Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn – Kết nối tri thức 7

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 7: Kể lại một truyện ngụ ngôn, hướng dẫn cách kể lại một truyện ngụ ngôn.

Bạn đang đọc: Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn – Kết nối tri thức 7

Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn – Kết nối tri thức 7

Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn

Các bạn học sinh lớp 7 có thể tham khảo để biết cách kể lại một truyện ngụ ngôn. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.

Soạn văn 7: Kể lại một truyện ngụ ngôn

    Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn

    1. Trước khi nói

    a. Chuẩn bị

    – Chọn được truyện ngụ ngôn mà mình yêu thích.

    – Nắm được cốt truyện của truyện ngụ ngôn.

    – Lưu ý những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ diễn đạt đặc sắc, giàu ý nghĩa.

    – Có thể sáng tạo thêm những cách diễn đạt thú vị hơn để tăng sức hấp dẫn nhưng không làm sai lệch những yếu tố cơ bản của cốt truyện gốc.

    b. Tập luyện

    Kể lại trước các bạn trong nhóm, tập luyện kết hợp với ngôn ngữ cơ thể…

    2. Trình bày bài nói

    • Mở đầu: Tạo không khí thoải mái, thu hút sự chú ý của người nghe trước khi kể.
    • Triển khai: Kể nội dung câu chuyện bằng lời kể sinh động, tương tác với người nghe một cách tự nhiên.
    • Kết luận: Nêu ý nghĩa của truyện.

    3. Sau khi nói

    • Bàn luận về chi tiết, hình ảnh đặc sắc.
    • Trao đổi, rút kinh nghiệm…

    * Hướng dẫn

    – Mở đầu: Kính chào thầy cô và các bạn, sau đây tôi sẽ kể lại truyện ngụ ngôn…

    Mẫu 1

    Một ngày nọ, nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi nói chuyện với nhau. Các thầy đều phàn nàn không biết hình thù con voi ra sao. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem.

    Mỗi thầy sờ một bộ phận khác nhau. Thầy thì sờ voi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi. Rồi họ ngồi bán tán rất sôi nổi.

    Đầu tiên, thầy sờ vòi hào hứng nói:

    – Tưởng con voi thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.

    Đến thầy sờ ngà nói:

    – Nó chần chẫn như cái đòn càn.

    Còn thầy sờ tai lại bảo:

    – Không! Nó bè bè như cái quạt thóc.

    Thầy sờ chân thì cãi:

    – Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột đình.

    Cuối cùng, thầy sờ đuôi nói:

    – Các thầy đều không đúng cả. Nó tun tủn như cái chổi sể cùn.

    Thầy nào cũng cho rằng mình đúng, không ai nhường ai, nên đánh nhau đến toác đầu chảy máu. Truyện Thầy bói xem voi đã phê phán cái nhìn phiến diện, chủ quan của năm ông thầy bói. Từ đó ông cha ta muốn khuyên con người khi muốn hiểu biết sự vật sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.

    Mẫu 2

    Từ xưa, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng vẫn sống hòa thuận với nhau. Một ngày nọ, cô Mắt than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng:

    – Bác Tai, hai anh và tôi đều làm việc vất vả, chỉ có lão Miệng chỉ ăn không ngồi rồi. Tôi tính, chúng ta không làm việc nữa, xem lão Miệng có sống được không.

    Cậu Chân, cậu Tay thấy phải, liền nói:

    – Đúng đấy! Vậy chúng ta hãy đến nói cho lão Miệng rằng lão hãy tự lo lấy thân.

    Thế rồi, Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng kéo đến lão Miệng. Ngang qua nhà bác Tai, họ thấy bác ngồi im lặng như nghe ngóng điều gì. Cả ba cùng chạy vào và nói:

    – Bác Tai ơi, chúng cháu đang định đến nhà lão Miệng. Lão cần phải biết từ nay chúng cháu sẽ không làm cho lão ăn nữa. Lâu nay, chúng cháu và bác đã vất vả rồi. Bác có đi cùng không ạ?

    Bác Tai tán thành ngay:

    – Phải, phải… Bác sẽ đi cùng các cháu!

    Thế rồi, họ cùng đi đến nhà lão Miệng. Đến nơi, họ chẳng thèm chào hỏi, mà nói thẳng với lão:

    – Chúng tôi đến đây không phải để chào hỏi, mà để thông báo với ông rằng: Kể từ nay, chúng tôi sẽ không làm việc nuôi ông nữa. Chúng tôi đã vất vả quá nhiều rồi.

    Nghe vậy, lão Miệng ngạc nhiên lắm. Lão lựa lời nói cho họ bớt giận, và bàn bạc lại:

    – Xưa này, chúng ta vẫn sống hòa thuận, vui vẻ. Sao nay mọi người lại có suy nghĩ như vậy? Nếu có điều gì không hài lòng, mọi người hãy nói ra để chúng ta cùng bàn bạc.

    Nhưng cả bốn đều lắc đầu, cùng nói:

    – Không cần bàn bạc gì cả. Chúng tôi đã quyết định như vậy rồi. Kể từ này, ông hãy tự lo lấy thân.

    Thế rồi, họ kéo nhau ra về. Từ đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa. Ngày này qua ngày khác, họ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay không muốn chạy nhảy như trước, cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, hai mí mặt nặng trĩu. Bác Tai lúc nào cũng thấy ù ù. Đến ngày thứ bảy, họ không thể chịu được nữa, đành họp nhau lại để bàn. Bác Tai cố nói với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay:

    – Các cháu, chúng ta đã sai lầm rồi. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt cả. Lão Miệng không làm đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Trước kia sống với nhau thân thiết như thế, nay tự dưng chúng ta gây nên chuyện. Lão Miệng phải ăn thì chúng ta mới khỏe được.

    Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay nghe lấy làm phải, liền cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Đến nơi, họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm khô như rang, không buồn nhếch mép. Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay vội vã đi tìm thức ăn. Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại. Còn những người khác cũng thấy khỏe mạnh hơn. Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân thiết như trước, không còn tị nạnh nhau.

    – Kết thúc:

    • Nêu ý nghĩa của truyện.
    • Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.

    Xem thêm: Kể lại một truyện ngụ ngôn

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *