Văn bản Mắt sói của Đa-ni-en Pen-nắc được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình học của môn Ngữ văn lớp 8.
Bạn đang đọc: Soạn bài Mắt sói Kết nối tri thức
Download.vn mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 8: Mắt sói. Nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.
Soạn văn 8: Mắt sói
Soạn bài Mắt sói
Trước khi đọc
Nêu tên một tác phẩm văn học hoặc một bộ phim có nội dung nói về sự đồng cảm, gắn bó giữa con người và thế giới tự nhiên (loài vật, cây cỏ, vũ trụ…). Chia sẻ ngắn gọn cảm nhận của em về tác phẩm văn học hoặc bộ phim đó.
Gợi ý:
– Tác phẩm văn học: Tiếng gọi nơi hoang dã (Giắc Lân-đơn), Hachiko – Chú chó đợi chờ (Luis Prats), Chuyện con mèo và con chuột bạn thân của nó (Lu-i Xe-pun-ve-da),…
– Bộ phim: Công viên kỷ Jura, Marley và tôi, Chú chó trung thành,…
Đọc văn bản
Câu 1. Cảm nhận của cậu bé Phi Châu về mắt sói.
Một con mắt màu vàng, tròn xoe, chính giữa có một con ngươi màu đen. Một con mắt không chớp bao giờ.
Câu 2. Trong con mắt của sói, gia đình sói hiện ra như thế nào?
Chúng làm thành một quầng hung màu đỏ.
Câu 3. Chuyện gì sẽ xảy ra với Anh Vàng khi nó muốn nhìn thấy con người thật gần?
Ánh Vàng sẽ bị con người bắt.
Câu 4. Nhân vật Sói Lam có tính cách như thế nào?
Nhân vật Sói Lam có tính cách dũng cảm, mưu trí và giàu tình yêu thương.
Câu 5. Tình bạn của Phi Châu và Báo khiến em liên tưởng đến câu chuyện tình bạn trong tác phẩm nào khác?
Tình bạn của Hoàng tử bé và Cáo trong truyện Hoàng tử bé.
Sau khi đọc
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Tác phẩm Mắt sói có cốt truyện đa tuyến và kiểu truyện lồng truyện, tức là một chuyện hoặc nhiều câu chuyện được kể lại trong một câu chuyện khác. Hãy đọc kĩ phần tóm tắt tác phẩm và chỉ ra cốt truyện đa tuyến đó.
- Người kể chuyện không cố định.
- Điểm nhìn từ quá khứ – hiện tại – tương lai
- Truyện lồng truyện: Cuộc gặp gỡ của Sói Lam và Phi Châu, chuyện cuộc đời của Phi Châu và Sói Lam thông qua cái nhìn và sự thấu hiểu của đối phương.
Câu 2. Cậu bé Phi Châu nhìn vào mắt sói và nhận ra những điều gì? Trong mắt sói, câu chuyện nào đã hiện lên?
– Cậu bé Phi Châu nhìn vào mắt sói và nhận ra:
- con mắt màu vàng, tròn xoe, chính giữa có một con ngươi màu đen,
- con mắt không chớp bao giờ, to, tròn, hệt như một ngọn đèn trong đêm, như một tuần trăng úa trên bầu trời trống trải, xuất hiện những điểm màu khác nhau, con người cháy lên như một đám lửa thực sự,…
- con ngươi “có sự sống”, “màu lông của năm sói con hệt quầng hung đỏ của cầu vồng”.
– Trong mắt sói, câu chuyện đã hiện lên: hồi ức về gia đình nhà sói, việc Sói Lam cứu em gái Ánh Vàng.
Câu 3. Theo dõi phần 2 thuộc chương 2 và cho biết Sói Lam đã cứu Ánh Vàng như thế nào. Qua hành động đó, em hãy nhận xét tính cách nhân vật sói Lam?
– Sói Lam đã cứu Ánh Vàng:
- Ánh Vàng bị nhốt trong lưới, bộ lông lấp lánh những ánh chớp vàng trong màn đêm
- Sói Lam nghĩ ra kế hoạch cứu Ánh Vàng: Phải nhảy qua ngọn lửa. Một việc chẳng hay ho gì với một con sói. Nhưng chỉ có cách làm vật và phải thật nhanh. Không còn thời gian mà sợ hãi. “Tấn công bất ngờ, đó là cơ may duy nhất của ta!”
- Nhanh chóng thực hiện kế hoạch: Sói Lam tung người bay trên làn không khí bỏng rát, nó dùng răng cắn đứt sợi dây, hét: “Chạy đi, Ánh Vàng!”; Đầu Sói Lam như nổ tung, Sói Lam ngã xuống, ngã xuống, cứ xoay tròn và rơi mãi trong màn đêm đầy tia lửa,…
– Qua hành động đó, Sói Lam hiện lên với tính cách dũng cảm, mưu trí và biết yêu thương gia đình (cứu em gái).
Câu 4. Sói Lam nhìn vào mắt Phi Châu và nhận ra điều gì? Trong mắt cậu bé, kí ức nào đã hiện lên?
– Sói Lam nhìn vào mắt Phi Châu và nhận ra: như một ánh sáng vụt tắt, như một đường hầm bị sập dưới lòng đất – một đường hầm giống một cái hang cáo mà Sói Lam từng chui vào, càng vào sâu càng mờ mịt, tối om, không còn giọt nắng nào,
– Trong mắt cậu bé, kí ức về tình bạn với lạc đà Hàng Xén, với Báo.
Câu 5. Nêu cảm nhận của em về nhân vật Phi Châu. Chỉ ra những chi tiết giúp em cảm nhận đó.
– Cảm nhận: Phi Châu là một cậu bé có tâm hồn trong sáng, sâu sắc, tinh tế, có tấm lòng nhân hậu, trân trọng tình bạn, yêu thương loài vật, tôn trọng thiên nhiên.
– Một số chi tiết: Phi Châu mất hàng giờ để tìm lạc đà Hàng Xén, Phi Châu suy nghĩ về các loài vật trong thế giới tự nhiên bằng tâm hồn đồng cảm,…
Câu 6. Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm.
– Ngôi kể linh hoạt chuyền từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất.
– Lời kể của nhiều nhân vật tạo nên những góc nhìn đa chiều, gợi sự tò mò và hứng thú.
– Ngôn ngữ kể chuyện trong sáng.
Câu 7. Theo em, qua câu chuyện của Sói Lam và cậu bé Phi Châu, tác giả muốn ca ngợi hay phê phán điều gì? Câu chuyện đã tác động đến suy nghĩ và tình cảm của em như thế nào?
Tác phẩm ca ngợi tình cảm gia đình, tình bạn, lòng dũng cảm, sự hy sinh, tôn trọng thiên nhiên; phê phán cách ứng xử thô bạo, tham lam của con người với thế giới thiên nhiên.
Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn khoảng (7 – 9 câu ) kể lại sự kiện “Phi Châu và Báo đã trở thành đôi bạn thân thiết.
Gợi ý:
Vào buổi tối nọ, tôi cẩn thận bò sát gần đàn dê và cừu, cố gắng không gây ra tiếng động. Nhưng Phi Châu đã đề phòng và nói lớn rằng cậu đã phát hiện ra. Tôi ngạc nhiên thò đầu ra bụi cỏ khô. Tôi đã hỏi Phi Châu rằng lí do cậu nghe thấy. Phi Châu giải thích rằng mình từ Châu Phi Vàng tới, ở đó im lặng như tờ nên cậu có đôi tai rất thính. Sau đó, tôi đề nghị được trò chuyện với Phi Châu. Cậu đã khen ngợi tôi là một kẻ săn cừu cừ khôi và đề nghị được làm bạn với tôi. Tôi cảm nhận được sự chân thành của Phi Châu nên đã đồng ý. Từ đó, Phi Châu với tôi trở thành đôi bạn thân thiết.
Xem thêm: Viết đoạn văn kể lại sự kiện Phi Châu và Báo đã trở thành đôi bạn thân thiết