tiếp theo đều nói đến vấn đề đọc sách, đoạn cuối đưa ra thông điệp kêu gọi mọi người đọc sách.
Câu 2. Tóm lược một số ý kiến được tác giả lần lượt trình bày trong văn bản.
- Đọc là một cách nạp năng lượng cho sự sống tinh thần.
- Đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người.
- Đọc sách là đọc thế giới và đọc cả tâm hồn con người.
- Giải quyết tình trạng văn hóa đọc sa sút: cần tính đến cả hai phương diện chủ thể đọc và đối tượng đọc, nghĩa là phải có người ham đọc và có sách hay để đọc.
Câu 3. Chỉ ra câu văn thể hiện cách lí giải của tác giả về thông điệp “Hãy cầm lấy và đọc”. Em có đồng ý với cách lí giải đó không? Vì sao?
– Cách lí giải của tác giả về thông điệp “Hãy cầm lấy và đọc”: Hãy tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một không gian nào.
– Ý kiến: Đồng tình; Nguyên nhân: Sách được tạo ra để lưu giữ kiến thức của nhân loại, cần được con người tìm đọc. Khi trực tiếp đọc một cuốn sách, bạn sẽ có thời gian nghiền ngẫm, cảm nhận để hiểu được nội dung mà cuốn sách muốn truyền tải.
Câu 4. Tác giả đã dùng những lí lẽ và bằng chứng nào để khẳng định trong thế giới hiện đại, khi các phương tiện nghe nhìn phát triển không ngừng, con người vẫn cần phải đọc sách?
– Lí lẽ: Đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người.
– Bằng chứng: Con chữ trên trang sách hàm chứa văn hóa của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước. Chữ kích thích trí tưởng tượng của người đọc, không bị cố định hóa trong một khuôn khổ, hình thể nào… nghi kỵ nhau.
Câu 5. Theo tác giả, cần có những điều kiện gì để giải quyết tình trạng sa sút của văn hóa đọc hiện nay? Em có tán thành với ý kiến của tác giả về vấn đề này không? Vì sao?
– Điều kiện: cần tính đến cả hai phương diện: chủ thể đọc và đối tượng đọc, nghĩa là phải có người ham đọc và có sách hay để đọc.
– Ý kiến: Đồng tình. Vì sách có hay mới hấp dẫn người đọc, không chỉ vậy bản thân mỗi người cũng phải say mê mới dành thời gian đọc sách.
Câu 6. Từ nội dung văn bản Hãy cầm lấy và đọc, theo em, có thể xem đọc sách là một kiểu trải nghiệm được không? Vì sao?
Đọc sách có thể được coi là một kiểu trải nghiệm. Vì khi đọc sách, con người sẽ được khám phá một thế giới mới mẻ, kì thú; học tập được nhiều kiến thức, kĩ năng bổ ích…
Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) với chủ đề: Sách là để đọc, không phải để trưng bày.
Gợi ý:
Mẫu 1
Sách là để đọc, không phải để trưng bày. Vì sách có một vai trò vô cùng quan trọng. Từ xưa đến nay, con người sử dụng sách như một công cụ để lưu giữ lại toàn bộ tri thức của nhân loại. Vì vậy, khi đọc sách con người sẽ có thêm nguồn thông tin, kiến thức phong phú. Không chỉ là những tri thức của hiện tại mà còn là những nghiên cứu, những tinh hoa mà phải trải qua một quá trình dài mới có thể đúc kết ra được. Qua những trang sách, chúng ta có thể tìm về với quá khứ, bước đến tương lai hoặc có thể phiêu lưu khắp mọi nơi trên thế giới. Có đôi khi những cuốn sách còn giúp bạn xác định được cho mình những mục tiêu, gây dựng những ước mơ tốt đẹp. Đồng thời, có những cuốn sách còn giúp con người có thêm niềm tin, sức mạnh để vượt qua những khó khăn, nghịch cảnh trong cuộc sống. Tất cả điều này sẽ giúp bạn trở thành một người thành công hay thất bại. Một cuốn sách hay cũng có khả năng giáo dục, giúp con người sống tốt hơn và hoàn thiện bản thân hơn. Chính vì vai trò to lớn đó, chúng ta cần phải trân trọng, biết cách thưởng thức những cuốn sách.
Mẫu 2
Sách là để đọc, không phải để trưng bày. Bởi sách chính là nguồn tri thức vô giá nhân loại. Sách cung cấp cho con người những tri thức khác nhau thuộc mọi lĩnh vực trong đời sống. Sách có thể giúp người đọc vượt qua mọi không gian và thời gian, thậm chí là mọi ngôn ngữ. Lạc vào thế giới của sách, con người sẽ đến với những chuyến hành trình bất tận, khám phá được nhiều điều mới mẻ và thú vị mà chỉ phải bỏ ra một số tiền rất nhỏ. Sách giống như một người bạn vậy. Khi đọc được một quyển sách tốt, bạn không chỉ học hỏi được những kiến thức mà còn bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm. Đôi khi, những cuốn sách còn giúp chữa lành đi những vết thương mà bạn trải qua trong cuộc sống. Nhờ có sách, chúng ta cũng nhận ra những phần mà bản thân mình còn khiếm khuyết, để từ đó tự hoàn thiện chính mình trở nên tốt đẹp hơn. Không chỉ vậy, sách còn là nơi giúp con người giải trí sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng và mệt mỏi. Như vậy, những cuốn sách cần được trân trọng, thưởng thức mà không phải chỉ trưng bày tại nơi giá sách hay tủ kính.
Xem thêm: Đoạn văn với chủ để Sách là để đọc, không phải để trưng bày