Để giúp học sinh củng cố kiến thức của bài 2, Download.vn xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 6: Ôn tập (trang 58), thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo, tập 1.
Bạn đang đọc: Soạn bài Ôn tập trang 58 – Chân trời sáng tạo 6
Tài liệu sẽ vô cùng hữu ích đối với các bạn học sinh lớp 6 khi chuẩn bị bài. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn văn 6: Ôn tập (trang 58)
Soạn bài Ôn tập trang 58 – Mẫu 1
Câu 1. Hãy tóm tắt cốt truyện và nêu chủ đề của các truyện đã đọc vào bảng theo mẫu sau:
Tên truyện |
Tóm tắt cốt truyện |
Chủ đề truyện |
Sọ Dừa |
Ngày xưa, có hai vợ chồng nghèo phải đi ở cho phú ông, họ hiền lành chịu khó mà vẫn chưa có con cái. Một hôm, bà vợ vào rừng hái củi, khát quá mà không tìm thấy suốt. Thấy cái sọ dừa đựng đầy nước bèn bưng lên uống. Về nhà bà có mang, ít lâu sau, sinh ra một đứa bé không chân không tay tròn như một quả dừa. Bà toan vứt đi thì đứa con bảo mình là người nên bà giữ lại nuôi và đặt tên nó là Sọ Dừa. Lớn lên, Sọ Dừa được mẹ gửi vào nhà phú ông chăn bò. Ba cô con gái nhà phú ông thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa nhưng chỉ có cô út là đối đãi tử tế với Sọ Dừa. Phát hiện Sọ Dừa không phải người trần, cô út đem lòng yêu mến. Sọ Dừa đòi mẹ đến nhà phú ông hỏi vợ cho, phú ông cười mỉa mai và thách cưới rất nặng. Đến ngày cưới, Sọ Dừa chuẩn bị đầy đủ sính lễ đem đến nhà phú ông và xuất hiện với hình dáng của một chàng trai khôi ngô tuấn tú khiến hai cô chị ghen tức. Hai vợ chồng sống với nhau hạnh phúc, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên được vua cử đi sứ. Trước ngày lên đường, chàng đưa cho vợ một con dao, hai quả trứng gà, dặn luôn mang bên người. Lại nói hai cô chị vì muốn thay thế em gái làm bà trạng, tính kệ hãm hại em khiến cô rơi xuống biển. Nhờ những đồ vật chồng đưa cho, cô thoát chết và chờ được ngày chồng đến cứu. Hai vợ chồng đoàn tụ còn hai cô chị thấy em gái trở về bình an, liền trốn đi biệt xứ. |
Truyện thể hiện tấm lòng nhân ái với những con người hiền lành, tốt bụng và niềm thương cảm với những con người bất hạnh. |
Em bé thông minh |
Ngày xưa, có một ông vua nọ vì muốn tìm người tài giúp nước nên sai một viên quan đi dò la khắp nơi. Viên quan đi đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm nhưng vẫn chưa tìm thấy người nào thật lỗi lạc. Một hôm nọ, viên quan đi qua cánh đồng ở một làng kia, thấy bên vệ đường có hai cha con đang làm ruộng, viên quan liền lại gần và hỏi người cha rằng trâu của ông một ngày cày được bao nhiêu đường. Người cha chưa biết trả lời thế nào thì đứa con đã hỏi lại viên quan rằng ngựa của ông ta một ngày đi được mấy bước. Quan nghe đến đấy thì nghĩ bụng đã tìm ra nhân tài, liền về bẩm báo với nhà vua. Vua nghe chuyện thấy mừng nhưng vẫn muốn thử tài cậu bé một lần nữa. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh phải nuôi cho ba con trâu đẻ thành chín con, năm sau đem nộp bằng không cả làng phải chịu tội. Cậu bé thấy vậy bảo làng giết thịt trâu và đồ hai thúng gạo nếp ăn còn mình cùng cha lên kinh đô gặp vua. Đến hoàng cung, cậu bé đã thuyết phục vua hiểu rõ lí do trâu đực không thể đẻ con và được vua ban thưởng hậu hĩnh. Lúc bấy giờ, nước láng giềng muốn xâm lược nước ta, để dò xét họ liền sai sứ giả mang một cái vỏ ốc vặn dài hai đầu với lời thách đố xuyên được sợi chỉ qua. Vua sai viên quan đến hỏi cậu bé và câu đố được giải khiến sứ giả nước láng giềng kinh ngạc. Về sau, cậu bé được phong làm trạng nguyên. |
Truyện đề cao trí thông minh được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế trong đời sống. |
Non-bu và Heng-bu |
Ngày xưa, một gia đình nọ có hai anh em. Anh là Non-bu tham lam, xấu tính. Em là Heng-bu hiền lành, tốt bụng. Người anh giành hết tài sản. Còn người em không có gì nhưng vẫn chăm chỉ làm ăn, giúp đỡ mọi người. Một năm, có đôi chim nhạn đến làm tổ trên mái nhà, Hen-bu đã đã cứu con chim nhạn khỏi hiểm nguy và đến mùa xuân. Đôi chim nhạn quay trở về và nhả cho chàng một hạt bầu. Chàng trồng cây bầu và khi quả lớn, chàng bổ ra nhận được rất nhiều trân châu, hồng ngọc, tiền vàng, trở nên giàu có. Non-bu thấy vậy về nhà mua một đôi chim nhạn để nuôi. Sau đó còn tự bẻ gãy chân một con chim nhạn rồi băng bó vết thương, để được trả ơn khi hạt bầu. Đến khi Non-bu trồng được ra quả thì khi bổ ra toàn là các tráng sĩ tây cầm gậy rồi yêu tinh xuất hiện, người anh trở thành kẻ ăn mày. Nghe tin anh trai nghèo khó, suy sụp chạy đến tìm và mời gia đình anh trai sống cùng mình. |
Truyện thể hiện khát vọng của nhân dân về một cuộc sống công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác, người ở hiền gặp lành. |
Câu 2. Em thích nhất truyện nào trong các truyện trên? Vì sao?
– Học sinh tự lựa chọn truyện mình yêu thích nhất.
– Gợi ý: Sọ Dừa. Vì qua truyện Sọ Dừa, em học được rằng không nên nhìn nhận, đánh giá con người chỉ qua vẻ bề ngoài của họ. Điều quan trọng là vẻ đẹp phẩm chất bên trong của con người.
Câu 3. Theo em, để có thể kể lại truyện cổ tích một cách sinh động, hấp dẫn (bằng hình thức viết và nói) thì cần phải chú ý những điều gì?
- Cần đọc kĩ truyện cổ tích để nắm được những nội dung chính.
- Tìm ý, sắp xếp các ý và lập dàn ý.
- Chú ý cách sử dụng từ ngữ, diễn đạt…
Câu 4. Truyện cổ tích có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?
- Truyện cố tích chứa đựng những giá trị văn hóa dân gian lâu đời của dân tộc Việt Nam.
- Mỗi câu chuyện đều gửi gắm những bài học có giá trị nhân văn sâu sắc.
- Truyện giúp chúng ta hiểu hơn về nguồn cội, truyền thống của dân tộc.
Soạn bài Ôn tập trang 58 – Mẫu 2
Câu 1. Hãy tóm tắt cốt truyện và nêu chủ đề của các truyện đã đọc vào bảng theo mẫu sau:
Tên truyện |
Tóm tắt cốt truyện |
Chủ đề truyện |
Sọ Dừa |
Ở làng nọ, có hai vợ chồng đi ở cho nhà phú ông. Họ tốt bụng, chăm chỉ nhưng ngoài năm mươi vẫn chưa có con. Một hôm, bà vợ vào rừng lấy củi, khát quá mà không tìm thấy suối. Bà nhìn thấy cái sọ dừa bên gốc cây đựng đầy nước mưa liền bưng lên uống. Về nhà bà có mang. Chẳng bao lâu người chồng qua đời. Bà sinh ra một đứa bé không chân không tay tròn như một quả dừa. Bà toan vứt đi thì đứa con bảo mình là người. Thương con, bà giữ lại nuôi và đặt tên nó là Sọ Dừa. Lớn lên, Sọ Dừa chẳng khác gì lúc nhỏ. Thấy mẹ than phiền chẳng giúp được việc gì, Sọ Dừa liền xin đi chăn bò thuê ở nhà phú ông. Đến mùa gặt, tôi tớ ra đồng làm cả. Ba cô con gái nhà phú ông thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị tỏ ra coi thường, chỉ có cô em út là đối đãi tử tế với Sọ Dừa. Cuối mùa ở, Sọ Dừa xin mẹ đem sính lễ sang hỏi cưới con gái phú ông. Nhưng phú ông thách cưới rất nặng, bà mẹ về nói với con, nghĩ con sẽ thôi hẳn việc đòi lấy vợ. Nhưng Sọ Dừa dặn mẹ cứ yên tâm. Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên khi trong nhà có đầy đủ lễ vật mà phú ông yêu cầu. Trong đám cưới, mọi người không thấy Sọ Dừa đâu. Một chàng trai khôi ngô tuấn tú xuất hiện. Ai nấy đều sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc nuối vừa ghen tức. Sọ Dừa và vợ sống rất hạnh phúc. Nhờ học hành chăm chỉ, chàng đỗ trạng nguyên và được vua cử đi sứ. Trước khi chia tay, Sọ Dừa đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải luôn mang trong người phòng khi cần dùng đến. Nhân cơ hội, họ bày mưu, rủ em gái chèo thuyền ra biển chơi, rồi đẩy em xuống nước. Nhờ có những vật mà Sọ Dừa đưa cho, cô út thoát chết, sống trên đảo hoang. Hai vợ chồng Sọ Dừa gặp lại nhau, trở về sống hạnh phúc. Còn hai cô chị thì trốn đi biệt sứ. |
Truyện thể hiện ước mơ của nhân dân về sự đổi đời: những người hiền lành, tốt bụng sẽ có được cuộc sống hạnh phúc. |
Em bé thông minh |
Ngày xửa ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài để giúp nước. Viên quan đi đến đâu cũng đặt ra những câu hỏi để thử thách mọi người. Một lần, viên quan đến làng nọ, thấy hai cha con đang làm ruộng. Viên quan liền hỏi người cha rằng rằng trâu của ông một ngày cày được bao nhiêu đường. Người cha chưa biết trả lời thế nào, thì đứa con trai đã hỏi lại viên quan rằng ngựa của ông ta một ngày đi được mấy bước. Quan nghe vậy thì mừng rỡ, liền vội về tâu vua. Nhà vua biết chuyện, liền thử tài cậu bé một lần nữa. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh phải nuôi cho ba con trâu đẻ thành chín con, năm sau đem nộp bằng không cả làng phải chịu tội. Cậu bé bảo thưa với cha bảo dân làng giết trâu ăn thịt trâu và đồ hai thúng gạo nếp ăn còn mình cùng cha lên kinh đô gặp vua. Khi đến hoàng cung, cậu bé khóc lóc om sòm. Vua cho người gọi vào hỏi rõ sự tình. Cậu mới bảo rằng cha không chịu đẻ em bé cho mình có bạn. Nhà vua bật cười nói rằng muốn có em bé thì phải lấy vợ khác cho cha. Cậu bé hỏi lại vua vậy vì sao lại bắt làng nuôi trâu đực đẻ con. Lần nọ, khi hai cha con đang ngồi ăn cơm ở quán, vua sai người đem đến một con chim sẻ bắt làm thành ba mâm cỗ. Cậu bé nhờ cha lấy một chiếc kim may rồi đưa cho sứ giả bảo cầm về rèn thành một con dao để xẻ thịt chim. Lúc này, vua hoàn toàn phục cậu bé, cho gọi cả hai cha con vào trọng thưởng. Bấy giờ, nước láng giềng muốn xâm lược nước ta, để dò xét họ liền sai sứ giả mang một cái vỏ ốc vặn dài hai đầu với lời thách đố xuyên được sợi chỉ qua. Vua sai viên quan đến hỏi cậu bé và câu đố được giải khiến sứ giả nước láng giềng kinh ngạc. Vua đã phong cậu bé làm trạng nguyên, còn cho xây một dinh thự ở cạnh hoàng cung cho em bé ở, tiện hỏi han. |
Truyện đề cao trí thông minh được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế trong đời sống. |
Non-bu và Hen-bu |
Ngày xưa có hai anh em nọ. Người anh tên là Non-bu – tham lam, xấu tính. Còn người em tên là Heng-bu – hiền lành, tốt bụng. Người anh lấy hết tài sản của cha để lại. Còn người em không có gì nhưng vẫn chăm chỉ làm ăn, giúp đỡ mọi người. Lũ lụt, mất mùa khiến cho gia đình người em nghèo túng. Heng-bu đến xin người anh giúp đỡ nhưng bị đuổi đi. Một năm nọ, có đôi chim nhạn đến làm tổ trên mái nhà, Heng-bu đã đã cứu con chim nhạn khỏi hiểm nguy và đến mùa xuân. Đôi chim nhạn quay trở về và nhả cho chàng một hạt bầu. Chàng trồng cây bầu và khi quả lớn, chàng bổ ra nhận được rất nhiều trân châu, hồng ngọc, tiền vàng, trở nên giàu có. Non-bu thấy vậy về nhà mua một đôi chim nhạn để nuôi. Sau đó còn tự bẻ gãy chân một con chim nhạn rồi băng bó vết thương, để được trả ơn khi hạt bầu. Non-bu trồng được ra quả thì khi bổ ra toàn là các tráng sĩ tây cầm gậy rồi yêu tinh xuất hiện, người anh trở thành kẻ ăn mày. Nghe tin anh trai nghèo khó, suy sụp chạy đến tìm và mời gia đình anh trai sống cùng mình. Người anh cảm động ôm chầm lấy em trai. |
Truyện thể hiện mong muốn về một cuộc sống công bằng, ở hiền gặp lành. |
Câu 2. Em thích nhất truyện nào trong các truyện trên? Vì sao?
Gợi ý:
– Em thích nhất truyện: Em bé thông minh.
– Vì em cảm thấy rất khâm phục và ngưỡng mộ trí thông minh của nhân vật em bé trong truyện. Qua câu chuyện về em bé thông minh, em nhận ra cần phải cố gắng học tập, rèn luyện trí thông minh của mình.
Câu 3. Theo em, để có thể kể lại truyện cổ tích một cách sinh động, hấp dẫn (bằng hình thức viết và nói) thì cần phải chú ý những điều gì?
Theo em, để có thể kể lại truyện cổ tích một cách sinh động, hấp dẫn (bằng hình thức viết và nói) thì cần phải chú ý: Cần nắm được các sự kiện chính của truyện, diễn đạt theo cách hiểu của bản thân nhưng vẫn cần rõ ràng, phù hợp….
Câu 4. Truyện cổ tích có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?
Ý nghĩa của truyện cổ tích đối với cuộc sống của con người: Truyện cổ tích trở thành một “món ăn tinh thần” không thể thiếu đối con người, đặc biệt là với trẻ em. Bởi vì:
- Truyện cố tích thể hiện ước mơ của con người về một cuộc sống hạnh phúc, công bằng…
- Lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc: phong tục tập quán, lễ hội…
- Mỗi truyện đều gửi gắm bài học giá trị nhân văn sâu sắc.
- Truyện giúp chúng ta hiểu hơn về nguồn cội, truyền thống của dân tộc.