Soạn bài Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ – Cánh Diều 6

Trong quá trình học tập môn Ngữ Văn lớp 6, các bạn học sinh cần chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Bạn đang đọc: Soạn bài Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ – Cánh Diều 6

Soạn bài Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ – Cánh Diều 6

Soạn bài Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ

Hôm nay, Download.vn Soạn văn 6: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ, thuộc bộ sách Cánh Diều. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

Soạn văn 6: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ

    Soạn bài Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ

    1. Định hướng

    a. Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em về người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ…) là kể về một sự việc, một hành động… của người ấy mà em đã chứng kiến và có ấn tượng sâu sắc. Trong bài nói, người kể sử dụng ngôi thứ nhất, thường xưng “tôi”.

    b. Để kể lại một trải nghiệm đáng nhớ về người thân trong gia đình, các em cần:

    • Xác định một sự việc, hành động, tình huống… của người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ…) mà em đã chứng kiến và đẻ lại ấn tượng sâu sắc.
    • Xác định đối tượng người nghe và thời gian em sẽ kẻ để có cách trình bày phù hợp.
    • Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói.
    • Chuẩn bị các tư liệu, tranh ảnh liên quan đến trải nghiệm sẽ kẻ (nếu có).
    • Nêu lên cảm xúc, suy nghĩ hoặc bài học em rút ra từ trải nghiệm đáng nhớ đó.
    • Sử dụng nét mặt, ánh mắt, hành động… phù hợp với cân chuyện đẻ tác động đến người nghe.

    2. Thực hành

    Bài tập: Hãy kể lại cho các bạn nghe câu chuyện mà em đã trải nghiệm và có ấn tượng sâu sắc về một người thân trong gia đình.

    a. Chuẩn bị

    – Đọc và xác định yêu cầu của đề bài, lựa chọn trải nghiệm mà em có ấn tượng sâu sắc về một người thân (ông, bà, cha, mẹ…). Ví dụ: Kể về một em bị ốm (đau), mẹ đã chăm sóc em như thế nào.

    – Nhớ lại chi tiết về trải nghiệm và cảm xúc, suy nghĩ của em qua trải nghiệm.

    – Tìm các tư liệu, tranh, ảnh liên quan để minh họa cho trải nghiệm (nếu thấy cần thiết).

    b. Tìm ý và lập dàn ý

    – Tìm ý cho bài kể theo gợi dẫn:

    • Nêu sự việc, hành động, tình huống của người thân (ông, bà, cha, mẹ…) để lại ấn tượng sâu sắc trong em. Ví dụ: Em bị ốm (đau) được mẹ chăm sóc.
    • Phát triển các ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi: Sự việc, tình huống diễn ra vào thời gian nào, ở đâu? Sự việc, tình huống đó cụ thể như thế nào? Em có cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ gì khi chứng kiến việc đó? Bài học rút ra.

    – Lập dàn ý:

    (1) Mở bài

    Giới thiệu về người thân và sự việc, tình huống người thân để lại ấn tượng sâu sắc trong em.

    (2) Thân bài

    – Lý do xuất hiện trải nghiệm

    – Diễn biến của trải nghiệm

    • Thời gian, địa điểm
    • Ngoại hình, tâm trạng
    • Hành động, cử chỉ
    • Tình cảm, cảm xúc

    (3) Kết bài

    • Bài học sau trải nghiệm đó.
    • Thái độ, tình cảm đối với người thân sau trải nghiệm.

    c. Nói và nghe

    – Người nói: kể về trải nghiệm theo dàn ý, sử dụng những từ ngữ thể hiện được trình tự thời gian hoặc diễn biến sự việc, nói rõ ràng âm lượng phù hợp…

    – Người nghe: lắng nghe chăm chú để hiểu thông tin được chia sẻ, nêu câu hỏi để được người nói chia sẻ thêm…

    d. Kiểm tra và chỉnh sửa

    – Người nói:

    • So với yêu cầu ở mục c, em đã đạt được những gì?
    • Em muốn thay đổi điều gì trong bài nói?

    – Người nghe:

    • Đối chiếu với yêu cầu mục c để rút kinh nghiệm về kỹ năng nghe.
    • Nhận xét bài nói.

    * Gợi ý bài nói:

    Gia đình có vai trò thật quan trọng, và đối với tôi cũng vậy. Trong gia đình, người mẹ tôi yêu thương nhất chính là mẹ.

    Mẹ tôi là một người phụ nữ giản dị. Nhưng mẹ đã dành cho tôi những sự hy sinh thật phi thường. Bố mẹ chia tay khi tôi còn nhỏ. Tôi sống cùng với mẹ. Mẹ vừa phải làm mẹ, vừa phải làm bố. Nhờ có tình yêu thương vô bờ của mẹ đã lấp đầy khoảng trống tình cảm của bố.

    Còn nhớ năm lớp tám, tôi đến nhà Hồng – cô bạn thân cùng lớp chơi. Do quá mải chơi nên khi về đến nhà thì trời đã tối. Tôi nghĩ thầm trong lòng rằng kiểu gì khi về đến nhà mẹ cũng mắng. Nhưng khi tôi về đến nơi, bước vào nhà lại thấy thật yên tĩnh, chỉ nhìn thấy trên bàn là cơm canh nóng hổi, mà không thấy mẹ đâu. Tôi ăn cơm xong mà lòng đầy lo âu. Tôi lén vào phòng của mẹ, thì nhìn thấy mẹ đang nằm trên giường. Tôi khẽ gọi: “Mẹ ơi!” nhưng không thấy tiếng trả lời. Cảm thấy lo lắng, tôi chạy đến bên giường, khi chạm vào người mẹ thì thấy nóng bừng. Có lẽ mẹ đã bị sốt.

    Bỗng nhiên tôi cảm thấy sợ hãi, xen lẫn cả sự ân hận. Tôi tự trách mình mải chơi, trong khi mẹ thì phải làm việc vất vả, lại bị ốm mà vẫn cố gắng nấu cơm cho tôi. Tự trấn an bản thân, tôi nhanh chóng chạy đi lấy khăn mặt lạnh đắp lên trán mẹ. Rồi còn nấu một ít cháo ăn liền và mua thuốc cho mẹ. Một lúc sau, có vẻ đã khá hơn, mẹ tỉnh dậy. Tôi thuyết phục mẹ ăn cháo và uống thuốc. Mẹ vừa ăn vừa mỉm cười nhìn tôi. Xong xuôi, tôi nhìn mẹ, rồi ôm lấy mẹ và bật khóc nức nở: “Con xin lỗi mẹ ạ!”. Mẹ chỉ ôm tôi vào lòng rồi nhẹ nhàng nói: “Không sao đâu! Nín đi con!”.

    Sáng hôm sau, mẹ đã khỏe hẳn và có thể đi làm bình thường. Nhưng nhờ có trải nghiệm hôm qua mà tôi mới biết mẹ đã vất vả vì tôi như thế nào. Tôi thầm nhắc nhở bản thân phải cố gắng học tập hơn, giúp đỡ mẹ nhiều hơn để mẹ khỏi lo lắng, vất vả.

    Đối với tôi, mẹ chính là nguồn ánh sáng diệu kỳ. Tôi dường như thấu hiểu thêm công ơn của mẹ, cũng như hiểu được rằng:

    “Con dù lớn vẫn là con của mẹ
    Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con”

    (Con cò, Chế Lan Viên)

    Xem thêm: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ về người thân trong gia đình

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *