Bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư sẽ được tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn. Tài liệu Soạn văn 10: Nắng mới, sẽ giúp học sinh chuẩn bị bài.
Bạn đang đọc: Soạn bài Nắng mới – Chân trời sáng tạo 10
Mời các bạn học sinh lớp 10 tham khảo nội dung chi tiết được Download.vn đăng tải ngay sau đây.
Soạn bài Nắng mới
Câu 1. Nhân vật “tôi” đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
– Nhân vật “tôi” thể hiện tình cảm, cảm xúc: Nỗi buồn bã, nhớ nhung dành cho người mẹ.
– Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh:
- Từ ngữ: “rượi buồn, nhớ”
- Hình ảnh người mẹ với chiếc áo đỏ, nụ cười với hàm răng đen nhánh.
Câu 2. Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?
- Từ ngữ: Giản dị, mộc mạc và mang đậm màu sắc Nam Bộ.
- Cách ngắt nhịp: Linh hoạt (Trong khổ thơ 1: Câu 1 ngắt nhịp 3/4, Câu 2 ngắt nhịp 2/5, Câu 3 và câu 4 ngắt nhịp: 4/3…)
- Bài thơ được gieo vần chân (thời – phơi)
Câu 3. Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật “tôi”?
Hình ảnh người mẹ hiện lên trong tâm tưởng của nhân vật “tôi” với vẻ đẹp thật giản dị, mộc mạc. Trong cái nắng, mẹ đang phơi chiếc áo đỏ ngoài bờ giậu, nụ cười đen nhánh hiền từ.
Câu 4. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?
- Cảm hứng chủ đạo: Tình yêu, nỗi nhớ dành cho người mẹ.
- Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống hiếu thảo người Việt Nam.