Soạn bài Mênh mông mùa nước nổi trang 102

Soạn bài Mênh mông mùa nước nổi trang 102

Soạn Tiếng Việt 3 Bài 4: Mênh mông mùa nước nổi – Tuần 31 giúp các em học sinh lớp 3 nhanh chóng trả lời các câu hỏi khám phá, luyện tập, vận dụng của Bài 4 chủ đề Đất nước mến yêu SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 102, 103, 104, 105.

Bạn đang đọc: Soạn bài Mênh mông mùa nước nổi trang 102

Qua đó, còn giúp các em luyện tập viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp của đất nước Việt Nam. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Download.vn:

Soạn bài Mênh mông mùa nước nổi Chân trời sáng tạo

    Soạn bài phần Khởi động – Bài 4: Mênh mông mùa nước nổi

    Trao đổi với bạn về những điều em thấy trong ảnh dưới đây:

    Soạn bài Mênh mông mùa nước nổi trang 102

    Trả lời:

    Mùa xuân đến! Ông mặt trời chiếu những tia nắng vàng rực rỡ xuống mặt đất. Mưa xuân lất phất như tắm mát cho muôn cây, muôn hoa. Nàng tiên mùa xuân đến thay áo mới cho muôn cây, muôn hoa. Chim ca hót líu lo. Xuân về, nhà nhà tưng bừng trang hoàng nhà cửa đón năm mới sang. Người người nô nức đi trảy hội. Tớ cùng bố mẹ đi chúc Tết ông bà, đón một năm mới tươi vui. Tớ luôn mong chờ mùa xuân đến. Tớ thích mùa xuân!.

    Soạn bài phần Khám phá và luyện tập – Bài 4: Mênh mông mùa nước nổi

    Đọc và trả lời câu hỏi

    Câu 1: Mùa nước nổi bắt đầu vào thời điểm nào?

    Trả lời:

    Mùa nước nổi bắt đầu vào tháng 7.

    Câu 2: Những hình ảnh nào báo hiệu mùa nước nổi đã về?

    Trả lời:

    Những hình ảnh báo hiệu mùa nước nổi đã về:

    Tháng Bảy nước nhảy lên bờ. Những con nước lớn đổ về. Nước sông dâng lên long lanh như một tấm gương khổng lồ.

    Câu 3: Mỗi sự vật dưới đây được tả bằng những từ ngữ nào?

    Soạn bài Mênh mông mùa nước nổi trang 102

    Trả lời:

    • Những chuyến đò ngang sông: dập dềnh, sóng sánh, xô nước tràn vào đồng.
    • Những chiếc xuồng con: tỏa ra đồng.
    • Những bụi bông điên điển vàng: rực rỡ nghiêng nhành
    • Ánh nắng: lóng lánh tràn trề mặt nước.
    • Mặt trời bồng bềnh như quả bóng màu vàng cơm.

    Câu 4: Hình ảnh mặt nước có gì đẹp?

    Trả lời:

    Khi những con nước đổ về: Nước sông dâng lên long lanh như một tấm gương khổng lồ.

    Khi mặt trời lặn: trời và nước soi vào nhau, hoà làm một.

    Khi những chuyến đò sang sông: mặt nước dập dềnh, sóng sánh, xô nước tràn vào đồng.

    Câu 5: Mùa nước nổi qua đi để lại những gì cho những vụ mùa sau?

    Trả lời:

    Khi mùa nước nổi qua đi, nước lũ lặng lẽ rút dần sau khi chắt chiu bao lớp phù sa nồng nàn cho những vụ mùa sau bội thu trở lại.

    Câu 6: Sắp xếp các từ ngữ sau thành câu ca dao:

    Soạn bài Mênh mông mùa nước nổi trang 102

    Trả lời:

    Thấy dừa thì nhớ Bến Tre

    Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười

    Câu 7: Nói 1 – 2 câu về câu ca dao đã sắp xếp được ở bài tập 2.

    Trả lời:

    Bến Tre là quê hương của dừa nên nhắc tới Bến Tre người ta sẽ nói ngay tới cây dừa. Còn Đồng Tháp Mười trước giờ vẫn nổi tiếng với những đầm sen bát ngát, về Tháp Mười sẽ dễ dàng bắt gặp những đầm sen trải dài. Bởi thế nên khi nhắc tới hoa sen thì con người sẽ nhớ ngay đến Tháp Mười.

    Nghe – kể Sự tích hoa mào gà

    Câu 1: Nghe kể chuyện.

    Trả lời:

    Em hãy lắng nghe cô kể câu chuyện “Sự tích hoa mào gà”.

    Câu 2: Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh.

    Sự tích hoa mào gà

    Theo Truyện cổ tích Việt Nam

    Soạn bài Mênh mông mùa nước nổi trang 102

    Trả lời:

    Sự tích hoa mào gà

    Truyện cổ tích Việt Nam

    1. Ngày xưa, chú gà nào cũng có một cái mào đỏ rất đẹp như mào các chú gà trống bây giờ. Một buổi sớm, gà Mơ soi mình trong vũng nước và sung sướng thấy cái mào rực rỡ nằm trên đỉnh đầu của mình như một chùm hoa đỏ rực.

    2. Gà mơ bên bể nước và nghe có tiếng khóc ti tỉ. Nó dừng lại nghiêng đầu, chớp chớp đôi mắt và lắng tai nghe. Thì ra, đó là một cây màu đỏ tía đang tấm tức khóc một mình. Gà Mơ đang vui sướng, thấy bạn buồn, Mơ bỗng bối rối. Nó vội vàng chạy đến khẽ hỏi:

    – Bạn sao thế?

    Cây rơi hạt nước mắt trong suốt như hạt sương xuống gốc và sụt sịt bảo:

    – Các cây quanh đây, cây nào cũng có hoa mà chỉ mỗi mình tôi là không có hoa.

    3. Gà Mơ nghĩ một lúc rồi quyết định:

    – Tôi cho bạn bông hoa đỏ trên đầu tôi nhé.

    4. Gà Mơ nghĩ một lúc rồi quyết định:

    – Tôi cho bạn bông hoa đỏ trên đầu tôi nhé.

    Câu 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật.

    Trả lời:

    Ngày xưa, chú gà nào cũng có một cái mào đỏ rất đẹp như mào các chú gà trống bây giờ. Một buổi sớm, Tôi soi mình trong vũng nước và sung sướng thấy cái mào rực rỡ nằm trên đỉnh đầu của mình như một chùm hoa đỏ rực. Tôi khoan khoái đập cánh và hát bài hát quen thuộc của họ nhà gà: “Cục ta cục tác, mào ta đã mọc, cục ta cục tác, mào ta đã mọc”.

    Mọi vật quay qua nhìn tôi và cùng xuýt xoa: “Chiếc mào mới xinh xắn làm sao, trông Gà Mơ thật đáng yêu”. Tôi đi tung tăng khắp nơi kiếm mồi. Nó đến bên bể nước và nghe có tiếng khóc ti tỉ. Tôi dừng lại nghiêng đầu, chớp chớp đôi mắt và lắng tai nghe. Thì ra, đó là một cây màu đỏ tía đang tấm tức khóc một mình. Tôi đang vui sướng, thấy bạn buồn, tôi bỗng bối rối, vội vàng chạy đến khẽ hỏi:

    – Bạn sao thế?

    Cây rơi hạt nước mắt trong suốt như hạt sương xuống gốc và sụt sịt bảo:

    – Các cây quanh đây, cây nào cũng có hoa mà chỉ mỗi mình tôi là không có hoa.

    Chưa nói dứt câu, cây lại bật khóc, nước mắt cứ rơi xuống thánh thót. Tôi an ủi bao nhiêu cũng không làm cây nín. Tôi nghĩ một lúc rồi quyết định: cho bạn bông hoa đỏ trên đầu.

    Cây sung sướng vẫy là rối rít cảm ơn

    Sáng hôm sau, mọi người ngạc nhiên khi thấy chiếc mào đẹp đẽ của tôi biến đâu mất. Còn cái cây bên bể nước thì lại nở một chùm hoa rực rỡ y hệt chiếc mào của tôi

    Cây hoa sung sướng vươn mình đón ánh mặt trời nhuộm cho bông hoa thêm đỏ thắm. Cây khe khẽ kể cho mọi người nghe câu chuyện . Thế là mọi người gọi cây đó là cây hoa mào gà. Cũng vì thế mà dòng gà Mơ chúng tôi bây giờ cũng nhú lên một chiếc mào mới nho nhỏ, xinh xinh rồi đấy.

    Viết sáng tạo

    Câu 1: Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp của đất nước Việt Nam.

    Soạn bài Mênh mông mùa nước nổi trang 102

    Trả lời:

    Mỗi năm vào dịp nghỉ hè, gia đình em thường đi nghỉ mát. Một trong những nơi mà em thích đến đó là Đà Lạt. Cảnh vật nơi đó rất đẹp, không khí mát mẻ, trong lành và có những cơn mưa phùn bay lất phất. Buổi chiều tối tiết trời se lạnh. Đà Lạt có rất nhiều hoa đẹp và hồ rất nên thơ. Xung quanh là những thảm cỏ bát ngát với hàng thông xanh rì rào. Những con đường uốn lượn quanh co đồi dốc trập trùng trông thật tuyệt làm sao! Đà Lạt là xứ sở của ngàn hoa, hai bên đường hoa đua nhau khoe sắc rực rỡ, hương thơm ngào ngạt. Thỉnh thoảng có những chú ngựa đứng gặm cỏ bên bờ hồ làm cảnh cho mọi người chụp ảnh lưu niệm mỗi khi đến đây. Em rất thích cảnh quang Đà Lạt, nó hiền hòa, êm đềm như một bức tranh. Mỗi lần đến với nơi đây, em cảm thấy mình thật thoải mái, dễ chịu hẳn lên.

    Câu 2: Hoàn chỉnh và trang trí bài viết của em.

    Trả lời:

    Soạn bài Mênh mông mùa nước nổi trang 102

    Câu 3: Trao đổi với bạn:

    a. Những điều em học được ở bài viết của bạn:

    Soạn bài Mênh mông mùa nước nổi trang 102

    b. Những điều bạn có thể thêm vào bài viết:

    Soạn bài Mênh mông mùa nước nổi trang 102

    Trả lời:

    Em rất ấn tượng với bài viết của bạn Lan. Bạn Lan đã sử dụng một số từ ngữ chỉ cảm xúc hay như: thoải mái, dễ chịu. Câu văn trong bài của bạn rõ ràng, mạch lạc và có nhiều câu văn dài. Em thích nhất câu bày tỏ cảm xúc của bạn vì đã thể hiện được tình cảm của mình dành cho cảnh đẹp ở Đà Lạt: “Những con đường uốn lượn quanh co đồi dốc trập trùng trông thật tuyệt làm sao!”. Bạn có thể thêm vào bài viết câu có sử dụng hình ảnh so sánh khi miêu tả cảnh đẹp để cảnh vật thêm hấp dẫn hơn.

    Soạn bài phần Vận dụng – Bài 4: Mênh mông mùa nước nổi

    Chơi trò chơi Em là hướng dẫn viên:

    Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu một địa điểm du lịch trên đất nước Việt Nam.

    Soạn bài Mênh mông mùa nước nổi trang 102

    Trả lời:

    Sau một hành trình vất vả, tôi tin rằng quý vị sẽ được đền đáp bằng những điều bất ngờ và lí thú ngoài sức tưởng tượng khi tham quan động cổ Phong Nha, một hang động được mệnh danh là Đệ nhất kì quan.

    Động Phong Nha nằm trong một quần thể hang động thuộc dãy núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây tỉnh Quảng Bình. Chúng ta có thể dễ dàng đến Phong Nha bằng hai con đường: đường thủy và đường bộ. Đường thủy ngược dòng sông Gianh, đến đoạn sông Gianh gặp sông Son thì cứ theo sông Son mà vào. Đường bộ theo tỉnh lộ số 2 đến bến sông Son, dài chừng 20 cây số. Từ bến sông này đi thuyền máy độ ba mươi phút là tới Phong Nha. Đoàn tham quan của chúng ta vừa đi theo đường bộ.

    Thưa quý khách!

    Hiện giờ, chúng ta đang đứng trước cửa động. Phong Nha gồm hai bộ phận là Động khô và Động nước, Động khô ở độ cao 200m. Theo các nhà địa lí học thì chỗ này thuở xưa vốn là một dòng sông ngầm chảy qua dãy núi đá vôi, nay đã kiệt nước. Nước biển cùng với gió và thời tiết trải nhiều triệu năm đã xói mòn lòng núi thành hang động. Trong hang là những vòm đá trắng nổi vân như mây và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.

    Trước mắt chúng ta là động chính của Phong Nha gồm mười bốn buồng, tức mười bốn hang nối với nhau bằng một hành lang đá dài hơn một ngàn năm trăm mét. Độ cao của hang từ ngoài vào trong khá chênh lệch. Ở những buồng ngoài, vòm hang chỉ cách mặt nước chừng 10 mét nhưng từ buồng thứ tư trở đi thì vòm hang cao tới 25 – 40 mét. Càng vào sâu, hang càng lớn. Chỉ mới có một vài đoàn thám hiểm với đầy đủ trang thiết bị hiện đại đặt chân tới đó. Hấp dẫn du khách nhất vẫn là Động nước. Trái với Động khô, Động nước hiện thời vẫn đang có một con sông dài chảy suốt ngày đêm. Sông khá sâu và nước rất trong.

    Thú vị tuyệt vời là lúc thuyền nhẹ lướt trên sông, đưa du khách thưởng ngoạn khung cảnh hữu tình non xanh nước biếc ngay trong lòng động. Gió từ biển Đông thổi vào hòa quyện với hơi lạnh từ các dãy núi đá thoang thoảng mùi hương của hoa phong lan và các loại hoa rừng đang nở rộ khiến không khí trong lành, dễ chịu vô cùng!

    Vì trong hang khá tối nên xin quý vị nào có đèn pin hãy bật lên để chúng ta có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp kì lạ có một không hai của động Phong Nha.

    Du khách sẽ bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp huyền ảo, đa dạng của động. Vách động cao và thẳng đứng được bao bọc bởi những nhũ đá. Dưới ánh sáng lung linh của đèn đuốc, các khối thạch nhũ hiện lên đủ mọi hình khối và màu sắc lộng lẫy. Có khối hình con gà, con cóc, có khối xếp thành hình đốt trúc dựng đứng trên mặt nước… Lại có khối hình mâm xôi, hình cái khánh hoặc hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ, tiên nữ đang múa hát… Bàn tay tài hoa của Tạo hóa đã khéo tạo cho các khối thạch nhũ không chỉ đẹp về đường nét mà còn huyền ảo về sắc màu, một sắc màu lóng lánh như kim cương không bút nào tả xiết… Cửa động nhỏ hẹp được giấu kín trong lòng núi nhưng càng vào sâu, động càng mở rộng khiến cho người xem đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

    Dọc theo sông có nhiều bãi cát, bãi đá để cho du khách tạm dừng chân. Những con thuyền nhỏ soi mình trên mặt nước trong xanh giống như những dấu lặng trên khung nhạc, làm cho bản tình ca của thiên nhiên ngân lên những cung bậc trữ tình bâng khuâng, xao xuyến.

    Chúng ta hãy men theo các ngõ ngách trong hang để thăm thú đó đây, chụp ảnh kỉ niệm hoặc thắp hương trên những bàn thờ của người Chăm, người Việt dựng nên từ thuở xưa. Bàn tay điêu khắc kì diệu của thiên nhiên đã làm cho cảnh đẹp Phong Nha phong phú và đa dạng. Khung cảnh ở đây vừa hoang sơ, bí hiểm lại vừa thanh thoát và thơ mộng. Quý vị sẽ thấy trước mắt không phải là khung cảnh thường thấy ở ngoài đời mà là cảnh thần tiên chỉ có trong thế giới thần thoại hay cổ tích.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *