Soạn bài Nhập gia tùy tục (trang 105)

Soạn bài Nhập gia tùy tục (trang 105)

Soạn Tiếng Việt 3: Nhập gia tùy tục giúp các em học sinh lớp 3 nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc, tự đọc sách báo, nói và nghe của bài đọc 4 Bài 18: Bạn bè bốn phương – Chủ đề Ngôi nhà chung SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều trang 105, 106, 107, 108.

Bạn đang đọc: Soạn bài Nhập gia tùy tục (trang 105)

Qua đó, còn giúp các em kể hoặc đọc lại một câu chuyện về một nước bạn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Download.vn:

Soạn bài Nhập gia tùy tục sách Cánh diều

    Soạn bài phần Đọc: Nhập gia tùy tục

    Đọc hiểu

    Câu 1: Theo phong tục của Bru-nây, bạn phải dùng tay nào để đưa hoặc nhận các vật? Vì sao?

    Trả lời:

    Theo phong tục của Bru-nây, bạn phải dùng tay phải để đưa hoặc nhận các vật. Vì người Bru-nây cho rằng tay trái bẩn.

    Câu 2: Vì sao bạn không được xoa đầu người khác.

    Trả lời:

    Không được xoa đầu người khác vì người Bru-nây coi xoa đầu là hành vi thiếu tôn trọng người khác.

    Câu 3: Nếu muốn chỉ vào ai thì bạn phải dùng ngón tay nào?

    Trả lời:

    Nếu muốn chỉ vào ai thì phải dùng ngón tay cái của bàn tay phải.

    Câu 4: Nếu đến một nơi mà không tôn trọng tục lệ, tập quán của nơi đó thì có thể xảy ra điều gì? Chọn ý mà em cho là đáng ngại nhất.

    a) Bị mọi người chê cười.

    b) Gặp rắc rối do bị hiểu lầm.

    Trả lời:

    Nếu đến một nơi mà không tôn trọng tục lệ, tập quán của nơi đó thì có thể xảy ra:

    b) Gặp rắc rối do bị hiểu lầm.

    Luyện tập

    Câu 1: Tìm 3 câu thể hiện lời khuyên trong bài đọc:

    a) Một câu có từ hãy.

    b) Một câu có từ nên.

    c) Một câu có từ không.

    Trả lời:

    3 câu thể hiện lời khuyên trong bài đọc:

    a) Một câu có từ hãy: Vì vậy, bạn hãy dùng tay phải hoặc để tay trái dưới cổ tay phải khi đưa hoặc nhận các vật.

    b) Một câu có từ nên: Nếu bạn đến thăm Vương quốc Bru-nây, bạn nên nhớ những điều sau.

    c) Một câu có từ không: Không xoa đầu bất cứ ai, kể cả trẻ em.

    Câu 2: Hãy sử dụng một trong các từ trên để nói lời khuyên hoặc lời đề nghị với bạn.

    Trả lời:

    Hãy sử dụng một trong các từ trên để nói lời khuyên hoặc lời đề nghị với bạn:

    • Không nên làm việc riêng trong giờ học.
    • Hãy làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.

    Soạn bài phần Viết: Nghe viết Hạt mưa

    Câu 1: Nghe – viết

    Hạt mưa

    Mây mang đầy mình nước
    Gió thổi thành hạt mưa
    Rồi chia đều cho đất
    Cho cỏ cây, sông hồ.

    Hạt mưa ủ trong vườn
    Thành mỡ màu của đất
    Hạt mưa trang mặt nước
    Làm gương cho trăng soi.

    Hạt mưa đến là nghịch
    Có hôm chẳng cần mây
    Bất chợt ào ào xuống
    Rồi ào ào đi ngay.

    NGUYỄN KHẮC HÀO

    Câu 2: Chọn chữ phù hợp với ô trống:

    a) l hay n?

    Mưa _ắng bắc cầu vồng
    Ai đi đâu, về đâu?
    Không thấy sóng dưới cầu
    Chỉ mênh mông đồng _úa

    Cầu vồng như dải _ụa
    Cầu chờ mãi hồi _âu
    Không ai qua, biến mất…

    PHẠM HỔ

    b) v hay d?

    Cá gì _ốn rất hiền lành
    Xưa được chị Tấm _ỗ _ành nuôi cơm?

    Trả lời:

    a) l hay n?

    Mưa nắng bắc cầu vồng
    Ai đi đâu, về đâu?
    Không thấy sóng dưới cầu
    Chỉ mênh mông đồng lúa

    Cầu vồng như dải lụa
    Cầu chờ mãi hồi lâu
    Không ai qua, biến mất…

    PHẠM HỔ

    b) v hay d?

    Cá gì vốn rất hiền lành
    Xưa được chị Tấm ddành nuôi cơm?

    Soạn bài phần Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo

    Câu 1: Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về một nước bạn (hoặc về tình hữu nghị) mà em đã đọc ở nhà.

    Mẫu:

    Xin-ga-po – con rồng châu Á

    Soạn bài Nhập gia tùy tục (trang 105)

    Trả lời:

    Bài thơ “Nước Nga ơi! Mong có lần trở lại” (Tác giả: Trần Quang Tuyết)

    Kỷ niệm đó người ơi xin thắp lửa
    Mong trời quang mây tạnh sẽ theo về
    Rời nước Nga vào một ngày cuối thu
    Vừa chớm lạnh mà lòng tôi buốt giá
    Tạm biệt nhé nước Nga và tất cả
    Mong có lần trở lại nước Nga ơi!

    Mười hai năm có lẻ ở trong đời
    Trôi vội quá quãng thời gian hối hả
    Gửi lại nước Nga những ngược xuôi tất tả
    Heo may về, ai đếm bước cùng ai?

    Nước Nga trong tôi: Bao dung nhân ái, mênh mông vĩ đại
    Nước Nga trong tôi: Tình thầy trò và bạn bè sống mãi
    Phong cảnh Nga, đã mấy lần làm ngắn quãng đường xa
    Tính cách Nga, đã bao lần làm ấm cảnh xa nhà
    Xin tạc dạ cùng hành trang cất bước

    Nước Nga trong tôi: Tiến về phía trước
    Hiện đại phú cường
    Có kẻ cướp đường, có người buôn chuyến
    Xin độ lượng để buồn vui hòa quyện
    Bão tuyết về sẽ khỏa lấp niềm riêng

    Mai xa rồi gió có thổi triền miên
    Có lạnh rát khi chiều về qua cửa
    Kỷ niệm đó người ơi xin thắp lửa
    Mong trời quang mây tạnh sẽ theo về.

    Mai xa rồi những năm tháng mải mê
    Tạm biệt nhé nước Nga và bè bạn
    Cảm ơn lắm, tình yêu qua năm tháng
    Tiễn tôi về nồng ấm như đón sang.

    Dù mai xa có phủ bụi thời gian
    Có phai nhạt trong lòng bè bạn cũ
    Thì trong tôi sóng Vôn-ga, rừng Phong vàng quyến rũ
    Sẽ thì thào trong sóng nước Hương giang.

    Dù mai xa có cách trở đò giang
    Không trở lại để đắm mình trong chiều muộn thu vàng
    Hay sớm mai đông giá
    Vẫn nguyên vẹn trong tôi
    Vẫn hiển hiện tất cả
    Phong cảnh Nga
    Tính cách Nga
    Thầy, bạn,
    Gần, xa.

    Câu 2: Trao đổi với các bạn về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn).

    Gợi ý:

    • Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong câu chuyện (bài thơ, bài văn) đã đọc? Vì sao?
    • Câu chuyện (bài thơ, bài văn) đó nói lên điều gì?

    Trả lời:

    Em rất thích những câu thơ tác giả miêu tả về đất nước Nga mênh mông, vĩ đại, người dân Nga tình nghĩa, nhân ái.

    “Nước Nga trong tôi: Bao dung nhân ái, mênh mông vĩ đại
    ước Nga trong tôi: Tình thầy trò và bạn bè sống mãi
    Phong cảnh Nga, đã mấy lần làm ngắn quãng đường xa
    Tính cách Nga, đã bao lần làm ấm cảnh xa nhà
    Xin tạc dạ cùng hành trang cất bước.”

    – Chính điều này đã khiến tác giả vơi bớt nỗi buồn khi phải xa quê hương, xa gia đình, khiến tác giả mãi “ghi lòng tạc dạ” và rất lưu luyến khi phải chia xa mảnh đất này.

    – Bài thơ thể hiện tâm tư, tình cảm của tác giả khi phải chia tay nước Nga sau hơn 12 năm gắn bó. Những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, dòng sông Vôn-ga, rừng phong vàng hay cả những trận bão tuyết, những tháng ngày ngược xuôi vất vả, những người thầy, người bạn tình nghĩa nơi xứ xở Bạch Dương,… tất cả đã trở thành những kí ức khó phai trong lòng tác giả. Dù phải chia xa nhưng tác giả sẽ nhớ mãi những kỷ niệm gắn liền với Đất nước Nga tươi đẹp, người dân Nga nhận hậu, bao dung, nghĩa tình. Ông luôn mong muốn được quay trở lại nơi đây.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *