Soạn bài Nặn đồ chơi (trang 104)

Soạn bài Nặn đồ chơi (trang 104)

Soạn bài Nặn đồ chơi giúp các em hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 104, 105, 106, 107.

Bạn đang đọc: Soạn bài Nặn đồ chơi (trang 104)

Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Nặn đồ chơi – Tuần 13 của Bài 24 Chủ đề Niềm vui tuổi thơ theo chương trình mới. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.

Soạn bài Nặn đồ chơi Kết nối tri thức với cuộc sống

    Soạn bài phần Đọc – Bài 24: Nặn đồ chơi

    Khởi động

    Kể tên các trò chơi em biết.

    Soạn bài Nặn đồ chơi (trang 104)

    Gợi ý trả lời:

    Các trò chơi mà em biết đó là: Rồng rắn lên mây, trốn tìm, nhảy dây, ô ăn quan…

    Bài đọc

    NẶN ĐỒ CHƠI

    Bên thềm gió mát,
    Bé nặn đồ chơi.
    Mèo nằm vẫy đuôi,
    Tròn xoe đôi mắt.

    Đây là quả thị,
    Đây là quả na,
    Quả này phần mẹ,
    Quả này phần cha.

    Đây chiếc cối nhỏ
    Bé nặn thật tròn,
    Biếu bà đấy nhé,
    Giã trầu thêm ngon.

    Đây là thằng chuột
    Tặng riêng chú mèo
    Mèo ta thích chí
    Vểnh râu “meo meo”!

    Ngoài hiên đã nắng,
    Bé nặn xong rồi.
    Đừng sờ vào đấy,
    Bé còn đang phơi.

    (Nguyễn Ngọc Ký)

    Từ ngữ:

    – Cối giã trầu: đồ để giã trầu, thường làm bằng đồng.

    – Thích chí: tỏ ra bằng lòng, vui thích vì đúng ý muốn.

    Trả lời câu hỏi

    1. Kể tên những đồ chơi bé đã nặn?

    Soạn bài Nặn đồ chơi (trang 104)

    2. Bé nặn đồ chơi để tặng cho những ai?

    3. Việc bé nặn đồ chơi tặng mọi người thể hiện điều gì?

    4. Em thích nặn đồ chơi gì? Để tặng cho ai?

    Gợi ý trả lời:

    1. Những đồ chơi bé đã nặn là: quả na, quả thị, quả khế, quả cà rốt, cối giã trầu,con chuột, con mèo

    2. Bé nặn đồ chơi để tặng mẹ, tặng cha, tặng bà, tặng mèo..

    3. Việc bé nặn đồ chơi tặng mọi người thể hiện lòng hiếu thảo, quan tâm mọi người của bé

    4. Các em trả lời theo quan điểm cá nhân.

    Luyện tập theo văn bản đọc

    1. Tìm từ ngữ cho biết chú mèo rất vui vì được bé tặng quà.

    2. Tìm thêm từ ngữ chỉ cảm xúc vui mừng.

    Gợi ý trả lời:

    1. Từ ngữ cho biết chú mèo rất vui vì được bé tặng quà: thích chí

    2. Một số từ ngữ chỉ cảm xúc vui mừng: vui vẻ, háo hức, mừng rỡ, thích thú..

    Soạn bài phần Viết – Bài 24: Nặn đồ chơi

    Câu 1

    Nghe – viết: Nặn đồ chơi (3 khổ thơ đầu)

    Trả lời:

    Nặn đồ chơi
    Bên thềm gió mát,
    Bé nặn đồ chơi
    Mèo nằm vẫy đuôi,
    Tròn xoe đôi mắt.

    Đây là quả thị,
    Đây là quả na,
    Quả này phần mẹ,
    Quả này phần cha.

    Đây chiếc cối nhỏ
    Bé nặn thạt tròn,
    Biếu bà đấy nhé,
    Giã trầu thêm ngon.

    Chú ý:

    • Quan sát các dấu câu trong đoạn thơ.
    • Viết hoa chữ cái đầu tên bài, viết hoa chữ đầu dòng thơ.
    • Viết những tiếng khó hoặc tiếng dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: tròn xoe, giã trầu, thích chí,… vẫy đuôi, vểnh râu,…

    Câu 2

    Ghép da hoặc gia với các tiếng để sau để tạo thành từ ngữ đúng. Viết 3 từ ngữ vào vở.

    Soạn bài Nặn đồ chơi (trang 104)

    M: Cặp da

    Gợi ý trả lời:

    Các em ghép như sau:

    • gia đình, gia vị, gia cầm
    • cặp da, da dẻ

    Câu 3

    Chọn a hoặc b

    a. Chọn từ ngữ thích hợp thay cho ô vuông

    Soạn bài Nặn đồ chơi (trang 104)

    b. Chọn ươn hoặc ương thay cho ô vuông.

    – Con đuốn l quanh s núi.

    – Hoa h d v mình đón ánh mặt trời.

    Gợi ý trả lời:

    a) Chọn từ ngữ thích hợp như sau:

    Soạn bài Nặn đồ chơi (trang 104)

    b) Ta thay như sau:

    – Con đường uốn lượn quanh sườn núi.

    – Hoa hướng dương vươn mình đón ánh mặt trời.

    Soạn bài phần Luyện tập – Bài 24: Nặn đồ chơi

    Luyện từ và câu

    1. Giới thiệu về một đồ chơi có trong hình theo mẫu sau:

    Đồ chơi Đặc điểm
    quả bóng màu xanh pha trắng

    Soạn bài Nặn đồ chơi (trang 104)

    2. Cần đặt dấu phẩy vào vị trí nào trong mỗi câu sau:

    M: Chú thỏ bông rất mềm mại, dễ thương.

    a) Em thích đồ chơi ô tô máy bay.

    b) Bố dạy em làm đèn ông sao diều giấy.

    c) Các bạn đá bóng đá cầu nhảy dây trên sân trường.

    3. Cần đặt dấu phẩy vào vị trí nào trong câu in nghiêng?

    Hôm nay là sinh nhật của Chi. Chi nhận được bao nhiêu là quà: búp bê hộp đựng bút đồng hồ báo thức và chiếc nơ hồng. Chi rất vui và cảm động.

    Gợi ý trả lời:

    1. Các em viết như sau:

    Đồ chơi Đặc điểm
    quả bóng Màu xanh pha trắng
    Con diều Màu đỏ pha vàng
    Đèn ông sao Màu đỏ pha xanh lá cây
    chong chóng 4 màu sắc pha trộn
    gấu bông Màu trắng pha vàng
    búp bê Màu hồng pha trắng
    ô tô Màu vàng pha xanh ngọc
    máy bay Màu xanh lá
    mặt nạ Màu xanh dương

    2. Đặt dấu phẩy như sau:

    a) Em thích đồ chơi ô tô, máy bay

    b) Bố dạy em làm đèn ông sao, diều giấy

    c) Các bạn đá bóng, đá cầu, nhảy dây trên sân trường

    3. Đặt dấu phẩy vào câu in nghiêng như sau:

    Chi nhận được bao nhiêu là quà: búp bê, hộp đựng bút, đồng hồ báo thức và chiếc nơ hồng

    Luyện viết đoạn

    1. Kể tên những đồ chơi của em. Em thích đồ chơi nào nhất? Vì sao?

    2. Viết 3 – 4 câu tả một đồ chơi của em.

    Gợi ý trả lời:

    1. Một số đồ chơi của em: lê-gô, búp bê, gấu bông, bộ đồ nấu ăn,…

    Em thích nhất là bộ đồ nấu ăn vì có nhiều hình thù ngộ nghĩnh.

    2. Em rất thích đồ chơi gấu bông của em. Đó là món quà mẹ mua cho em nhân dịp sinh nhật. Chú gấu bông được làm từ lông mịn, có màu trắng tinh rất xinh xắn. Gấu bông to bằng người em, em có thể dùng ôm khi đi ngủ. Với em, gấu bông như một người bạn đồng hành và chơi đùa cùng với em. Em rất yêu quý món đồ chơi này và sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận.

    Soạn bài phần Đọc mở rộng – Bài 24: Nặn đồ chơi

    Câu 1: Tìm đọc một bài thơ hoặc một bài đồng dao về một đồ chơi, trò chơi.

    Gợi ý trả lời:

    1. Nu na nu nống
    Nu na nu nống,
    Đánh trống phất cờ.
    Mở cuộc thi đua,
    Thi chân đẹp đẽ.
    Chân ai sạch sẽ,
    Gót đỏ hồng hào.
    Không bẩn tí nào,
    Được vào đánh trống.

    2. Tập tầm vông
    Tập tầm vông,
    Tay nào không?
    Tay nào có?
    Tập tầm vó,
    Tay nào có?
    Tay nào không?
    Tập tầm vông,
    Tay không, tay có.
    Tập tầm vó,
    Tay có, tay không.
    Tay nào có?
    Tay nào không?

    (Ngoài ra có thể tìm một số bài đồng dao khác như: Chi chi chành chành, lộn cầu vồng, kéo cưa lừa xẻ,…)

    Câu 2: Nói với bạn:

    • Tên của đồ chơi, trò chơi
    • Cách chơi đồ chơi, trò chơi đó

    Gợi ý trả lời:

    – Trò chơi Nu na nu nống

    – Cách chơi:

    Đây là trò chơi dân gian quen thuộc của trẻ con vùng đồng bằng Bắc Bộ: Những người chơi ngồi xếp hàng bên nhau, duỗi thẳng chân ra, tay cầm tay, vừa nhịp tay vào đùi vừa đọc các câu đồng dao. Mỗi từ trong bài đồng dao được đập nhẹ vào một chân, bắt đầu từ đầu tiên của bài đồng dao là từ “nu” sẽ đập nhẹ vào chân 1, từ “na” sẽ đập vào chân 2 của người đầu, tiếp theo đến chân của người thứ hai thứ ba… theo thứ tự từng người đến cuối cùng rồi quay ngược lại cho đến từ “trống”. Chân của ai gặp từ “trống” thì co chân đó lại, ai co đủ hai chân đầu tiên người đó sẽ về nhất, ai co đủ hai chân kế tiếp sẽ về nhì… người còn lại cuối cùng sẽ là người thua cuộc. Trò chơi lại bắt đầu từ đầu.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *