Soạn bài Ở lại với chiến khu (trang 76)

Soạn bài Ở lại với chiến khu (trang 76)

Soạn bài Ở lại với chiến khu giúp các em học sinh lớp 3 hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều trang 876, 77, 78, 79.

Bạn đang đọc: Soạn bài Ở lại với chiến khu (trang 76)

Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án bài đọc 4: Ở lại với chiến khu – Bài 16: Bảo vệ tổ quốc của chủ đề Đất nước theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.

Soạn bài Ở lại với chiến khu sách Cánh diều

    Soạn bài phần Đọc: Ở lại với chiến khu

    Đọc hiểu

    Câu 1: Trung đoàn trưởng nói gì với các chiến sĩ nhỏ?

    Trả lời:

    Trung đoàn trưởng nói với các chiến sĩ nhỏ là: “Các em ạ, hoàn cảnh chiến khu lúc này rất gian khổ. Mai đây chắc còn gian khổ hơn nhiều. Các em sẽ khó lòng chịu nổi. Nếu em nào muốn trở về sống với gia đình thì trung đoàn cho các em về. Các em thấy thế nào?”

    Câu 2: Vì sao các chiến sĩ xúc động khi nghe trung đoàn trưởng nói?

    Trả lời:

    Các chiến sĩ xúc động khi nghe trung đoàn trưởng nói vì bất ngờ, xúc động khi mình phải rời xa chiến khu, không được tham gia chiến đấu vì Tổ quốc mà phải trở về với gia đình.

    Câu 3: Các chiến sĩ đáp lời trung đoàn trưởng như thế nào?

    Trả lời:

    Các chiến sĩ đáp lời trung đoàn trưởng là:

    – Lượm bước tới gần đống lửa. Giọng em rung lên: – Em xin ở lại.

    – Cả đội nhao nhao: – Chúng em xin ở lại.

    – Mừng nói như van lơn: – Chúng em còn nhỏ, chưa làm được chi nhiều thì trung đoàn cho chúng em ăn ít cũng được. Đừng bắt chúng em phải về, tội chúng em lắm…

    Câu 4: Chi tiết nào trong bài khiến em cảm động? Vì sao?

    Trả lời:

    Chi tiết trong bài khiến em cảm động là chi tiết các bạn nhỏ đều xin ở lại chiến khu. Em cảm động vì tình cảm của các bạn dành cho chiến khu. Lượm và các bạn khác đều không muốn về nhà vì tất cả đều sẵn sàng chịu đựng gian khổ, sẵn sàng chịu đói khát để ở lại sống chết với chiến khu chứ không muốn sống chung với bọn Việt gian, bọn Tây.

    Luyện tập

    Câu 1: Tìm trong lời của nhân vật Mừng một câu khiến.

    Trả lời:

    Một câu khiến trong lời nói của nhân vật Mừng là: Đừng bắt chúng em phải về.

    Câu 2: Chuyển câu “Chúng em xin ở lại.” thành một câu khiến.

    Trả lời:

    Chuyển câu “Chúng em xin ở lại.” thành một câu khiến là: Hãy cho chúng em ở lại.

    Câu 3: Tìm các bộ phận của câu ứng với mỗi cột trong bảng dưới đây:

    Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối.

    Soạn bài Ở lại với chiến khu (trang 76)

    Trả lời:

    Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối.

    • Sự vật 1: Tiếng hát.
    • Đặc điểm: bùng lên
    • Từ so sánh: như
    • Sự vật 2: ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối.

    Soạn bài phần Góc sáng tạo: Người chiến sĩ

    Chọn 1 trong 2 đề sau:

    Đề 1. Viết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về các chiến sĩ nhỏ trong bài đọc Ở lại với chiến khu. Trang trí cho bài viết hoặc gắn tranh vẽ của em.

    Gợi ý:

    • Câu chuyện Ở lại với chiến khu diễn ra vào thời gian nào?
    • Vì sao trung đoàn cho phép các chiến sĩ nhỏ rời chiến khu, về với gia đình?
    • Các chiến sĩ trả lời trung đoàn trưởng như thế nào?
    • Em có cảm xúc gì khi đọc những lời nói tha thiết của các chiến sĩ?
    • Đoạn cuối của câu chuyện đem lại cho em cảm xúc gì?

    Đề 2. Viết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về một chiến sĩ quân đội. Gắn ảnh em sưu tầm hoặc tranh vẽ của em.

    Gợi ý:

    • Em muốn viết về ai?
    • Vì sao em biết người chiến sĩ ấy? Mẫu: Đó là người thân của em; là người em đã gặp gỡ hoặc biết qua phim ảnh,…
    • Em yêu thích người chiến sĩ ấy ở những điểm nào? Mẫu: Em thích khuôn mặt, nụ cười, hành động dũng cảm,… của người chiến sĩ ấy.
    • Em có suy nghĩ gì về những chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân?

    Trả lời:

    Đề 1.

    Mẫu 1: Câu chuyện Ở lại với chiến khu diễn ra vào thời điểm kháng chiến ác liệt, căng thẳng. Hoàn cảnh ở chiến khu vô cùng vất vả, gian khổ. Trung đoàn trưởng lo lắng các chiến sĩ còn nhỏ tuổi, không chịu được gian khổ nên cho phép các em trở về với gia đình. Các chiến sĩ đều sẵn sàng ở lại chiến khu, những lời nói ngây thơ nhưng đầy tha thiết, dũng cảm và quyết tâm. Em rất xúc động trước tình cảm của các chiến sĩ nhỏ dành cho chiến khu. Khi tất cả các chiến sĩ đồng thành cất tiếng hát, em cảm thấy vô cùng cảm động và tự hào.

    Mẫu 2: Câu chuyện Ở lại với chiến khu diễn ra trong bối cảnh đầy ác liệt, căng thẳng của cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình cảm, ý chí của các chiến sĩ nhỏ tuổi tham gia Vệ quốc quân đã khiến người đọc xúc động. Dù hoàn cảnh ở chiến khu vô cùng vất vả và gian khổ, nhưng các em vẫn quyết tâm và mong muốn được ở lại, ngững lời nói ngây thơ của các chiến sĩ nhỏ làm cho trung đoàn trưởng rất cảm động. Nhưng ông không nỡ để các em phải chịu đựng gian khổ quá sức mình. Cuối cùng các chiến sĩ trẻ rất can đảm và đoàn kết, họ cùng nhau hát lên ca khúc “Ở lại với chiến khu”, khiến trung đoàn trưởng hứa sẽ báo cáo cho cấp trên và xem xét lại quyết định. Em rất xúc động, khâm phục trước tình cảm của các chiến sĩ dành cho chiến khu, cho cách mạng.

    Đề 2. Vị anh hùng mà em vô cùng ngưỡng mộ là anh Kim Đồng. Tên thật của anh là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng. Anh sinh năm 1929 Ở Thôn Nà Mạ, Xã Xuân Hòa, Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng. Cha anh bị thực dân Pháp Bắt đi Phu và bị chết. Kim Đồng theo cách mạng làm liên lạc, là một trong năm đội viên đầu tiên của đội. Trong một lần đi liên lạc về giữa đường gặp địch phục kích, Kim Đồng nhanh trí nhử cho địch nổ súng về phía mình. Nhờ đó mà các đồng chí cán bộ ở gần đó đã nhanh chóng trốn thoát lên rừng. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh tại một địa điểm gần ngay ở suối Lê Nin khi anh vừa tròn mười bốn tuổi. Kim Đồng đã được nhà nước ta phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang”.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *