Soạn bài Những người quanh ta giúp các em học sinh lớp 2 nhanh chóng trả lời các câu hỏi khởi động, khám phá và luyện tập, bài viết trang 123,124, 125, 126, 127, 128, 129 sách Tiếng Việt 2 Cánh diều.
Bạn đang đọc: Soạn bài Những người quanh ta (trang 123)
Qua đó, giúp các em biết được công việc nghề nghiệp của mọi người, viết được chữ hoa. Đồng thời, giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Những người quanh ta, mời các bạn cùng theo dõi nhé.
Soạn bài Những người quanh ta sách Cánh diều
Soạn bài Những người quanh ta phần Chia sẻ
Câu 1. Những người trong tranh đang làm gì? Họ là ai?
Gợi ý đáp án
1. Người công nhân đang hàn xì. Đây là công việc hàn xì.
2. Người lính đang canh gác bảo vệ Tổ Quốc. Đây là những chú bộ đội.
3. Người dân đang kéo lưới. Đây là nghề đánh bắt cá.
4. Người ta đang phẫu thuật. Đây là những bác sĩ tài ba
Soạn Bài đọc 1: Con đường của bé trang 124
Đọc hiểu
Câu 1. Bài thơ nói về công việc của những ai?
Gợi ý đáp án
Bài thơ nói về công việc của: chú phi công, chú hải quân, bác lái tàu.
Câu 2. Công việc của mỗi người gắn với một con đường. Ghép đúng.
Gợi ý đáp án
a- 3 b- 1 c- 2 d- 4
Câu 3. Em hiểu hai dòng cuối bài thơ như thế nào? Chọn ý đúng:
a) Bé tìm đường tới trường.
b) Bé tìm đường của các chú, các bác.
c) Bé tìm con đường tương lai trong các bài học.
Gợi ý đáp án
Ý đúng là: Bé tìm con đường tương lai trong các bài học.
Luyện tập
Câu 1. Những người trong tranh đang làm gì? Họ là ai?
Gợi ý đáp án
1- Chú Lê xây nhà. Chú là thợ xây.
2- Cô Hoa đang chỉ đường. Cô là cảnh sát giao thông.
3- Bác Tâm đang gặt lúa. Bác là nông dân.
4- Chú Mạnh đang may. Chú là thợ may.
Câu 2. Kể thêm về một số nghề nghiệp mà em biết.
Gợi ý đáp án
Một số nghề nghiệp khác như: ca sĩ, bác sĩ, kĩ sư, diễn viên, cô giáo,….
Bài viết 1
Câu 1. Nghe – viết: Con đường của bé (2 khổ thơ đầu).
Câu 2. Tìm chữ hoặc vần phù hợp với ô trống:
a) Chữ s hay x?
Đã …ế trưa, máy cày của bác nông dân trong …óm vẫn chạy giòn giã. Máy lật lên những hàng đất tơi …ốp cho mùa tới, cây cối …inh …ôi.
b) Chữ i hay iê?
Thủy rất mê chuyện cổ tích. Cô bé luôn t… là sẽ có những cô t…n xinh đẹp, d… hiền xuất h…n đúng lúc khó khăn nhất để giúp con người.
c) Vần ao hay au?
S… mấy đợt rét đậm, mùa xuân đã về. Trên cây g… đầu làng, từng đàn s… chuyền cành lao xao như b… tin vui, giục người ta m… đón ch… xuân mới.
Gợi ý đáp án
a) Đã xế trưa, máy cày của bác nông dân trong xóm vẫn chạy giòn giã. Máy lật lên những hàng đất tơi xốp cho mùa tới, cây cối sinh sôi.
b) Thủy rất mê chuyện cổ tích. Cô bé luôn tin là sẽ có những cô tiên xinh đẹp, dịu hiền xuất hiện đúng lúc khó khăn nhất để giúp con người.
c) Sau mấy đợt rét đậm, mùa xuân đã về. Trên cây gạo đầu làng, từng đàn sáo chuyền cành lao xao như báo tin vui, giục người ta mau đón chào xuân mới.
Câu 3. Tìm chữ hoặc vần phù hợp với ô trống:
a) Chữ s hay x?
Ngày …ưa say …ưa quả …ung …ung phong
b) Chữ i hay iê?
Kim t…m trái t…m buổi ch…u ch… khó
c) Vần ao hay au?
C… lớn trầu c…. thứ s…. chim s…
Gợi ý đáp án
a) ngày xưa, say sưa, quả sung, xung phong.
b) kim tiêm, trái tim, buổi chiều, chịu khó.
c) cao lớn, trầu cau, thứ sáu, chim sáo.
Câu 4. Tập viết
a) Viết chữ hoa kiểu 2:
b) Viết ứng dụng: Việt Nam, quê hương yêu dấu
Soạn Bài đọc 2: Người làm đồ chơi trang 126
Đọc hiểu
Câu 1. Bác Nhân trong câu chuyện làm nghề gì?
Gợi ý đáp án
Bác Nhân là một người làm đồ chơi bằng bột.
Câu 2. Vì sao bác Nhân định chuyển về quê? Chọn ý đúng:
a) Vì bác không thích ở thành phố.
b) Vì dạo này bác không bán được hàng.
c) Vì bác không thích làm đồ chơi bằng bột.
Gợi ý đáp án
Bác Nhân định chuyển về quê: b) Vì dạo này bác không bán được hàng
Câu 3. Khi biết bác Nhân định bỏ về quê, thái độ của bạn nhỏ như thế nào?
Gợi ý đáp án
Khi biết bác Nhân định bỏ về quê, bạn nhỏ suýt khóc nhưng cố tỏ ra bình tĩnh.
Câu 4. Bạn nhỏ đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng.
Gợi ý đáp án
Bạn nhỏ đã đập con lợn đất, chia cho các bạn nhỏ trong lớp mua đồ chơi giúp bác trong buổi bán hàng cuối cùng.
Luyện tập
Câu 1. Sử dụng các câu hỏi Ở đâu?, Khi nào?, Vì sao? hỏi đáp với bạn về nội dung câu chuyện.
Gợi ý đáp án
– Vì sao bạn nhỏ trong truyện muốn bác Nhân ở lại?
=> Bạn ấy muốn bác Nhân ở lại vì quý mến bác.
– Khi nào là buổi bán hàng cuối cùng của bác Nhân?
=> Hôm sau là buổi bán hàng của bác.
– Bác Nhân tiếp tục nặn đồ chơi để bán cho trẻ em ở đâu?
=> Về quê, bác tiếp tục nặn đồ chơi để bán cho trẻ ở nông thôn.
Câu 2. Em hãy thay bạn nhỏ trong truyện nói lời chào tạm biệt và lời chúc bác Nhân khi chia tay bác.
Gợi ý đáp án
“Bác về quê nhớ giữ gìn sức khỏe, chúng cháu luôn nhớ bác. Chúc bác thượng lộ bình an.”
Bài viết 2
Câu 1. Nói về một người lao động ở trường em.
Gợi ý đáp án
– Em nói về bác lao công.
– Bác đó làm công việc quét dọn, vệ sinh.
– Bác từng giúp em làm vệ sinh lớp học khi em bị ốm.
– Em rất muốn nói lời cảm ơn và luôn yêu quý bác.
Câu 2. Dựa vào những điều vừa nói, hãy viết 4 -5 câu về một người lao động ở trường em.
Gợi ý đáp án
Gợi ý 1
Bác Lan làm lao công ở trường em. Hằng ngày, bác quét dọn sân trường luôn sạch đẹp. Bác là người rất tốt bụng vì luôn giúp đỡ chúng em làm vệ sinh lớp học khi có bạn nào bị ốm. Chúng em đều rất yêu quý và biết ơn bác Lan.
Gợi ý 2
Bác Thảo là lao công ở trường học của em. Bác là một người rất gẫn gũi và dễ mến. Mỗi ngày, bác đến trường từ rất sớm. Công việc của bác là quét dọn trường học. Nhờ có bác, trường học luôn sạch sẽ và đẹp đẽ. Em rất kính trọng và yêu quý bác.
Gợi ý 3
Bác Cường là bảo vệ của trường em. Năm nay, bác đã ngoài năm mươi tuổi. Nhưng bác vẫn còn rất khỏe mạnh. Bác là một người giản dị, gần gũi. Công việc của bác là trông coi, giám sát trường học. Có lúc, bác còn giúp chúng em cất xe vào chỗ. Em rất quý mến và kính trọng bác Cường.
Gợi ý 4
Cô Thương là thủ thư của trường em. Công việc của cô là giám sát thư viện, giúp chúng em tìm và mượn sách. Hằng ngày, cô đến trường từ sớm. Cô rất thân thiện và nhiệt tình. Em rất quý mến và kính trọng cô.