Soạn bài Ôn tập học kì I – Kết nối tri thức 7

Download.vn sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 7: Ôn tập học kì I, rất hữu ích và cần thiết.

Bạn đang đọc: Soạn bài Ôn tập học kì I – Kết nối tri thức 7

Soạn bài Ôn tập học kì I – Kết nối tri thức 7

Soạn bài Ôn tập học kì I

Tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học lớp 7 sinh khi chuẩn bị bài. Mời tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Soạn văn 7: Ôn tập học kì I

    Soạn bài Ôn tập học kì I

    A. Ôn tập kiến thức

    Câu 1. Trong học kì I, em đã học các bài Bầu trời tuổi thơ, Khúc nhạc tâm hồn, Cội nguồn yêu thương, Giai điệu đất nước, Màu sắc trăm miền . Hãy chọn mỗi bài một văn bản mà em xác định là tiêu biểu cho chủ đề và thể loại của bài học và lập bảng vào vở theo mẫu gợi ý sau:

    Bài

    Văn bản

    Tác giả

    Thể loại

    Đặc điểm nổi bật

    Nghệ thuật

    Nội dung

    Bầu trời tuổi thơ

    Đi lấy mật

    (Trích Đất rừng phương Nam)

    Đoàn Giỏi

    Tiểu thuyết

    Hình ảnh thiên nhiên độc đáo, Miêu tả tâm lí nhân vật…

    Đoạn trích kể về việc An theo tía nuôi và Cò vào rừng lấy mật.

    Khúc nhạc tâm hồn

    Gặp lá cơm nếp

    Thanh Thảo

    Thơ năm chữ

    Thể thơ năm chữ ngắn gọn, sử dụng biện pháp tu từ…

    Bài thơ thể hiện nỗi nhớ tình yêu dành cho người mẹ và đất nước.

    Cội nguồn yêu thương

    Quê hương

    Tế Hanh

    Thơ tám chữ

    Hình ảnh độc đáo, lời thơ bình dị, sử dụng nhiều biện pháp tu từ độc đáo…

    Bài thơ đã khắc họa một bức tranh sinh động về một làng quê miền biển, nổi bật là vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân làng chài.

    Giai điệu đất nước

    Gò me

    Hoàng Tố Nguyên

    Thơ tự do

    Hình ảnh sinh động, sử dụng biện pháp tu từ…

    Bài thơ thể hiện tình yêu, nỗi nhớ dành cho quê hương, cùng với đó là niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương.

    Màu sắc trăm miền

    Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt

    Vũ Bằng

    Tùy bút

    Hình ảnh giàu sức gợi, sử dụng nhiều biện pháp tu từ…

    Vẻ đẹp và tình yêu của tác giả dành cho mùa xuân Hà Nội.

    Câu 2. Em đã thực hành viết các kiểu bài tóm tắt văn bản; tập làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ; phân tích đặc điểm nhân vật; viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc; viết văn bản tường trình.

    Hãy thực hiện những yêu cầu sau đây:

    a. Trình bày yêu cầu đối với mỗi kiểu bài.

    b. Tóm tắt một văn bản mà em đã đọc, đã học. Chọn một trong hai hình thức thể hiện sau:

    – Tóm tắt văn bản theo hình thức đoạn văn.

    – Tóm tắt văn bản bằng hình thức bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

    Gợi ý:

    a.

    – Viết các kiểu bài tóm tắt văn bản:

    • Trình bày được những ý chính trong văn bản gốc.
    • Đáp ứng được yêu cầu khác nhau về độ dài của văn bản tóm tắt

    – Tập làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ:

    • Xác định đề tài và cảm xúc.
    • Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc.
    • Tập gieo vần.

    – Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ:

    • Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
    • Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật.
    • Khái quát được cảm xúc về bài thơ.

    – Phân tích đặc điểm nhân vật:

    • Giới thiệu được nhân vật.
    • Phân tích được những đặc điểm của nhân vật…

    – Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc:

    • Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó.
    • Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng

    – Viết văn bản tường trình:

    • Viết đúng theo quy chuẩn.
    • Phản ánh đúng sự việc đã xảy ra.

    Câu 3. Nêu những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe ở mỗi bài học trong học kì vừa qua. Những nội dung này có liên quan như thế nào với những gì em đã đọc hoặc viết?

    Câu 4. Tóm tắt kiến thức tiếng Việt mà em đã học trong học kì I theo mẫu sau:

    Bài

    Kiến thức tiếng Việt

    Bầu trời tuổi thơ

    Mở rộng trạng ngữ trong câu bằng cụm từ:

    Trạng ngữ của câu có thể là từ hoặc cụm từ. Nhờ mở rộng bằng cụm từ, trạng ngữ cung cấp thông tin cụ thể hơn về không gian, thời gian,…

    Ví dụ:

    (1) Buổi sáng, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành.

    (2) Buổi sáng mùa xuân, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành.

    Trạng ngữ trong câu (2) mở rộng hơn so với trạng ngữ trong câu (1), cung cấp thông tin cụ thể về thời gian của sự việc được nêu trong câu

    B. Luyện tập tổng hợp

    Phiếu số 1…

    Phiếu số 2…

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *