Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Hoàng Lê nhất thống chí, hướng dẫn chuẩn bị bài.
Bạn đang đọc: Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí Chân trời sáng tạo
Tài liệu này có thể giúp học sinh lớp 8 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo chi tiết ngay dưới đây.
Soạn văn 8: Hoàng Lê nhất thống chí
Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí
Chuẩn bị đọc
Em biết gì về thời Vua Lê – Chúa Trịnh hay về những chiến công của Hoàng đế Quang Trung? Hãy chia sẻ cùng với các bạn trong lớp.
Gợi ý:
– Thời Vua Lê – chúa Trịnh: vua Lê chỉ là bù nhìn, quyền hành nằm trong tay chúa Trịnh.
– Những chiến công của Hoàng đế Quang Trung: thống nhất đất nước, đánh bại quân Thanh, xây dựng và phát triển kinh tế,…
Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1. Cảnh kiêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi ở đây có gì khác so với cảnh lên ngôi của vua chúa ngày xưa mà em hình dung?
Cảnh kiêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi hài hước, kệch cỡm: dùng tạm chiếc mâm vẫn bày cỗ lộc làm ghế, đặt thế tử ngồi lên rồi tám người kề vai vào khiêng.
Câu 2. Em có nhận xét gì về hành động của đám kiêu binh.
Hành động của đám kiêu binh: kiêu ngạo, coi trời bằng vung, hống hách.
Câu 3. Câu nói này thể hiện nét tính cách gì của Vua Quang Trung?
Tính cách của vua Quang Trung: quyết đoán, dám nghĩ dám làm.
Câu 5. Từ đây, tuyến truyện có gì thay đổi?
Tuyến truyện thay đổi: chuyển sang kể về tình cảnh của quân Thanh, vua tôi Lê Chiêu Thống.
Câu 6. Phần kể về Vua Lê Chiêu Thống có phải là một tuyến truyện khác không? Vì sao?
- Ý kiến: có
- Nguyên nhân: nội dung và đối tượng mô tả ở phần này khác so với các phần còn lại, phản ánh một đối tượng cụ thể có ảnh hưởng đến cốt truyện.
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Vẽ sơ đồ tóm tắt chuỗi sự kiện chính trong đoạn trích Hồi thứ hai và đoạn trích Hồi thứ mười bốn. Chỉ ra mối liên hệ giữa hai đoạn trích này.
Câu 2. Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung được thể hiện trong văn bản là gì? Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nét tính cách ấy.
Câu 3. Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của tác giả (chủ ý cách sử dụng ngôi kể, kết hợp lời của người kể chuyện và lời của nhân vật,… ).
Câu 4. So sánh thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh; Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh. Theo em, cách thể hiện thái độ như vậy có phù hợp với truyện lịch sử hay không? Vì sao?
Câu 5. Qua văn bản, em hiểu thêm điều gì về Vua Quang Trung và cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta
Câu 6. So sánh cốt truyện trong văn bản trên đây với cốt truyện trong một văn bản mà em đã đọc, chỉ ra điểm khác biệt và điểm tương đồng (nếu có) giữa cốt truyện đa tuyến với cốt truyện đơn tuyến.