Soạn bài Mục lục sách trang 133

Soạn bài Mục lục sách trang 133

Soạn bài Mục lục sách giúp các em học sinh lớp 2 hiểu rõ ý nghĩa bài tập đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 133, 134, 135, 136, 137.

Bạn đang đọc: Soạn bài Mục lục sách trang 133

Nhờ đó, các em biết cách phân biệt eo/oeo, d/r, ăc/ăt, nói và đáp lời cảm ơn, luyện tập tả đồ vật quen thuộc. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Mục lục sách – Tuần 16 của Bài 2 chủ đề Nghề nào cũng quý theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Soạn bài Mục lục sách Chân trời sáng tạo

    Soạn bài phần Khởi động – Bài 2: Mục lục sách

    Chia sẻ với bạn cách em tìm bài cần đọc trong một cuốn sách.

    Gợi ý trả lời:

    Để tìm bài cần đọc trong một cuốn sách, em thường tra theo mục lục.

    Soạn bài phần Khám phá và luyện tập – Bài 2: Mục lục sách

    Bài đọc

    Mục lục sách

    Giờ ra chơi, Hà vào thư viện tìm cuốn Cẩm nang khi đi dã ngoại. Em lật từng trang tìm bài nói về những vật dụng cần mang theo. Thấy vậy, bác thủ thư mở trang mục lục sách và bảo:

    – Cháu cần tìm bài nào thì xem ở đây nhé!

    Soạn bài Mục lục sách trang 133

    Hà reo lên:

    – Thật thú vị! Nhờ mục lục mà cháu đã nhanh chóng tìm được bài cần đọc. Cháu cảm ơn bác ạ!

    Theo Trần Lê yên

    Thủ thư: người quản lí, hướng dẫn việc đọc sách ở thư viện

    Câu 1

    1. Bác thủ thư làm gì để hướng dẫn Hà tìm bài cần đọc?

    2. Trang mục lục sách gồm những nội dung gì?

    • Tên bài và số trang
    • Lời giới thiệu và số trang
    • Bìa sách và số trang

    3. Đọc thông tin của bài 4 và bài 6 trong trang mục lục.

    4. Vì sao việc biết được mục lục sách là điều thú vị đối với Hà?

    Gợi ý trả lời:

    1. Bác thủ thư hướng dẫn Hà tìm bài cần đọc ở mục lục.

    2. Trang mục lục sách gồm: Tên bài và số trang.

    3. Thông tin của bài 4: Vật dụng cần mang theo trang 12 và bài 6: Ứng phó với các tình huống bất ngờ trang 16 trong trang mục lục.

    4. Việc biết được mục lục sách là điều thú vị đối với Hà vì Hà nhanh chóng tìm được bài cần đọc.

    Câu 2

    a) Nghe – viết: Mẹ của Oanh (Từ Tiếng việt đến chế tạo)

    b) Chọn vần eo hoặc oeo thích hợp với mỗi và thêm dấu thanh nếu cần:

    Chú m mướp
    Thích leo tr
    Trèo không kh
    Nên nằm kh.

    Theo Phạm Văn Tình

    c) Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với mỗi :

    Soạn bài Mục lục sách trang 133

    Gợi ý trả lời:

    a) Nghe – viết:

    Mẹ của Oanh

    Giờ Tiếng Việt, cô cho các bạn giới thiệu về công việc của bố mẹ mình. Lan hãnh diện với bạn bè vì có mẹ là bác sĩ. Tuấn say sưa kể về những cỗ máy mà bố cậu chế tạo.

    b) mèo, trèo, khéo, khoeo

    c) rầm rộ, dầm mưa

    rơi rụng, sử dụng

    du lịch, ru ngủ

    tắm giặt, đánh giặc

    vững chắc, chắt lọc

    sắt thép, xuất sắc

    Câu 3

    Tìm từ ngữ chỉ công việc nghề nghiệp của mỗi người có trong từng bức tranh dưới đây:

    Soạn bài Mục lục sách trang 133

    Gợi ý trả lời:

    • nông dân
    • công an
    • xây dựng
    • chài lưới
    • bác sĩ
    • phát thanh viên

    Câu 4

    Đặt 1-2 câu về công việc của một người có trong bức tranh ở bài tập 3.

    Soạn bài Mục lục sách trang 133

    Gợi ý trả lời:

    Chú công nhân xây nhà cao tầng.

    Câu 5

    a) Đóng vai, nói và đáp lời cảm ơn trong từng trường hợp sau.

    Soạn bài Mục lục sách trang 133

    b) Cuối giờ học, Quân cùng Oanh giúp mẹ của Oanh tưới hoa. Oanh và Quân sẽ nói mà đáp lời cảm ơn như thế nào?

    Soạn bài Mục lục sách trang 133

    Gợi ý trả lời:

    a) Nói và đáp lời cảm ơn:

    • Chúng em cảm ơn cô nhiều ạ.
    • Thầy cảm ơn các em nhiều nhé!

    b) Cuối giờ học, Quân cùng Oanh giúp mẹ của Oanh tưới hoa.

    • Oanh: Cảm ơn cậu đã giúp mẹ và tớ!
    • Quân: Có gì đâu, tớ thấy rất vui mà.

    Câu 6

    Luyện tập tả đồ vật quen thuộc (tiếp theo)

    a) Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi

    Soạn bài Mục lục sách trang 133

    • Đồ chơi của bạn nhỏ là gì?
    • Mỗi đặc điểm sau của đồ chơi được tả bằng những từ ngữ nào?

    Soạn bài Mục lục sách trang 133

    b) Viết 4-5 câu tả chú gấu bông dựa vào hình và từ ngữ gợi ý:

    Soạn bài Mục lục sách trang 133

    Gợi ý trả lời:

    a) Trả lời câu hỏi:

    • Đồ chơi của bạn nhỏ là chiếc xe hơi đồ chơi màu đỏ.
    • Mỗi đặc điểm sau của đồ chơi được tả bằng những từ ngữ:
      • màu sắc: màu đỏ rất đẹp
      • bánh xe: tròn xoe
      • đèn xe: luôn chớp chớp khi em chạm tay vào
      • hoạt động: khi bấm nút điều khiển, xe vừa chạy vừa kêu “tin, tin” rất vui tai.

    b) Mẫu 1: Con gấu bông này có rất nhiều điểm đáng yêu. Nhất là đôi mắt to tròn, đen láy, nhìn rất ngây thơ và hồn nhiên. Nó có bộ lông màu nâu mịn như nhung nhìn cũng rất đẹp nữa. Thân hình chú tròn trịa vì được nhồi rất nhiều bông. Cổ chú còn đeo chiếc nơ đỏ làm nó trông thật bảnh.

    Mẫu 2: Món đồ chơi mà em yêu thích là chú gấu bông. Chú có hình dáng nhỏ bé xinh xắn. Toàn thân chú được bao phủ bởi màu nâu và vàng. Nổi bật trên thân chú gấu là chiếc nơ màu đỏ bắt mắt. Em rất yêu chú gấu. Tối nào đi ngủ em cũng ôm gấu mới có thể ngủ ngon.

    Soạn bài phần Vận dụng – Bài 2: Mục lục sách

    1. Đọc một bài thơ về nghề nghiệp

    a) Chia sẻ về bài thơ đã học

    b) Viết vào phiếu những điều em đã chia sẻ

    Soạn bài Mục lục sách trang 133

    2. Nói về cách em tìm một bài thơ và một truyện đã học ở mục lục sách Tiếng Việt 2 tập một.

    Gợi ý trả lời:

    1. Đọc một bài thơ về nghề nghiệp

    a) Chia sẻ về bài thơ đã học:

    • Tên bài thơ: Chú là bộ đội
    • Nghề nghiệp: Bộ đội

    Chú là chú em
    Chú đi tiền tuyến, nửa đêm chú về
    Ba lô con cóc to bè
    Mũ tai bèo bẻ vành xòe trên vai
    Cả nhà mừng quá chú ơi!
    Y như em đã mơ rồi đêm nao.
    Chú về kể chuyện vui sao
    Mỹ thua cũng khóc như nhiều trẻ con
    Chắp tay lạy má xin cơm
    Em mà có đói chẳng hèn thế đâu.
    Muốn xin chiếc mũ tai bèo
    Làm cô giải phóng, vượt đèo Trường Sơn.

    2. Cách em đã tìm một bài thơ và một truyện đã học ở mục lục sách Tiếng Việt 2 tập một là:

    • Bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi ở trang 18.
    • Bài đọc Bọ rùa tìm mẹ ở trang 42.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *