Văn bản Khan hiếm nước ngọt đã giúp chúng ta hiểu rõ tầm quan trọng của nước. Download.vn muốn cung cấp tài liệu Soạn văn 6: Khan hiếm nước ngọt, thuộc sách Cánh Diều, tập 2.
Bạn đang đọc: Soạn bài Khan hiếm nước ngọt – Cánh Diều 6
Các bạn học sinh lớp 6 có thể tham khảo để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn. Nội dung chi tiết được chúng tôi giới thiệu ngay bên dưới.
Soạn văn 6: Khan hiếm nước ngọt
Soạn bài Khan hiếm nước ngọt
1. Chuẩn bị
– Nội dung, đề tài của bài viết: Thực trạng khan hiếm nước ngọt.
– Người viết định phản đối việc sử dụng lãng phí nước ngọt. Để bảo phản đối vấn đề đó, người viết đã sử dụng lí lẽ và dẫn chứng:
- Nước chiếm diện tích lớn trên trái đất, nhưng không phải đâu cũng là nguồn nước ngọt và nước sạch.
- Trên thế giới có khoảng hơn hai tỷ người sống trong cảnh thiếu nước ngọt.
- Nguồn nước ngọt phân bố không đều, có nơi lúc nào cũng có, có nơi lại khan hiếm.
– Vấn đề có liên quan đến cuộc sống hiện nay và bản thân: Kêu gọi con người cần sử dụng tiết kiệm nguồn nước ngọt.
– Sự khác nhau giữa:
- Nước: không màu không mùi không vị
- Nước mặn: có vị mặn, chứa hàm lượng muối cao
- Nước ngọt: Xuất phát từ các cơn mưa được tạo ra do sự ngưng tụ tới hạn của hơi nước trong không khí, rơi xuống ao, hồ, sông của mặt đất cũng như trong các nguồn nước ngầm hoặc do sự tan chảy của băng hay tuyết.
- Nước sạch: Nguồn nước hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe, nước trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa vi sinh vật gây bệnh và các chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
– Tác dụng của nước ngọt: Cung cấp nước uống, dùng để tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp, dùng để rửa thực phẩm…
2. Đọc hiểu
Câu 1. Ý chính của phần mở đầu là gì? Nó liên quan với tên văn bản như thế nào?
- Ý chính của phần mở đầu là: Đặt vấn đề về nguồn nước trên trái đất.
- Ý chính của phần mở đầu gợi mở vấn đề ở tên văn bản.
Câu 2. Các câu in nghiêng ở phần 2 dùng để phản đối ý kiến nào?
Các câu in nghiêng ở phần 2 dùng để phản đối ý kiến: Con người sẽ không bao giờ thiếu nước.
Câu 3. Chỉ ra những lí lẽ và bằng chứng trong phần 2?
– Bề mặt quả đất mênh mông là nước nhưng đó là nước mặn chứ không phải nhưng không phải nước ngọt, lại càng không phải là nước sạch mà con người và động vật, thực vật quanh ta có thể dùng được.
- Hầu hết trên hành tinh mà chúng ta sống là nước mặn, nước ngọt thì bị đóng băng ở Bắc Cực, Nam Cực
- Do con người khai thác bừa bãi, xả bỏ rác thải, chất độc lại cứ vô tư ngấm xuống đất, thải ra sông suối lại ngày càng khan hiếm hơn nữa.
– Nước có vai trò quan trọng trong sinh hoạt hằng ngày nhưng tình cảnh thiếu nước ngọt đang ngày càng gia tăng:
- Một tấn ngũ cốc phải sử dụng 1000 tấn nước, một tấn khoai tây cần từ 500 – 1500 tấn nước.
- Để có một tấn thịt gà ít nhất cũng phải dùng tới 3500 tấn nước, còn để có một tấn thịt bò thì số nước cần sử dụng còn ghê gớm hơn 15000 đến 70000 tấn.
- Thiếu nước, đất đai sẽ khô cằn, cây cối, muôn vật không sống nổi.
– Nguồn nước khan hiếm nhưng lại phân bố không đều: Vùng núi đá Đồng Văn, Hà Giang thiếu nước ngọt bà con còn phải đi xa vài cây số để lấy nước.
Câu 4. Phần 3 có vai trò gì trong văn bản nghị luận này
Phần 3 có vai trò kết luận lại vấn đề được bàn luận trong văn bản nghị luận.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Văn bản Khan hiếm nước ngọt viết về vấn đề gì? Vấn đề có được nêu khái quát ở phần nào? Tên văn bản và vấn đề đặt ra trong có liên quan như thế nào?
- Văn bản Khan hiếm nước ngọt viết về vấn đề: Thực trạng khan hiếm nước ngọt.
- Vấn đề được khái quát ở phần đầu của văn bản.
- Các vấn đề đặt ra trong văn bản nhằm chứng minh cho nội dung được nhắc đến ở tên văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, có những lí do nào khiến nước ngọt ngày càng khan hiếm? Liệt kê ra vở các lí do theo bảng sau:
Hiện tượng |
Lí do |
Nước ngọt ngày càng khan hiếm |
a. Số nước ngọt không phải là vô tận và đang ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người gây ra. |
Đủ thứ rác thải, có những rác thải tiêu hủy được nhưng có những thứ hàng chục năm sau chưa chắc đã phân hủy, cả những chất độc hại cứ vô tư ngấm xuống đất, thải ra sông suối. |
|
Cuộc sống ngày càng văn minh, tiến bộ, con người ngày càng sử dụng nhiều nước hơn cho mọi nhu cầu của mình. |
|
Nước ngọt phân bố không nhiều có nơi lúc nào cũng ngập nước, nơi lại khan hiếm. |
Câu 3. Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản này là gì và được thể hiện rõ nhất ở câu văn, đoạn văn nào? Các lí lẽ và bằng chứng đã nêu lên trong văn bản có làm rõ được mục đích của tác giả không?
- Mục đích của tác giả khi viết văn bản là cho thấy thực trạng khan hiếm nước ngọt trên thế giới. Điều đó được thể hiện qua các câu văn, đoạn văn: “Đúng là bề mặt…. càng khan hiếm hơn nữa”, “Theo Tổ chức Y tế Thế giới… không sống nổi”.
- Các lí lẽ và bằng chứng đã nêu lên trong văn bản có làm rõ được mục đích của tác giả.
Câu 4. Qua văn bản Khan hiếm nước ngọt, người viết thể hiện thái độ như thế nào đối với vấn đề nước ngọt?
Tác giả thể hiện thái độ coi trọng với nguồn nước ngọt, phê phán những hành vi sử dụng lãng phí nguồn nước.
Câu 5. So với những điều em biết về nước, văn bản cho em hiểu thêm được những gì?
Văn bản giúp người đọc hiểu thêm rằng nguồn nước ngọt trên thế giới đang trở nên khan hiếm.
Câu 6. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 dòng) về chủ đề môi trường, có sử dụng thành ngữ “nhiều như nước”.
Gợi ý:
Môi trường có một tầm quan trọng đối với cuộc sống của nhân loại. Nhưng có một thực trạng đáng báo động là môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Từ môi trường đất đai, nguồn nước, không khí…. Đầu tiên là đất đai – một tài nguyên quý giá của con người. Hiện nay, việc đất đai bị ô nhiễm chủ yếu do con người sử dụng các chất hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật dùng trong sản xuất, làm ngấm xuống đất. Tiếp đến là nguồn nước – nhiều người cho rằng chẳng có gì nhiều như nước. Thực tế nguồn nước ngọt phục vụ cho cuộc sống của con người trên trái đất đang ngày càng khan hiếm. Việc các nhà máy không xử lý hóa chất mà đã thải chất bẩn ra sông, biển khiến nguồn nước nhiễm bẩn. Các loại thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật ngấm xuống mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước sạch. Cuối cùng là môi trường không khí hiện nay cũng đang bị ô nhiễm rất lớn bởi khí thải của các phương tiện giao thông, các nhà máy chưa qua xử lý. Điều đó làm tăng khả năng mắc các bệnh về hô hấp ở con người. Chính vì vậy, mỗi người hãy tích cực bảo vệ môi trường vì cuộc sống của chính mình.
Câu sử dụng thành ngữ: Tiếp đến là nguồn nước – nhiều người cho rằng chẳng có gì nhiều như nước.
Xem thêm: Đoạn văn ngắn về chủ đề môi trường có sử dụng thành ngữ nhiều như nước