Soạn bài Ngôi nhà trong cỏ (trang 129)

Soạn bài Ngôi nhà trong cỏ (trang 129)

Soạn bài Ngôi nhà trong cỏ giúp các em học sinh lớp 3 hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 129, 130, 131, 132.

Bạn đang đọc: Soạn bài Ngôi nhà trong cỏ (trang 129)

Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Ngôi nhà trong cỏ – Tuần 16 của Bài 29 Chủ đề Cộng đồng gắn bó theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.

Soạn bài Ngôi nhà trong cỏ Kết nối tri thức với cuộc sống

    Soạn bài phần Đọc: Ngôi nhà trong cỏ

    Khởi động

    Quan sát tranh minh họa, đoán xem các con vật đang làm gì.

    Soạn bài Ngôi nhà trong cỏ (trang 129)

    Trả lời:

    Con vật Việc làm
    Chuồn chuồn Đậu trên cành cây
    Nhái bén Tập nhảy
    Cào cào Tập nhảy
    Dế than Vừa xây nhà vừa hát

    Bài đọc

    Ngôi nhà trong cỏ

    Sáng sớm, cào cào và nhái bén đang tập nhảy xa thì chợt một tràng “re re re” vang lên. Hai bạn nghểnh đầu nghe:

    – Hay quá, ai hát đó?

    Chuồn chuồn vừa bay đến, đậu trên nhánh cỏ may, đôi cánh mỏng rung nhè nhẹ khi điệu nhạc vút cao:

    – Có phải cào cào hát không? Hay nhái bén?

    Cào cào lắc đầu, nhái bén cũng xua tay:

    – Tớ à? Tớ hát thì ai nghe?

    Thế là cào cào, nhái bén, chuồn chuồn rủ nhau đi tìm tiếng hát.

    Dưới lớp cỏ xanh rì, mặt đất đen ẩm ướt, dế than đang xây nhà. Chốc chốc cậu dừng lại, cất tiếng hát say sưa. Khi dứt bài hát, dế than giật mình nghe thấy một tràng pháo tay lộp bộp. Cào cào từ trên nhánh cỏ nhảy xuống:

    – Tớ là cào cào. Tiếng hát của bạn hay quá!

    Chuồn chuồn khẽ đập đôi cánh:

    – Tớ là chuồn chuồn. Bạn thật là một tài năng âm nhạc.

    Dế than ngượng ngùng:

    – Ôi, tớ chỉ là thợ đào đất thôi. Tớ là dế than.

    Nhái bén mừng rỡ:

    – A, từ nay tớ có thêm một láng giềng hát hay, làm giỏi là dế than. Để chúng tớ giúp bạn dựng nhà.

    Cào cào, nhái bén, chuồn chuồn cùng xúm vào giúp dế than. Chỉ chốc lát, ngôi nhà xinh xắn bằng đất đã được xây xong dưới ô nấm giữa vùng cỏ xanh tươi.

    (Theo Lý Lan)

    Từ ngữ:

    – Tràng: chuỗi âm thanh phát ra liên tục

    – Nghểnh đầu: vươn cao đầu lên

    – Láng giềng (như hàng xóm): người ở nhà bên cạnh

    Câu 1: Vào sáng sớm, chuyện gì xảy ra khiến cào cào, nhái bén, chuồn chuồn chú ý?

    Trả lời:

    Vào sáng sớm, có một tiếng hát rất hay khiến cào cào, nhái bén, chuồn chuồn chú ý.

    Câu 2: Các bạn đã phát hiện ra điều gì?

    Trả lời:

    Các bạn phát hiện ra dế than đang vừa xây nhà vừa hát.

    Câu 3: Chi tiết nào cho thấy cuộc gặp gỡ của các bạn với dế than rất thân mật?

    Trả lời:

    Chi tiết cho thấy cuộc gặp gỡ của các bạn với dế thân rất thân mật là: Khi dứt bài hát, dế than giật mình nghe thấy một tràng pháo tay lộp bộp. Sau đó, các bạn tự giới thiệu về mình để làm quen với dế than.

    Câu 4: Các bạn đã giúp dế than việc gì?

    Trả lời:

    Các bạn giúp dế than dựng nhà.

    Câu 5: Em nghĩ gì về việc các bạn giúp đỡ dế than?

    Trả lời:

    Việc các bạn giúp đỡ dế than cho thấy các bạn là những người bạn tốt, biết giúp đỡ người khác.

    Soạn bài phần Nói và nghe: Kể chuyện Hàng xóm của tắc kè

    Câu 1: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, đoán nội dung câu chuyện Hàng xóm của tắc kè.

    Hàng xóm của tắc kè

    (Theo Trần Đức Tiến)

    Soạn bài Ngôi nhà trong cỏ (trang 129)

    Trả lời:

    Câu chuyện Hàng xóm của tắc kè kể về những người sống trong xóm Bờ Giậu. Một lần cùng nhau bàn luận về tiếng kêu của tắc kè. Nhờ có sự giải thích của cụ cóc mà mọi người hiểu được nghề nghiệp và tiếng kêu của tắc kè.

    Câu 2: Nghe và kể lại câu chuyện

    Trả lời:

    Hàng xóm của tắc kè

    Cụ cóc, chú thằn lằn, cô ốc sên, anh nhái xanh và bác tắc kè đều là cư dân của xóm Bờ Giậu.

    Cụ cóc đã nghỉ hưu từ lâu. Thằn lằn là thợ săn. Nhái xanh là vận động viên nhảy xa. Ốc sên là người mẫu. Chỉ có tắc kè là ít khi thấy mặt, không mấy ai biết bác làm nghề gì. Nhà của bác ở góc bức tường rêu, nơi có mấy mảnh vữa đã bong tróc vì mưa nắng.

    Một hôm, thằn lằn than phiền:

    – Hôm qua tắc kè kêu gì thế nhỉ?

    Ốc sên đang chuẩn bị đi làm, nghe thấy thế cũng góp chuyện:

    – Tôi cũng nghe thấy.

    Nhái xanh lắc đầu:

    – Thế cô có nghe rõ bác ấy kêu gì không?

    – Chắc là… Chắc là…

    – Chắc là sao?

    – Tôi cứ nghe bác ấy tặc lưỡi “chắc là, chắc là…” chứ làm sao biết “chắc là” cái gì.

    Cụ cóc từ trong hang chống gậy đi ra. Cụ nhìn mọi người, ho khụ khụ:

    – Bác tắc kè kêu “đã về, đã về”. Bác ấy làm việc dự báo ở đài khí tượng thủy văn, xa lắm. Được về thăm nhà mừng quá, vừa đến đầu ngõ đã phải kêu lên cho người nhà biết. Hơi ồn một chút, nhưng mình nên thông cảm cho bác ấy.

    Thằn lằn, ốc sên, nhái xanh ngơ ngác nhìn nhau. Ồ, hóa ra là thế. Vậy tối nay phải đến thăm bác tắc kè chứ nhỉ. Chẳng gì thì cũng là hàng xóm láng giềng với nhau, mà lâu lắm bác ấy mới về thăm nhà…

    (Theo Trần Đức Tiến)

    Câu 3: Em học được gì sau khi nghe câu chuyện?

    Trả lời:

    Câu chuyện cho ta thấy, dù sống ở đâu cũng phải tôn trọng những người sống xung quanh mình. Ta cần giữ trật tự để không làm ảnh hưởng đến người khác. Nhưng đồng thời, ta cũng nên biết thông cảm với hàng xóm nếu họ có lỡ làm phiền ta vì hoàn cảnh đặc biệt. Hàng xóm láng giềng là phải biết thông cảm, tôn trọng lẫn nhau.

    Soạn bài phần Viết: Gió

    Câu 1: Nghe – viết:

    Gió

    Gió có nhiều bạn
    Có bạn trúc xinh
    Tốt bụng hiền lành
    Tặng gió chiếc sáo
    Ve đi hát dạo
    Tặng chiếc phong cầm

    Các bạn lá mầm
    Tặng nhiều bài hát
    Và nhiều bạn khác
    Tặng nhiều loại đàn
    Họ rất sẵn sàng
    Dạy cho gió học

    Vượt qua khó nhọc
    Gió học thành công
    Thổi vào cây thông
    Thông reo vi vút.

    (Võ Quảng)

    Câu 2: Làm bài tập a hoặc b.

    a. Chọn s hoặc x thay cho ô vuông.

    Mưa rơi tí tách
    Hạt trước hạt ☐au
    Không ☐ô đẩy nhau
    ☐ếp hàng lần lượt
    Mưa vẽ trên ☐ân
    Mưa dàn trên lá
    Mưa rơi trắng ☐óa
    Bong bóng phập phồng.

    (Theo Nguyễn Diệu)

    b. Chọn tiếng chứa ao hoặc au thay cho ô vuông.

    Cây dừa xanh tỏa nhiều ☐
    Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
    Thân dừa bạc phếch tháng năm
    Quả dừa – đàn lợn con nằm trên ☐
    Đêm hè hoa nở cùng ☐
    ☐ dừa – chiếc lược chải ☐ mây xanh.

    (Theo Trần Đăng Khoa)

    (tào/tàu)

    (cao/cau)
    (sao/sau)
    (tào/tàu) (vào/vàu)

    Trả lời:

    a. Chọn s hoặc x thay cho ô vuông.

    Mưa rơi tí tách
    Hạt trước hạt sau
    Không xô đẩy nhau
    Xếp hàng lần lượt
    Mưa vẽ trên sân
    Mưa dàn trên lá
    Mưa rơi trắng xóa
    Bong bóng phập phồng.

    (Theo Nguyễn Diệu)

    b. Chọn tiếng chứa ao hoặc au thay cho ô vuông.

    Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
    Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
    Thân dừa bạc phếch tháng năm
    Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
    Đêm hè hoa nở cùng sao
    Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh.

    (Theo Trần Đăng Khoa)

    Câu 3: Tìm các tiếng ghép được với mỗi tiếng sau để tạo từ.

    sao/xao                        sào/xào

    Trả lời:

    • sao: ngôi sao, sao mai, vì sao, sao băng, tại sao, sao sáng, sao chép,…
    • xao: lao xao, xao xuyến, xao nhãng, xao động,…
    • sào: sào huyệt, cây sào, sào ruộng, yến sào…
    • xào: xào rau, bò xào, xào nấu, xào xạc, xào xáo,…

    Soạn bài phần Vận dụng

    Kể lại cho người thân nghe câu chuyện Hàng xóm của tắc kè và nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện.

    Trả lời:

    Hàng xóm của tắc kè

    Cụ cóc, chú thằn lằn, cô ốc sên, anh nhái xanh và bác tắc kè đều là cư dân của xóm Bờ Giậu.

    Cụ cóc đã nghỉ hưu từ lâu. Thằn lằn là thợ săn. Nhái xanh là vận động viên nhảy xa. Ốc sên là người mẫu. Chỉ có tắc kè là ít khi thấy mặt, không mấy ai biết bác làm nghề gì. Nhà của bác ở góc bức tường rêu, nơi có mấy mảnh vữa đã bong tróc vì mưa nắng.

    Một hôm, thằn lằn than phiền:

    – Hôm qua tắc kè kêu gì thế nhỉ?

    Ốc sên đang chuẩn bị đi làm, nghe thấy thế cũng góp chuyện:

    – Tôi cũng nghe thấy.

    Nhái xanh lắc đầu:

    – Thế cô có nghe rõ bác ấy kêu gì không?

    – Chắc là… Chắc là…

    – Chắc là sao?

    – Tôi cứ nghe bác ấy tặc lưỡi “chắc là, chắc là…” chứ làm sao biết “chắc là” cái gì.

    Cụ cóc từ trong hang chống gậy đi ra. Cụ nhìn mọi người, ho khụ khụ:

    – Bác tắc kè kêu “đã về, đã về”. Bác ấy làm việc dự báo ở đài khí tượng thủy văn, xa lắm. Được về thăm nhà mừng quá, vừa đến đầu ngõ đã phải kêu lên cho người nhà biết. Hơi ồn một chút, nhưng mình nên thông cảm cho bác ấy.

    Thằn lằn, ốc sên, nhái xanh ngơ ngác nhìn nhau. Ồ, hóa ra là thế. Vậy tối nay phải đến thăm bác tắc kè chứ nhỉ. Chẳng gì thì cũng là hàng xóm láng giềng với nhau, mà lâu lắm bác ấy mới về thăm nhà…

    – Sau khi nghe câu chuyện Hàng xóm của tắc kè, con cảm thấy là hàng xóm thì cần phải tôn trọng và thông cảm cho nhau.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *