Nhằm giúp học sinh chuẩn bị bài, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Ôn tập trang 28, rất đầy đủ và chi tiết.
Bạn đang đọc: Soạn bài Ôn tập trang 28 – Chân trời sáng tạo 10
Mời các bạn học sinh lớp 10 tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây.
Soạn bài Ôn tập (trang 28)
Câu 1. Tóm tắt những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai văn bản theo bảng dưới đây (làm vào vở):
Văn bản |
Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật |
Chiếc lá đầu tiên |
– Nội dung: Dòng hồi tưởng của tác giả về những kỉ niệm thời đi học. – Nghệ thuật: Ngôn ngữ giản dị, nhẹ nhàng; Sử dụng các biện pháp tu từ như nhân hóa, điệp ngữ… |
Tây Tiến |
– Nội dung: Bài thơ đã khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng nhưng cũng đầy lãng mạn và hào hoa; cùng với đó là hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ dữ dội, thơ mộng. – Nghệ thuật: Bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn; Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa…; Ngôn ngữ phong phú, linh hoạt. |
Câu 2. Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?
– Văn bản: Tây Tiến (Quang Dũng)
– Bài thơ đã gợi ra hình ảnh chân thực về đoàn quân Tây Tiến anh hùng nhưng cũng đầy lãng mạn, mộng mơ khiến người đọc cảm thấy ngưỡng mộ, tự hào về một thế hệ hào hùng của dân tộc.
Câu 3. Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng sau:
– Cách đọc một văn bản thơ.
– Cách sắp xếp trật tự từ trong câu.
– Cách viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.
– Cách giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học.
– Cách nghe người khác trình bày ý kiến, quan điểm và trao đổi, nhận xét, đánh giá về các ý kiến đó.
Gợi ý:
– Cách đọc một bài thơ: Chú ý nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
– Cách sắp xếp trật tự từ trong câu: Đúng ngữ pháp, đúng lô-gíc.
– Cách viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng: Chú ý các khía cạnh cần phân tích, đánh giá…
– Cách giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học: Nắm được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học; Đánh giá được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học đó…
– Cách nghe người khác trình bày ý kiến, quan điểm và trao đổi, nhận xét, đánh giá về các ý kiến đó: Lắng nghe và ghi chép nội dung trình bày; Đưa ra những câu hỏi để trao đổi; Trao đổi dựa trên tinh thần xây dựng, đóng góp…
Câu 4. Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?
Kỉ niệm là hành trang quý giá trong cuộc sống của mỗi người. Những kỉ niệm dù vui vẻ hay buồn bã đều sẽ trở thành động lực để chúng ta cố gắng nỗ lực cho tương lai. Bởi vậy, mỗi người cần phải trân trọng những kỉ niệm của chính mình.