Soạn bài Ôn tập trang 53 – Chân trời sáng tạo 7

Trong chương trình Ngữ văn lớp 7 , học sinh sẽ được tìm hiểu về nhiều kiến thức bổ ích và thú vị.

Bạn đang đọc: Soạn bài Ôn tập trang 53 – Chân trời sáng tạo 7

Soạn bài Ôn tập trang 53 – Chân trời sáng tạo 7

Soạn bài Ôn tập (trang 53)

Hôm nay, Download.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Ôn tập (trang 53), thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 1. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Soạn bài Ôn tập (trang 53)

Câu 1. Dựa vào đâu để em khẳng định rằng Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con là truyện ngụ ngôn?

Đề khẳng định Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con là truyện ngụ ngôn cần dựa vào: đề tài, nhân vật, sự kiện, cốt truyện, không gian và thời gian.

Câu 2. Cái nhìn hạn hẹp của nhân vật con ếch và các ông thầy bói đã mang lại hậu quả thế nào? Bài học chung có thể rút ra từ hai truyện Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi là gì?

– Cái nhìn hạn hẹp của nhân vật con ếch và các ông thầy bói đã mang lại hậu quả: Ếch bị con trâu đi qua dẫm bẹp; Năm ông thầy bói đánh nhau toác đầu chảy máu.

– Bài học chung: Con người cần tránh có cái nhìn hạn hẹp, phiến diện. Khi muốn hiểu biết sự vật, sự việc thì phải xem xét chúng một cách toàn diện.

Câu 3. Trong hai truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con, em thích truyện nào hơn? Vì sao?

Truyện yêu thích là Hai người bạn đồng hành và con gấu. Vì truyện đã xây dựng được tình huống hấp dẫn, bài học ý nghĩa về tình bạn cũng như đề cao trí tuệ của con người.

Câu 4.

a. Khi viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử, em cần lưu ý đến những điều gì?

b. Tìm trong bài văn em mới viết một vài đoạn văn, câu văn mà theo em là nên dùng dấu chấm lửng, chỉnh sửa và đặt dấu chấm lửng sao cho phù hợp.

Gợi ý:

a. Lưu ý:

  • Sự việc cần có thật, liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
  • Thuật lại sự việc theo một trình tự hợp lí.
  • Sử dụng ngôi kể phù hợp.
  • Kết hợp các phương thức biểu đạt như miêu tả, biểu cảm…

b. Học sinh tự tìm.

Câu 5. Cho biết:

a. Nên chuẩn bị và trình bày bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn thế nào cho hấp dẫn?

b. Có thể rèn luyện khả năng sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm trong khi nghe bằng cách nào?

Gợi ý:

a.

– Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.

– Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

  • Mở đầu: Giới thiệu câu chuyện, nhân vật và nêu câu hỏi để người nghe có thể dự đoán về bài học sau khi nghe kể.
  • Phần chính: Kể theo diễn biến câu chuyện (từ sự kiện thứ nhất đến sự kiện cuối cùng), giọng điệu thay đổi phù hợp, thể hiện tinh thần hài hước ở những thời điểm cần thiết, có thể xen vào một số từ ngữ, câu văn miêu tả điệu bộ, dáng vẻ của nhân vật.
  • Kết thúc: Nhận xét, đánh giá chung về câu chuyện.

– Bước 3: Trình bày

  • Tìm cách mở đầu và kết thúc bài kể sao cho hấp dẫn.
  • Lựa chọn từ ngữ sao cho phù hợp với văn nói.
  • Nói to, rõ, hào hứng, tự nhiên.
  • Phân bố thời gian nói hợp lí.

b.

  • Sử dụng một số biện pháp tu từ: chơi chữ, nói quá…
  • Sử dụng cử chỉ, hành động…

Câu 6. Nêu một số điểm cần lưu ý khi sử dụng dấu chấm lửng.

  • Sử dụng đúng mục đích, tránh lạm dụng.
  • Vị trí đặt dấu chấm lửng trong câu văn cần hợp lí…

Câu 7. Theo em, có thể học được những gì từ các tình huống, câu chuyện, nhân vật trong truyện ngụ ngôn?

Những bài học triết lí, kinh nghiệm để vận dụng vào trong cuộc sống thực tế.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *