Tài liệu Soạn văn 11: Ôn tập trang 109, giúp ôn tập và củng cố lại kiến thức của bài học số 4 – Nét đẹp văn hóa và cảnh quan.
Bạn đang đọc: Soạn bài Ôn tập trang 109 Chân trời sáng tạo
Các bạn học sinh lớp 11 có thể tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.
Soạn bài Ôn tập trang 109
Câu 1. Trình bày những hiểu biết của bạn về đặc điểm của văn bản thông tin.
– Văn bản thông tin được viết nhằm mục đích chủ yếu là cung cấp thông tin cho người đọc.
– Văn bản có thể sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ…)
– Thông tin được truyền tải cần chính xác, rõ ràng.
– Cách trình bày thông tin, dữ liệu như nguyên nhân – kết quả, ý chính – nội dung chi tiết, trật tự thời gian, so sánh – đối chiếu, cấu trúc vấn đề – cách giải quyết,…
Câu 2. Tóm tắt ba văn bản đã học (Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một; Đồ gốm gia dụng của người Việt; Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai) theo các phương diện sau: đề tài, thông tin cơ bản và một số thông tin chi tiết thể hiện thông tin cơ bản; cách trình bày dữ liệu, thông tin và hiệu quả của cách trình bày; đặc trưng về yếu tố hình thức và vai trò của các yếu tố ấy đối với việc thể hiện thông tin chính của văn bản; thái độ, quan điểm của người viết; phương tiện phi ngôn ngữ.
Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một |
Đồ gốm gia dụng của người Việt |
Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai |
|
Đề tài |
Những nét độc đáo của hang Sơn Đoòng |
Những điểm đặc biệt của đồ gốm gia dụng Việt Nam qua một số giai đoạn lịch sử |
Giá trị của tàu điện Hà Nội |
Thông tin cơ bản và một số thông tin chi tiết thể hiện thông tin cơ bản |
– Thông tin cơ bản: Sơn Đoòng – Đệ nhất kì quan và định hướng để phát triển bền vững hang động. – Thông tin chi tiết: quá trình phát hiện ra hang, những điểm đặc biệt của hang, ý kiến về cách khai thác và bảo về hang. |
– Thông tin cơ bản: đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có lịch sử phát triển liên tục, điển hình là cái bát ăn cơm, Đặc điểm của đồ gốm gia dụng thời Lí – Trần – Thông tin chi tiết: lịch sử phát triển của cái bát ăn cơm, chi tiết về đặc điểm thanh nhã của đồ gốm gia dụng thời Lí – Trần, phân biệt một số xu hướng dùng đồ gốm sau thế kỉ XV |
– Thông tin cơ bản: tàu điện trong quá khứ, hiện tại và tương lai – Thông tin chi tiết: giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học của tàu điện Hà Nội, việc giữ lại và cải tạo tàu điện, đề xuất khôi phục tàu điện |
Cách trình bày dữ liệu, thông tin và hiệu quả của cách trình bày |
– Trật tự thời gian kết hợp ý chính – nội dung chi tiết – Hiệu quả: giúp người đọc hiểu rõ hơn về thông tin được trình bày. |
– Ý chính – nội dung chi tiết kết hợp đối chiếu – so sánh – Hiệu quả: làm nổi bật thông tin chính, chi tiết hóa để làm rõ thông tin trong văn bản |
– Ý chính – nội dung chi tiết kết hợp so sánh – đối chiếu – Hiệu quả: làm nổi bật thông tin chính. |
Đặc trưng về yếu tố hình thức và vai trò của các yếu tố ấy đối với việc thể hiện thông tin chính của văn bản |
– Đặc trưng: sử dụng nhan đề, hệ thống đề mục, sơ đồ, hình ảnh, các chú thích cho phương tiện phi ngôn ngữ – Vai trò: làm rõ bố cục văn bản, nổi bật nội dung chính, giúp thông cụ thể, rõ ràng và sinh động |
– Đặc trưng: sử dụng nhan đề, hình ảnh minh họa, các chú thích tương ứng cho từng hình, không dùng đề mục để tóm tắt văn bản thông tin – Vai trò: nhan đề khái quát thông tin, hệ thống hình ảnh và chú thích giúp văn bản thêm trực quan, sinh động |
– Đặc trưng: sử dụng nhan đề, bản đồ, hình ảnh, số liệu và không dùng đề mục để tóm tắt văn bản thông tin – Vai trò: thông tin thêm cụ thể, chi tiết và sinh động |
Thái độ, quan điểm của người viết |
– Thái độ: ngợi ca, tự hào xen lẫn thán phục – Quan điểm: khai thác cảnh quan nhưng phải đi đôi với giữ gìn, bảo vệ |
– Thái độ: ngạc nhiên, thích thú – Quan điểm: chưa thể hiện rõ |
– Thái độ: yêu quý, tự hào, thán phục – Quan điểm: cần khôi phục và xây dựng lại hệ thống tàu điện |
Phương tiện phi ngôn ngữ |
Hình ảnh, số liệu |
Hình ảnh, số liệu |
Bản đồ, hình ảnh, số liệu |
Câu 3. Nêu ít nhất một bài học kinh nghiệm về việc đọc hiểu các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin. Từ đó, rút ra (những) điểm cần chú ý khi tạo lập văn bản có sử dụng các phương tiện ấy.
– Bài học kinh nghiệm: cần đọc các chú thích để hiểu hơn thông tin mà các phương tiện phi ngôn ngữ cung cấp.
– Điểm cần chú ý:
- Lựa chọn phương tiện phi ngôn ngữ cần liên quan trực tiếp đến nội dung bài viết.
- Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ đúng hoàn cảnh, mục đích.
- Chú thích cho các phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ….)
Câu 4. Trình bày một số điểm cần lưu ý khi viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.
– Xác định được vấn đề cần nghiên cứu.
– Sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp, đúng mục đích.
– Dẫn chứng rõ ràng, cụ thể.
– Bài viết mạch lạc, khoa học
…
Câu 5. Ghi lại những kinh nghiệm về cách trình bày kết quả nghiên cứu.
– Diễn đạt ngắn gọn, súc tích
– Dẫn chứng rõ ràng, chính xác
– Kết hợp các phương tiện khác phi ngôn ngữ khi trình bày.
Câu 6. Từ những gì đã học trong bài học này, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về ý nghĩa của việc giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc trong bối cảnh hiện nay.
Dân tộc Việt Nam có truyền thống văn hóa lâu đời. Xã hội hiện đại, những luồng văn hóa mới du nhập vào. Từ đó, vấn đề được đặt ra là cần phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Hiện nay, nhiều giá trị văn hóa lâu đời đang dần bị mai một. Làn sóng văn hóa nước ngoài du nhập vào, những giá trị truyền thống bị thay thế. Thế hệ trẻ chạy theo những xu hướng hiện đại, quên mất giá trị văn hóa truyền thống. Điều này gây ra những hậu quả tiêu cực đối với mỗi quốc gia. Cần phải hiểu được rằng, điều làm nên giá trị hay sự khác biệt của mỗi quốc gia chính là văn hóa truyền thống. Chính vì vậy, chúng ta cần có những biện pháp để bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc. Quan trọng nhất vẫn là ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, đặc biệt là giới trẻ. G iữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một việc làm quan trọng đối với mỗi quốc gia. Thế hệ trẻ hôm nay – hãy sống có ý thức bảo vệ những giá trị văn hóa của dân tộc.