Soạn bài Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại

Soạn bài Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại

Trong chương trình Ngữ văn lớp 9 , học sinh sẽ được ôn tập lại kiến thức về thơ và truyện hiện đại.

Bạn đang đọc: Soạn bài Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại

Soạn bài Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại

Soạn bài Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại

Download.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 9: Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại, sẽ được đăng tải chi tiết dưới đây.

Soạn văn 9: Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại

    Soạn bài Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại – Mẫu 1

    I. Chuẩn bị ở nhà

    Làm vào vở bài tập một bảng thống kê các tác phẩm thơ, truyện hiện đại được học từ bài 10 đến bài 15:

    Tên tác phẩm

    Tên tác giả

    Thể loại

    Nội dung

    Nghệ thuật

    Đồng chí

    Chính Hữu

    Thơ

    Bài thơ đã khắc họa hình ảnh người lính cách mạng và tình cảm đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn của họ.

    Hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực và cô đọng, giàu sức biểu cảm…

    Bài thơ về tiểu đội xe không kính

    Phạm Tiến Duật

    Thơ

    Bài thơ đã khắc họa hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kháng chiến chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm nơi chiến trường.

    Ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn…

    Đoàn thuyền đánh cá

    Huy Cận

    Thơ

    Bài thơ đã khắc họa hình ảnh đẹp đẽ tráng lệ cũng như thể hiện sự hài hóa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, tự hào của nhà thơ, đất nước

    hình ảnh liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, phong phú; âm hưởng khỏe khoắn, lạc quan.

    Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

    Nguyễn Khoa Điềm

    Thơ

    Bài thơ đã thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên.

    Giọng điệu ngọt ngào, trìu mến; sử dụng các biện pháp tu từ nhân hóa, điệp ngữ, ẩn dụ…

    Ánh trăng

    Nguyễn Duy

    Thơ

    Bài thơ như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị và hiền hậu. Đó cũng chính là lời nhắc nhở về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

    Hình ảnh giàu tính biểu cảm, giọng điệu tự nhiên, thể thơ độc đáo…

    Làng

    Kim Lân

    Truyện ngắn

    Tình yêu làng và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được Kim Lân thể hiện chân thực, sâu sắc trong truyện ngắn Làng.

    Nhà văn đã vô cùng thành công khi xây dựng được tình huống truyện, kết hợp miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.

    Lặng lẽ Sa Pa

    Nguyễn Thành Long

    Truyện ngắn

    Lặng lẽ Sa Pa đã khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình sống trên đỉnh núi cao. Từ đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động, cũng như ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

    Tình huống truyện hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận…

    Chiếc lược ngà

    Nguyễn Quang Sáng

    truyện ngắn

    Chiếc lược ngà đã thể hiện tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

    Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả tâm lí và tính cách nhân vật…

    II. Kiểm tra kiến thức

    Câu 1. Tóm tắt cốt truyện, tình huống chính và nêu chủ đề các truyện: Làng, Chiếc lược ngà, Lặng lẽ Sa Pa

    * Làng:

    – Tóm tắt: Ông Hai là một người nông dân rất yêu và tự hào về làng chợ Dầu của mình. Vì chiến tranh, gia đình ông phải đi tản cư. Một hôm ông nghe tin làng chợ Dầu theo Tây. Tin dữ bất ngờ khiến ông không thể tin, rồi sau đó là bàng hoàng và xót xa. Về nhà, ông nằm vật ra, ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Ông không biết nên về làng hay đi đến nơi khác. Sau khi trò chuyện với thằng con trai út, ông Hai quyết định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Đến khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không theo giặc, ông vô cùng sung sướng đi khoe với tất cả mọi người.

    – Tình huống chính: Ông Hai nghe tin làng chợ Dâu – ngôi làng mà mình hết mực yêu mến và tự hào. đã theo giặc Tây.

    – Chủ đề: Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước.

    * Chiếc lược ngà:

    – Tóm tắt: Sau nhiều năm xa nhà, ông Sáu được đơn vị cho về thăm vợ con. Nhưng đứa con gái ông là bé Thu lại không nhận ra cha chỉ vì vết sẹo dài trên má của ông. Ông Sáu rất buồn bã trước sự lạnh nhạt của con gái. Trong ba ngày ở nhà, nếu ông Sáu luôn tìm cách để con gọi mình là ba, thì bé Thu lại lẩn tránh. Sau khi được bà ngoại giải thích về vết sẹo, bé Thu nhận ra ba. Cuộc chia tay của hai cha con diễn ra đầy xúc động. Sau này, ông Sáu hy sinh trong một trận càn của giặc, lúc hấp hối, ông trao cho anh Ba chiếc lược ngà mà ông làm tặng bé Thu.

    – Tình huống chính: Cuộc gặp gỡ của ông Sáu và bé Thu sau nhiều năm xa cách. Nhưng bé Thu lại không chịu nhận ba, chỉ đến khi ông Sáu sắp phải trở lại chiến trường thì Thu mới nhận ra cha của mình.

    – Chủ đề: Ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng.
    c.

    – Tóm tắt: Lặng lẽ Sa Pa nội dung chính kể về anh thanh niên làm việc trên đỉnh núi Yên Sơn thời tiết khắc nghiệt. Công việc chính của anh thực hiện công tác khí tượng để cung cấp các số liệu thời tiết đã thu thập được.

    Trong một lần nọ, anh được gặp gỡ với những người ở xuôi đó là ông họa sĩ và cô kĩ sư đến thăm. Anh đã kể cho họ nghe về công việc cũng như cuộc sống hàng ngày của mình. Tuy công việc vất vả nhưng anh vẫn tự giác thực hiện mỗi ngày. Ông họa sĩ là người đã phát hiện ra phẩm chất cao quý, tâm hồn chân thực của anh nên muốn vẽ một bức chân dung về anh. Nhưng anh đã từ chối và giới thiệu cho ông những người mà anh cho là xứng đáng hơn.

    Khi ra về, anh tặng cho họ một làn trứng. Qua chuyến đi đó, anh thanh niên để lại những ấn tượng tốt đẹp cho ông họa sĩ và cô kĩ sư về những người lao động âm thầm cống hiến sức lực của mình cho đất nước.

    – Tình huống: Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên, ông họa sĩ và bác lái xe.

    – Chủ đề: Ca ngợi vẻ đẹp của những con người lao động bình dị.

    Câu 2. Phân tích nét nổi bật trong tính cách của ông Hai. Nghệ thuật miêu tả tâm lí qua nhân vật này của tác giả. Quan hệ giữa tình yêu làng và tình yêu nước của ông Hai.

    – Nét nổi bật trong tính cách của ông Hai: Ông là người hay khoe làng của mình, tự hào về cái làng Chợ Dầu của mình; khi nghe tin làng mình làm Việt gian, ông trở nên bị ám ảnh nặng nề, day dứt.

    – Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: chân thực, sâu sắc thông qua những lời đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.

    – Quan hệ giữa tình yêu làng và tình yêu nước: Lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến được đặt cao hơn và chi phối mọi tình cảm, hành động của ông.

    Câu 3. Vẻ đẹp trong cách sống, tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên một mình trên trạm khí tượng giữa núi cao trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

    – Tuổi tác: một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi

    – Nghề nghiệp: công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu

    – Nơi sống: sống một mình trên đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét, bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo.

    – Nơi ở: sạch sẽ, gọn gàng với một chiếc giường con, một bàn học và một giá sách.

    – Thói quen hàng ngày: nuôi gà, trồng rau, đọc sách và tự học.

    – Công việc hàng ngày: Có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hàng ngày.

    => Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác cao. Dù vất vả, khó khăn nhưng anh thanh niên vẫn yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao.

    – Suy nghĩ về công việc:

    • Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi.
    • Anh luôn nghĩ: mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc.
    • Anh khâm phục những con người lao động khác: Ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa: ngồi im rình xem ong lấy phấn thụ phấn, đồng chí nghiên cứu khoa học đang làm bản đồ sét.

    => Một người nghiêm túc trong công việc, biết trân trọng những người xung quanh mình.

    Câu 4. Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu và tình cảm cha con trong chiến tranh qua Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

    * Nhân vật bé Thu hiện lên là một đứa trẻ bướng bỉnh, ương ngạnh. Tuy nhiên Thu cũng có tình yêu thương cha tha thiết, mãnh liệt.

    * Về tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà:

    – Tình cảm ông Sáu dành cho con:

    • Nỗi nhớ mong, sự vồ vập khi mới gặp con và sự đau đớn khi bị con bé chối từ.
    • Những nỗ lực của ông Sáu để gần gũi con, để con gọi một tiếng “ba”.
    • Sự cáu giận, nỗi bất lực của ông khi phải đánh con.

    – Tình cảm của bé Thu dành cho cha:

    • Em cương quyết không nhận ông Sáu là ba khi thấy ông không giống với người trong tấm hình chụp chung với má.
    • Em phản ứng một cách quyết liệt, thậm chí còn xấc xược, bướng bỉnh để bảo vệ tình yêu em dành cho ba.
    • Em ân hận, trằn trọc không ngủ được khi được ngoại giảng giải.
    • Cảnh con nhận cha và cuộc chia tay đẫm nước mắt.

    Câu 5. Cảm nhận hình ảnh người lính trong hai bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.

    * Đồng chí:

    – Họ là những người nông dân cùng chung cảnh ngộ xuất thân nghèo khổ nhưng đôn hậu, mộc mạc, cùng chung mục đích, lý tưởng chiến đấu.

    – Họ là những con người có vẻ đẹp của đời sống tâm hồn, tình cảm:

    • Là sự thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính. Đó là sự ốm đau, bệnh tật.
    • Là sự đoàn kết, thương yêu, kề vai sát cánh bên nhau cùng nhau chiến đấu chống lại quân thù tạo nên bức tượng đài bất diệt về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp.
    • Tình cảm gắn bó thầm lặng mà cảm động của người lính: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.
    • Sự lãng mạn và lạc quan: “miệng cười buốt giá”; hình ảnh “đầu súng trăng treo” gợi nhiều liên tưởng phong phú.

    * Bài thơ về tiểu đội xe không kính:

    – Tư thế hiên ngang của người lính lái xe: Trước hoàn cảnh khó khăn bởi những chiếc xe không kính, tư thế của người lính lái xe: “Ung dung buồng lái ta ngồi/Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Cho thấy tư thế hiên ngang, chủ động sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy. Trong mưa bom, bão đạn nhưng họ vẫn nhìn thẳng về con đường phía trước.

    – Tinh thần lạc quan của người lính lái xe trước hoàn cảnh nguy hiểm, khó khăn

    • Họ phải đối mặt với khó khăn khi chiếc xe không có kính, nhưng thái độ thật thản nhiên như một điều bình thường: “ừ thì có bụi”, “ừ thì ướt áo”.
    • Cách nói “không có… ừ thì” cho thấy một thái độ sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn của người lính.
    • Hành động của người lính trước khó khăn: “phì phèo châm điếu thuốc”, “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” hay “gió lùa khô mau thôi”: cho thấy sự ngang tàng cũng như một tinh thần vui vẻ, yêu đời bất chấp những gian khổ phải đối mặt.

    – Tình động đội của những người lính.

    – Lòng yêu nước, quyết tâm chiến đầu vì miền Nam, vì tổ quốc.

    Câu 6. Tình yêu con và lòng yêu nước, gắn bó cách mạng của người mẹ Tà-ôi biểu hiện trong lời ru ở bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm.

    * Tình yêu thương của mẹ trong công việc lao động, chiến đấu:

    – Cách gọi: “Em cu Tai” – đầy thân thương, tình cảm. Công việc giã gạo tuy vất vả nhưng tình yêu mẹ dành cho con lại vô cùng sâu sắc.

    – Hai mẹ con như chung cùng một nhịp đập: “nhịp chày nghiêng – giấc ngủ em nghiêng”, “mồ hôi mẹ rơi” – “má em nóng hổi”.

    – Tấm thân của mẹ chở che cho con: “vai gầy” – làm gối, “lưng” – đưa nôi còn “trái tim” – hát thành lời.

    – Tình cảm của mẹ: không chỉ yêu thương con sâu sắc mà con yêu thương bộ đội ngày đêm chiến đấu vì đất nước.

    – Đặc biệt là hình ảnh ẩn dụ “mặt trời”: nếu mặt trời của thiên nhiên đem lại ánh sáng, sự sống cho vạn vật thì “mặt trời của mẹ” chính là lẽ sống, niềm tin trong cuộc sống của mẹ.

    – Tình yêu thương của mẹ không chỉ dành cho con mà còn cả dân làng phải chịu đói khổ trong những năm chiến tranh.

    – “Mẹ địu em đi để giành trận cuối”: mẹ xông pha vào nơi chiến trường Trường Sơn ác liệt, hai chữ “trận cuối” thể hiện một niềm tin chiến thắng.

    – Tình thương của mẹ mở rộng ra dành cho đất nước.

    * Tình yêu thương của mẹ thể hiện qua những ước mơ:

    – “Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần…” – gửi gắm một ước mơ, về con trong tương lai sẽ trở thành một chàng trai khỏe mạnh, cường tráng.

    – “Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều…” gửi gắm về ước tương lai con sẽ trở thành một dũng sĩ “phát mười Ka-lưi” đem lại cuộc sống no đủ cho dân làng.

    – “Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ…” gợi ước mơ con trưởng thành được gặp Bác Hồ – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, khi đó đất nước sẽ tự do, độc lập.

    Câu 7. Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài: Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng.

    – Đồng chí (Chính Hữu): Hình ảnh chân thực, chi tiết sinh động, ngôn ngữ giản dị và cô đọng, giàu sức biểu cảm.

    – Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận): Lời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát say mê, hào hứng, phơi phới niềm vui của người lao động.

    – Ánh trăng (Nguyễn Duy): Kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình, giọng điệu tâm tình tha thiết, nhịp thơ khi trôi chảy nhịp nhàng, khi trầm lắng suy tư.

    Câu 8. Phân tích những hình ảnh biểu tượng: đầu súng trăng treo (Đồng chí), trăng (Ánh trăng). Chọn bình một đoạn (khổ) thơ trong những bài đã học.

    * Hình ảnh đấu súng trăng treo:

    – Câu thơ cuối cùng mới thật đặc sắc: “Đầu súng trăng treo”. Đó là một hình ảnh thật mà bản thân Chính Hữu đã nhận ra trong những đêm phục kích giữa rừng khuya.

    – Nhưng nó còn là một hình ảnh thơ độc đáo, có sức gợi nhiều liên tưởng phong phú sâu xa.

    • “Súng” biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khốc liệt. “Trăng” biểu tượng cho vẻ đẹp yên bình, mơ mộng và lãng mạn.
    • Hai hình ảnh “súng” và “trăng” kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính: chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại mà mơ mộng. Hình ảnh ấy mang được cả đặc điểm của thơ ca kháng chiến – một nền thơ giàu chất hiện thực và giàu cảm hứng lãng mạn.
    • Vì vậy, câu thơ này đã được Chính Hữu lấy làm nhan đề cho cả một tập thơ – tập “Đầu súng trăng treo”.

    * Hình ảnh “trăng”:

    – Tác giả đã nâng “ánh trăng” lên thành biểu tượng chứa đựng nhiều ý nghĩa. Trước hết, ánh trăng đại diện cho vẻ đẹp vĩnh hằng và bất tử của thiên nhiên. Hình ảnh ánh trăng đã vô cùng quen thuộc trong cuộc sống của con người.

    – Tiếp đến, ánh trăng còn là người bạn đồng hành cùng tác giả trong những năm tháng tuổi thơ, khi sống hòa mình với thiên nhiên.

    – Đặc biệt nhất, trăng đã trở thành người bạn tri kỷ, dõi theo từng bước đường chiến đấu của người chiến sĩ, gắn bó trong những năm tháng chiến tranh gian khổ.

    – Cuối cùng trăng là đại diện cho quá khứ nghĩa tình, bao dung, đẹp đẽ. Ánh trăng mang đến cho ta một thông điệp, một bài học về lẽ sống thủy chung, ân tình với quá khứ. Đó là lời nhắc nhở con người ghi nhớ truyền thống “uống nước nhớ nguồn” – một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

    * Phân tích một khổ hoặc đoạn thơ:

    Gợi ý: Khổ thơ cuối bài Đồng chí

    – Ba câu cuối cùng kết thúc bài thơ bằng một hình ảnh thơ thật đẹp:

    “Đêm nay rừng hoang sương muối
    Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
    Đầu súng trăng treo”

    – Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu.

    – Họ đã đứng cạnh bên nhau giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút “chờ giặc tới”. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả…

    – Câu thơ cuối cùng mới thật đặc sắc: “Đầu súng trăng treo”. Đó là một hình ảnh thật mà bản thân Chính Hữu đã nhận ra trong những đêm phục kích giữa rừng khuya.

    – Nhưng nó còn là một hình ảnh thơ độc đáo, có sức gợi nhiều liên tưởng phong phú sâu xa.

    • “Súng” biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khốc liệt. “Trăng” biểu tượng cho vẻ đẹp yên bình, mơ mộng và lãng mạn.
    • Hai hình ảnh “súng” và “trăng” kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính: chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại mà mơ mộng. Hình ảnh ấy mang được cả đặc điểm của thơ ca kháng chiến – một nền thơ giàu chất hiện thực và giàu cảm hứng lãng mạn.
    • Vì vậy, câu thơ này đã được Chính Hữu lấy làm nhan đề cho cả một tập thơ – tập “Đầu súng trăng treo”.

    => Đoạn kết bài thơ là một bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính.

    Soạn bài Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại – Mẫu 2

    Câu 1. Phân tích hình tượng những chiếc xe không kính.

    a. Hình tượng chiếc xe không kính là hình ảnh thực:

    • Gợi những tiểu đoàn xe hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn.
    • Nhằm thực hiện nhiệm vụ chi viện cho miền Nam đánh Mỹ.

    b. Hình tượng chiếc xe không kính gợi sự tàn khốc của hiện thực chiến tranh

    – Hình tượng những chiếc xe không kính được miêu tả một cách trần trụi và chân thực

    • “Bom giật, bom rung” phá vỡ những chiếc kính.
    • Điệp từ “không có” cùng biện pháp liệt kê đã nhấn mạnh những thiếu thốn cùng sự khốc liệt của cuộc chiến.

    – Hình tượng những chiếc xe gắn với sự tàn phá của khốc liệt của chiến tranh.

    c. Hình tượng chiếc xe không kính làm nổi bật vẻ đẹp của những người lính lái xe

    • Vẻ đẹp của tư thế hiên ngang, ung dung: “Ung dung buồng lái ta ngồi”
    • Vẻ đẹp của tinh thần dũng cảm, bất chấp hiểm nguy và coi thường những thiếu thốn, gian khổ.
    • Vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội
    • Vẻ đẹp của tinh thần yêu nước và lí tưởng cách mạng.

    Câu 2. Ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa

    – Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc:

    • Bếp lửa là một hình ảnh rất quen thuộc ở làng quê Việt Nam
    • Hình ảnh bếp lửa gắn bó với tuổi thơ sống với bà của người cháu.

    – Ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa:

    • Bếp lửa đã gợi lại những kỉ niệm về người bà trong những năm tháng tuổi thơ.
    • Bếp lửa đã gợi những suy ngẫm, tình cảm dành cho người bà.
    • Bếp lửa đã nhen lên ngọn lửa của sức sống, của niềm tin, của ước mơ và tình yêu thương.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *