Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương – Chân trời sáng tạo 6

Có rất nhiều câu ca dao nói về vẻ đẹp của quê hương. Và văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương sẽ được giới thiệu đến các bạn học sinh trong sách Ngữ Văn lớp 6, thuộc sách Chân trời sáng tạo.

Bạn đang đọc: Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương – Chân trời sáng tạo 6

Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương – Chân trời sáng tạo 6

Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

Hôm nay, Download.vn muốn cung cấp bài Soạn văn 6: Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương. Mời tham khảo để có thêm tài liệu chuẩn bị bài.

Soạn văn 6: Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

    Tri thức Ngữ Văn

    Tri thức đọc hiểu

    – Lục bát là thể thơ có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Một cặp câu lục bát gồm dòng 6 tiếng (dòng lục) và dòng 8 tiếng (dòng bát).

    – Về cách gieo vần, tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế tiếp, tiếng thứ sáu dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo.

    – Về ngắt nhịp, thơ lục bát thường ngắt nhịp chẵn, ví dụ như 2/2/2, 2/4/2, 4/4/…

    – Về thanh điệu, các tiếng 1, 3, 5, 7 có thể được phối thanh tự do; riêng các tiếng 2, 4, 6, 8 phải tuân thủ theo quy định: tiếng 2 là thanh bằng, tiếng 4 là thanh trắc, riêng dòng bát nếu tiếng 6 là bằng thì tiếng 8 là thanh bằng và ngược lại.

    – Lục bát biến thể là lục bát biến đổi về số tiếng, cách gieo vần, cách ngắt nhịp, cách phối hợp bằng trắc trong câu.

    – Hình ảnh là một yếu tố quan trọng trong câu thơ, giúp người đọc nhìn thấy, tưởng tượng ra điều mà nhà thơ miêu tả, cảm nhận qua nhiều giác quan.

    – Tính biểu cảm của văn bản văn học là khả năng văn bản gợi cho người đọc những cảm xúc như vui, buồn…

    Tri thức tiếng Việt

    – Cách lựa chọn từ ngữ phù hợp khi nói hoặc viết:

    • Xác định nội dung cần diễn đạt.
    • Huy động các từ đồng nghĩa, giàu nghĩa; từ đó lựa chọn những từ có khả năng diễn đạt chính xác nhất nội dung muốn thể hiện.
    • Chú ý khả năng kết hợp hài hòa giữa từ ngữ được lựa chọn với những từ ngữ được sử dụng trước và sau nó trong cùng một câu (đoạn) văn.

    – Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản giúp diễn đạt chính xác và hiệu quả điều mà người nói (viết) muốn thể hiện.

    Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

    Chuẩn bị đọc

    Cụm từ “vẻ đẹp quê hương” thường khiến em nghĩ đến điều gì?’

    Gợi ý:

    “Vẻ đẹp quê hương”: gợi ra khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của quê hương, đất nước.

    Trải nghiệm cùng văn bản

    – Qua câu ca dao “Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”, thành Thăng Long hiện lên trong tâm trí em như thế nào?

    Gợi ý:

    Thành Thăng Long hiện lên với sự đông đúc, nhộn nhịp với nhiều phố phường khác nhau buôn bán đủ các mặt hàng, những con đường được xây dựng ngay ngắn, thẳng tắp theo trật tự giống như bàn cờ.

    – Nội dung chính của các bài:

    • Bài 1: Vẻ đẹp của kinh thành Thăng Long.
    • Bài 2: Vẻ đẹp truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc.
    • Bài 3: Vẻ đẹp của vùng đất Bình Định.
    • Bài 4: Vẻ đẹp của vùng Đồng Tháp Mười.

    Suy ngẫm và phản hồi

    Câu 1. Hình ảnh kinh thành Thăng Long được gợi lên trong bài ca dao 1 có điểm gì đặc biệt? Những từ ngữ như “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” đã góp phần thể hiện sắc thái cảm xúc gì của tác giả về đất Long Thành?

    – Hình ảnh kinh thành Thăng Long được gợi lên trong bài ca dao 1 có điểm đặc biệt: đầy đủ 36 phố phường.

    – Các từ ngữ “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” góp phần thể hiện niềm tự hào cũng như nỗi nhớ dành cho kinh thành Thăng Long.

    Câu 2. Bài ca dao 2 giới thiệu vẻ đẹp gì của quê hương? Cảm xúc của tác giả dân gian về quê hương được thể hiện như thế nào qua bài ca dao này?

    – Bài ca dao 2 giới thiệu truyền thống chống giặc ngoại xâm của quê hương. Tác giả đã đưa ra câu hỏi về các địa danh lịch sử gắn với các trận chiến nổi tiếng của dân tộc (ba lần phá tan quân xâm lược trên sông Bạch Đằng, cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn chiến thắng giặc Minh).

    – Cảm xúc của tác giả dân gian về quê hương được thể hiện: niềm tự hào về truyền thống đánh giặc cứu nước, tình yêu quê hương đất nước.

    Câu 3. Em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của vùng đất Bình Định qua bài ca dao 3? Xác định và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu lục bát “Bình Định có núi Vọng Phu/ Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh”.

    – Vẻ đẹp của vùng đất Bình Định qua bài ca dao 3: vẻ đẹp thiên nhiên Bình Định (núi Vọng Phu, đầm Thị Nại, cù lao Xanh) gắn với truyền thống thủy chung, yêu nước; vẻ đẹp của cuộc sống với những món ăn dân dã (bí đỏ nấu canh nước dừa).

    – Biện pháp tu từ: điệp ngữ “có” và liệt kê: núi Vọng Phu, đầm Thị Nại, cù lao Xanh. Tác dụng: nhấn mạnh những nét đẹp đặc trưng mà chỉ Bình Định mới có.

    Câu 4. Em hãy chỉ ra đặc điểm của thể thơ lục bát thể hiện qua bài ca dao 3.

    • Số dòng thơ: 4 dòng (2 dòng lục có sáu tiếng, 2 dòng bát có 8 tiếng)
    • Vần trong các dòng thơ: câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát: phu – cù, xanh – anh – canh)
    • Nhịp thơ: Dòng 1 nhịp 2/4, dòng 2 nhịp 4/4, dòng 3 nhịp 4/2, dòng 4 nhịp 4/4

    Câu 5. Những hình ảnh “cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” thể hiện đặc điểm gì của vùng Tháp Mười? Từ đó, cho biết tình cảm của tác giả đối với vùng đất này.

    • Hình ảnh “cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” thể hiện sự trù phú, giàu có của vùng Tháp Mười.
    • Tình cảm của tác giả: lòng yêu mến, tự hào dành cho vùng đất Tháp Mười.

    Câu 6. Những vẻ đẹp nào của quê hương được thể hiện xuyên suốt trong bốn bài ca dao trên? Qua đó, tác giả dân gian thể hiện tình cảm gì với quê hương, đất nước? Dựa vào đâu, em nhận định như vậy?

    • Vẻ đẹp của quê hương được thể hiện xuyên suốt trong bốn bài ca dao: vẻ đẹp của thiên nhiên, con người.
    • Qua đó, tác giả dân gian đã bộc lộ niềm tự hào, tình yêu với quê hương, đất nước.
    • Dựa vào những hình ảnh, từ ngữ được sử dụng trong bài ca dao để nhận định như vậy.

    Câu 7. Điền vào bảng sau (làm vào vở) ít nhất một từ ngữ hoặc hình ảnh độc đáo của mỗi bài ca dao và giải thích vì sao em chọn từ ngữ, hình ảnh ấy:

    Bài ca dao

    Từ ngữ, hình ảnh độc đáo

    Giải thích

    1

    Phồn hoa thứ nhất Long Thành,

    Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.

    Cho thấy sự đông đúc, nhộn nhịp của kinh thành Thăng Long.

    2

    Sâu nhất là sông Bạch Đằng,

    Ba lần giặc đến ba lần giặc tan.

    Cao nhất là núi Lam Sơn,

    Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.

    Khẳng định truyền thống yêu nước của dân tộc.

    3

    núi Vọng Phu, bí đỏ nấu canh nước dừa

    Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh.

    Những nét đẹp chỉ vùng đất Bình Định mới có.

    4

    Cá tôm bắt sẵn, lúa trời sẵn ăn

    Cho thấy sự trù phú của Tháp Mười.

    Câu 8. Trong bốn bài ca dao trên, em thích nhất bài nào? Vì sao?

    – Học sinh tự lựa chọn và lí giải.

    Gợi ý:

    • Bài ca dao thích nhất: Bài số 1.
    • Nguyên nhân: Bài ca dao số 1 đã cho thấy vẻ đẹp của mảnh đất Thăng Long – kinh đô của nước ta thời xưa. Đó là sự phồn hoa, đông đúc và lối kiến trúc độc đáo. Qua đó, người đọc cảm thấy tự hào về mảnh đất kinh đô thời xưa của đất nước.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *