Soạn bài Kiểm tra phần Tiếng Việt

Soạn bài Kiểm tra phần Tiếng Việt

Để giúp học sinh củng cố những kiến thức thuộc phần tiếng Việt, trong chương trình Ngữ văn lớp 9 sẽ có một tiết riêng để kiểm tra về tiếng Việt.

Bạn đang đọc: Soạn bài Kiểm tra phần Tiếng Việt

Sau đây là tài liệu Soạn văn 9: Kiểm tra phần Tiếng Việt, mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo dưới đây.

Soạn văn 9: Kiểm tra phần Tiếng Việt

    Soạn văn Kiểm tra phần Tiếng Việt

    I. Hướng dẫn chuẩn bị bài

    Câu 1. Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để phân tích nét nổi bật của việc dùng từ trong những câu thơ sau:

    Nao nao dòng nước uốn quanh,
    Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
    Sè sè nấm đất bên đường
    Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh

    (Truyện Kiều, Nguyễn Du)

    – Các từ láy trong các câu sau: nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu.

    – Các từ láy vừa gợi tả hình ảnh và âm thanh, vừa gợi tả tâm trạng.

    Câu 2. Đọc đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều (trang 97 – 98). Tìm lời dẫn trực tiếp. Nêu nhận xét về cách xưng hô, nói năng của Mã Giám Sinh và bà mối.

    – Lời dẫn trực tiếp là: “Mã Giám Sinh”, “Huyện Thanh Lâm cũng gần”, “Mua ngọc đến Lam Kiều”, “Giá đáng nghìn vàng/Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài!”.

    – Nhận xét về cách xưng hô, nói năng:

    • Mã Giám Sinh: vừa trịnh thượng, vô học (nói năng cộc lốc ở phần giới thiệu lai lịch), vừa kiểu cách giả tạo.
    • Bà mối: đưa đẩy, vòng vo, nhún nhường giả tạo, đúng là kẻ chuyên nghề mối lái.

    Câu 3. Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi:

    a.

    – Lời dẫn trực tiếp: Có lẽ các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt…

    – Lời dẫn gián tiếp: Ngày trước, trước kia, đã có thời…

    – Không phải là lời dẫn: cuộc sống buồn tẻ của chúng, về những con chim chúng tôi đang bẫy được ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác.

    b. Nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ “có lẽ” trong lời nhận xét của mình nhân vật này không chắc chắn về lời nói của bản thân (các bà đều rất tốt) – bản thân người nói chưa được kiểm chứng sự nội dung đang được nói đến.

    => Tuân thủ phương châm về chất (Không nói những điều mà mình không tin là đúng hoặc những điều không có bằng chứng xác thực).

    Câu 4. Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét độc đáo trong những câu (đoạn) trong SGK:

    a.

    – Biện pháp tu từ: so sánh (như anh với em, như Nam với Bắc)

    – Tác dụng: Hình ảnh hai dãy Trường Sơn được ví như hai con người (anh với em), như hai miền đất (Nam với Bắc), như hai phía (đông với tây). Đó là sự gắn bó keo sơn mà không gì có thể chia cắt được.

    b. 
    – Biện pháp tu từ: ẩn dụ (một sợi dây đàn)

    – Tác dụng: Sợi dây đàn nhằm ẩn dụ cho tâm hồn của con người, khi biết rung động với những cung bậc của cuộc sống.

    c.

    – Biện pháp tu từ: điệp ngữ (tre), nhân hóa (tre xung phong; tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh; tre hy sinh để bảo vệ…)

    – Tác dụng: cho thấy sự gắn bó, gần gũi cũng như quan trọng của tre đối với con người Việt Nam.

    Câu 5. Cho biết cách nói nào trong những câu nói sau có sử dụng phép nói quá: chưa ăn đã hết, đẹp tuyệt vời, một tấc đến trời, không một ai có mặt, một chữ bẻ đôi không biết, sợ vã mồ hôi, cười vỡ bụng, rụng rời chân tay, tức lộn ruột, tiếc đứt ruột, ngáy như sấm, nghĩ nát óc, đứt từng khúc ruột.

    Gợi ý:

    Các câu có sử dụng phép nói quá là: chưa ăn đã hết, một tấc đến trời, một chữ bẻ đôi cũng không biết, cười vỡ bụng, rụng rời chân tay, tức lộn ruột, tiếc đứt ruột, nghĩ nát óc, ngáy như sấm, đứt từng khúc ruột.

    II. Bài tập ôn luyện thêm

    Câu 1. Tìm lời dẫn trong các câu sau. Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn và là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp.

    a. Tôi có ngay cái ý kiến vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.

    (Tôi đi học, Thanh Tịnh)

    b. Nó đưa cho tôi ba đồng mà bảo: “Con biếu thầy ba đồng để thỉnh thoảng thầy ăn quà; xưa nay con ở nhà mãi cũng không nuôi được bữa nào, thì con đi cũng chẳng phải lo; thầy bòn vườn đất với làm thuê làm mướn thêm cho người ta thế nào cũng đủ ăn; con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm!…”.

    (Lão Hạc, Nam Cao)

    c. Một giờ sau cô nói: “Xiu à, hôm nào đó mình hi vọng sẽ vẽ vịnh Na-plơ”.

    (Chiếc lá cuối cùng, O. Henry)

    d. Cô ấy đã dặn tôi ngày mai phải mang hoa đến để trang trí lớp học nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

    Câu 2. Thi tìm nhanh các thành ngữ nói quá.

    Gợi ý:

    – Chậm như sên

    – Trắng như tuyết

    – Vắng như chùa Bà Đanh

    – Đen như cột nhà cháy

    – Xấu như ma

    – Đẹp như tiên

    – Chạy bán sống bán chết

    – Ăn như mèo

    – Dữ như cọp

    – Nhanh như chớp

    – Vui như mở cờ trong bụng

    – Trắng như trứng gà bóc

    – Mình đồng da sắt

    – Đi guốc trong bụng

    – Vắt cổ chày ra nước…

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *