Soạn bài Nam quốc sơn hà Chân trời sáng tạo

Soạn bài Nam quốc sơn hà Chân trời sáng tạo

Bài thơ Nam quốc sơn hà được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta. Hôm nay, Download.vn mời bạn đọc tham khảo bài Soạn văn 8: Nam quốc sơn hà.

Bạn đang đọc: Soạn bài Nam quốc sơn hà Chân trời sáng tạo

Soạn bài Nam quốc sơn hà Chân trời sáng tạo

Soạn bài Nam quốc sơn hà

Tài liệu này có thể giúp học sinh lớp 8 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo ngay sau đây.

Soạn văn 8: Nam quốc sơn hà

    Soạn bài Nam quốc sơn hà

    Chuẩn bị đọc

    Tìm đọc thông tin về cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhà Lý và trận chiến dọc phòng tuyến sông Như Nguyệt dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt (năm 1077).

    Gợi ý:

    Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy sang xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bỗng một đêm, quan sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em trương Hống và Trương Hát – hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục được tôn là thần sông Như Nguyệt – có giọng ngâm bài thơ này.

    Trải nghiệm cùng văn bản

    Em hiểu thế nào là “thiên thư”?

    Gợi ý:

    Thiên có nghĩa là trời, thư là sách, như vậy thiên thư có nghĩa là sách của nhà trời

    Suy ngẫm và phản hồi

    Câu 1. Xác định bố cục bài thơ?

    • Phần 1. Hai câu đầu: Lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc.
    • Phần 2. Hai câu sau: Sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc.

    Câu 2. Theo em, bài thơ đã tuân thủ quy định về luật, niêm, vần, đối của một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt luật Đường như thế nào?

    – Luật: tuân thủ theo luật trắc vần bằng

    – Số câu: 4, số chữ trong câu: 7

    – Niêm: chữ thứ hai của câu 1 là “trắc” niêm với chữ thứ hai của câu 4 cũng là “trắc”, chữ thứ hai của câu 2 là “bằng” niêm với chữ thứ hai của câu 3 cũng là “bằng”.

    – Vần: chỉ hiệp theo một vần ở các câu 1, 2 và 4 ( cư – thư – hư )

    – Đối: thơ tứ tuyệt không có quy định đối cụ thể và khắt khe như thất ngôn bát cú

    Câu 3. Qua hai câu đầu, tác giả muốn khẳng định điều gì? Từ đó, cho biết:

    a. Tác dụng của cách dùng từ, ngắt nhịp trong câu: Nam quốc sơn hà nam đế cư

    b. Tác dụng của việc nói đến “thiên thư” (sách trời) trong câu thơ thứ hai.

    – Qua hai câu đầu, tác giả muốn khẳng định chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc.

    – Cho biết:

    a. Câu đầu có thể ngắt theo nhịp 4/3 hoặc 2/2/3. Cách ngắt nhịp trong câu theo nhịp 4/3 “Nam quốc sơn hà/ Nam để cư” hoặc “Nam quốc/ sơn hà/ Nam đế cư”: tỏ rõ hai vấn đề quan trọng nhất là “sông núi nước Nam”, và “vua nước Nam” đi liền với nhau ngay trong câu mở đầu của bài thơ, tạo âm điệu chậm rãi, trang nghiêm.

    b. Thiên thư” có nghĩa là sách trời, là cơ sở pháp lí đanh thép, không thể chối cãi.

    Câu 4. Ở hai câu cuối, tác giả nói về điều gì, nói với ai và bằng thái độ, tình cảm như thế nào?

    • Tác giả nói với quân xâm lược rằng những kẻ đi cướp nước sẽ không có kết cục tốt đẹp.
    • Thái độ, tình cảm: tự tin, kiên quyết, mạnh mẽ và tràn đầy lòng tự hào dân tộc.

    Câu 5. Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

    • Chủ đề: khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước mọi kẻ thù xâm lược.
    • Cảm hứng chủ đạo: tình cảm yêu nước mãnh liệt, lòng tự tôn tự hào dân tộc.

    Câu 6. Nam quốc sơn hà thường được xem là một “bản tuyên ngôn độc lập” bằng thơ trong văn học Việt Nam và còn được gọi là bài thơ “Thần”. Hãy phát biểu ý kiến của em về điều này.

    • Ý kiến: đồng tình
    • Nam quốc sơn hà đã khẳng định được đanh thép chủ quyền lãnh thổ của quốc gia dân tộc cũng như nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù.

    Câu 7. Nêu một số dẫn chứng lấy từ lịch sử hoặc từ văn chương cho thấy tinh thần và ý chí về độc lập chủ quyền đã trở thành một truyền thống vẻ vang của dân tộc.

    Ví dụ như: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn),…

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *