Soạn bài Nghe và thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học Cánh diều

Soạn bài Nghe và thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học Cánh diều

Download.vn mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 8: Nghe và thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học.

Bạn đang đọc: Soạn bài Nghe và thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học Cánh diều

Soạn bài Nghe và thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học Cánh diều

Soạn bài Nghe và thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học

Mong rằng  tài liệu này có thể giúp học sinh lớp 8 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo dưới đây.

Soạn văn 8: Nghe và thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học

    Nghe và thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học

    1. Định hướng

    • Chú ý lắng nghe kĩ nội dung thuyết trình về một vấn đề mà người nói đã trình bày.
    • Ghi lại các ý chính theo hệ thống: ý lớn, ý nhỏ, các bằng chứng và ví dụ minh họa.
    • Tùy yêu cầu của việc tóm tắt để lựa chọn và ghi lại các nội dung chính.
    • Trình bày bản tóm tắt nội dung chính theo từng mức độ.

    2. Thực hành

    Nghe và ghi lại nội dung chính của cuộc thảo luận, trao đổi vấn đề: Từ các tác phẩm văn học, hãy phát biểu suy nghĩ của em về những biểu hiện của tình yêu Tổ quốc.

    a. Chuẩn bị

    • Xem lại dàn ý nghị luận về một vấn đề của đời sống đã làm trong phần Viết.
    • Chú ý các hướng dẫn trong mục 1. Định hướng để nắm được cách tóm tắt nội dung chính khi nghe.

    b. Nói và nghe

    • Thực hành nghe và ghi lại các ý chính của bài thuyết trình.
    • Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Nói và nghe, mục c.

    c. Kiểm tra và chỉnh sửa

    Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Nói và nghe, mục d.

    * Mẫu tham khảo:

    – Mở đầu: Kính chào thầy cô và các bạn, tôi là…, học sinh lớp… . Sau đây, tôi sẽ trình bày về…

    – Nội dung chính:

    Tình yêu Tổ quốc đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Trong mỗi hoàn cảnh khác nhau thì tình yêu Tổ quốc lại được biểu hiện khác nhau.

    Đầu tiên, tình yêu Tổ quốc trước hết là sự gắn bó, yêu mến và tự hào của con người với Tổ quốc, đất nước của mình. Tình cảm đó luôn thường trực trong trái tim mỗi con người, dù có cách xa về không gian hay trải qua biết bao năm tháng. Bởi quê hương, đất nước là nơi chúng ta sinh ra, lớn lên và trải qua thật nhiều kỉ niệm.

    Ở mỗi giai đoạn khác nhau, tình yêu Tổ quốc lại được biểu hiện theo cách khác nhau. Trong quá khứ, biết bao thế hệ đã dâng hiến tuổi thanh xuân, hi sinh tính mạng để chống lại kẻ thù xâm lược, bảo vệ độc lập cho đất nước, lấy lại tự do cho nhân dân. Ở hiện tại, chúng ta thể hiện tình yêu đó qua cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành một người có ích, trở về xây dựng quê hương đất nước phát triển. Hay như việc tiếp thu văn minh hiện đại của nước ngoài dựa trên nguyên tắc “hòa nhập chứ không hòa tan”- giữ gìn những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc…

    Tình yêu quê hương thật đáng trân trọng, vậy mà có nhiều người trẻ lại sẵn sàng chạy theo lối sống thực dụng, sa ngã vào tệ nạn xã hội hay trở nên vô ơn. Họ quên đi nguồn cội của mình, rời bỏ quê hương hoặc thậm chí là có những hành vi chống phá đất nước.

    Chúng ta cần góp một phần nhỏ bé trong công tác bảo vệ, giữ gìn và phát triển đất nước ngày một cường thịnh. Mỗi cá nhân hãy biết bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và có những hành động cụ thể để bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước ngày một phát triển. Đồng thời cũng cần lên án và tránh xa những hành vi gây hại đến quê hương, đất nước.

    Một học sinh như tôi luôn ý thức được trách nhiệm với đất nước. Tôi sẽ cố gắng học tập để tương lai đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước phát triển. Đồng thời, tôi ý thức được cần có sự tỉnh táo, kiên quyết trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dân tộc. Hay việc tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách chọn lọc, cần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

    Tình yêu Tổ quốc là một tình cảm quý giá. Mỗi người cần phải giữ gìn và phát huy để xây dựng một đất nước phát triển, giàu đẹp và vững mạnh hơn.

    – Kết thúc: Trên đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô và các bạn.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *