Văn bản Người thầy đầu tiên (trích tác phẩm Người thầy đầu tiên) sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 8.
Bạn đang đọc: Soạn bài Người thầy đầu tiên Cánh diều
Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Người thầy đầu tiên, mời các bạn học sinh cùng tham khảo ngay sau đây.
Soạn văn 8: Người thầy đầu tiên
Soạn bài Người thầy đầu tiên
1. Chuẩn bị
Nhà văn Ai-ma-tốp (1928 – 2008) là nhà văn Cư-gơ-rư-xtan, một nước cộng hòa ở vùng trung Á, thuộc Liên Xô trước đây. Ông bắt đầu hoạt động sáng tác văn học từ năm 1952, khi ông còn là sinh viên. Đề tài chủ yếu trong tác phẩm của ông là cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Cư-rơ-gư-xtan. Một số tác phẩm như của ông như Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên, Con tàu trắng…
2. Đọc hiểu
Câu 1. Nguyên nhân nào khiến nhân vật “tôi” “lặng người đi vì kinh hãi”?
Nhân vật “tôi” “lặng người đi vì kinh hãi” khi hiểu điều thím định làm với mình.
Câu 2. Ý nghĩa của việc trồng hai cây phong là?
Tiếp thêm sức mạnh cho An-tư-nai.
Câu 3. Tình cảnh của An-tư-nai sau khi bị bắt như thế nào?
An-tư-nai tỉnh lại vào ban đêm trong một cái lều vải.
Câu 4. Điều gì bất ngờ đã xảy ra?
Thầy Đuy-sen và công an đến cứu An-tư-nai.
Câu 5. Những lời nhân vật “tôi” thì thầm có ý nghĩa gì?
Nhân vật “tôi” muốn quên hết những tủi nhục phải chịu trong những ngày bị bắt, bắt đầu một cuộc đời mới.
Câu 6. Phần 3 là những lời tâm sự của An-tư-nai vào thời điểm nào?
Phần 3 là những lời tâm sự của An-tư-nai khi đã trưởng thành.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Đoạn trích Người thầy đầu tiên kể về chuyện gì? Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào?
– Đoạn trích Người thầy đầu tiên kể về kí ức đau buồn của An-tư-nai khi còn ở ngôi làng Ku-ku-rêu hẻo lánh, bị người thím bán làm vợ lẽ cho một kẻ giàu có.
– Truyện được kể theo ngôi thứ nhất (người kể chuyện xưng “tôi” chính là An-tư-nai).
– Ngôi kể ấy có tác dụng góp phần làm cho truyện thêm sinh động, hấp dẫn và thể hiện cảm xúc chân thực của nhân vật đã trải qua.
Câu 2. Tóm tắt nội dung chính của từng phần được đánh số trong văn bản. Nội dung phần 3 cho biết sự khác biệt gì về thời gian kể chuyện so với hai phần trước?
– Phần 1: thầy Đuy-sen hứa sẽ bảo vệ An-tư-nai trước âm mưu của người thím, động viên cô lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng khi cùng cô trồng hai cây phong.
– Phần 2: biến cố đau buồn vẫn xảy ra với An-tư-nai và thầy Đuy-sen trải qua nhiều khó khăn, vất vả để giải thoát cho cô.
– Phần 3: những suy nghĩ của An-tư-nai về con đường mòn mà thầy Đuy-sen đi qua.
=> Nội dung của phần 3 là suy nghĩ ở hiện tại nền có sự khác biệt về thời gian kể chuyện ở hai phần trước (hồi ức).
Câu 3. Hãy dẫn ra một số câu văn thể hiện suy nghĩ, tình cảm và mong ước của thầy Đuy-sen khi trồng hai cây phong nhỏ.
– Khơi gợi niềm lạc quan: “Và mọi người sẽ luôn nhìn thấy chúng và những người lành sẽ thấy lòng vui lên khi nhìn thấy chúng”
– Mong ước về tương lai tươi sáng: “Tất cả những gì đẹp nhất đều hãy còn phía trước…”
– Thể hiện tình yêu thương sâu sắc và niềm tin mãnh liệt cho học trò: “Và trong khi chúng lớn lên, ngày một thêm sức sống, em cũng sẽ trưởng thành…”
Câu 4. Phân tích nhân vật thầy Đuy-sen trong đoạn trích Người thầy đầu tiên.
– Thầy là một con người nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc. Nhờ có thầy, một vùng đất hoang tàn thành trường học.
– Thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học, đặc biệt là với An-tư-nai khi cứu cô bé, giúp cô bé được lên tỉnh học,…
– Thầy Đuy-sen còn trở thành tấm gương cho học trò về cách sống lạc quan, tự trọng. Khi bọn nhà giàu ngu xuẩn, bộ mặt láo xược lên mặt chế giễu, cười cợt, thầy vẫn lạc quan kể chuyện vui cho học sinh quên đi mọi sự.
– Thầy Đuy-sen còn là một người giàu lòng yêu thương, luôn thấu hiểu trái tim trẻ thơ. Không chỉ là người trực tiếp giảng dạy, thầy Đuy-sen còn luôn quan tâm đến cuộc sống của học sinh. Mỗi khi đi học, các em học sinh đều phải lội qua một con suối. Đến mùa đông, nước băng lạnh buốt khiến các em không thể lội qua được nữa. Để giúp học sinh có thể đến lớp, thầy Đuy-sen đã bế các em qua suối, lưng thì cõng, tay thì bế để các em nhỏ có thể an toàn tới trường học.
=> Thầy Đuy-sen là người truyền cảm hứng, tấm gương cho những đứa trẻ.
Câu 5. Thông qua cuộc đời nhân vật An-tư-nai, có thể nêu lên nhận xét gì về số phận của những người phụ nữ được nói tới trong câu chuyện?
Số phận của những người phụ nữ: bất hạnh, chịu nhiều thiệt thòi và không có quyền quyết định cuộc sống của bản thân mà phải nghe theo sự sắp xếp của người khác.
Câu 6. Chi tiết hoặc hình ảnh nào trong văn bản đã để lại trong em những ấn tượng sâu đậm? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại ấn tượng ấy.
Gợi ý:
Trong văn bản Người thầy đầu tiên, tôi ấn tượng với chi tiết kể những ý tưởng của người họa sĩ về bức tranh vẽ thầy Đuy-sen. Chi tiết nằm ở phần cuối cùng của văn bản. Người họa sĩ đã nghĩ ra bốn ý tưởng cho bức tranh. Bức vẽ hai cây phong của Đuy-sen và An-tư-nai. Bức vẽ về một đứa bé đi chân không, da rám nắng, trèo lên cao và ngồi lên một cành phong, đôi mắt hân hoan nhìn vào cõi xa xăm kì ảo. Bức tranh đề là “Người thầy đầu tiên”, có thể là lúc thầy Đuy-sen bế trẻ con qua con suối và cạnh đấy, trên những con ngựa no nê hung dữ, những con người đần độn, mũ lông cáo đỏ đi qua đang chế giễu ông. Hay bức tranh vẽ thầy Đuy-sen tiễn An-tư-nai lên tỉnh. Cả bốn ý tưởng đều thú vị, nhưng riêng tôi ủng hộ bức vẽ hai cây phong của Đuy-sen và An-tư-nai. Vì hình ảnh hai cây phong là biểu tượng, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người dân làng Ku-ku-rêu nói chung, nhân vật thầy Đuy-sen và An-tư-nai nói riêng.
Xem thêm: Chi tiết hoặc hình ảnh trong Người thầy đầu tiên