Hôm nay, Download.vn muốn cung cấp bài Soạn văn 7: Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I, thuộc sách Cánh diều, tập 1.
Bạn đang đọc: Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I – Cánh diều 7
Hy vọng tài liệu trên sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Soạn văn 7: Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I
Nội dung ôn tập
Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Thống kê tên các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 7, tập 1 theo bảng sau:
Loại |
Thể loại hoặc kiểu văn bản |
Tên văn bản đã học |
Văn bản văn học |
Tiểu thuyết, truyện ngắn |
Người đàn ông cô độc giữa rừng. Buổi học cuối cùng Dọc đường xứ Nghệ |
Thơ bốn chữ, năm chữ |
Mẹ Ông đồ Tiếng gà trưa |
|
Truyện khoa học viễn tưởng |
Bạch tuộc Chất làm gỉ Nhật trình sol 6 |
|
Văn bản nghị luận |
Nghị luận văn học |
– Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” – Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” – Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” |
Văn bản thông tin |
Văn bản tổng hợp thông tin |
Ca Huế Hội thi thổi cơm Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang |
Câu 2. Trình bày nội dung chính của các văn bản đọc hiểu trong sách Ngữ văn 7, tập 1 theo bảng sau:
Loại |
Tên văn bản |
Nội dung chính |
Văn bản văn học |
Người đàn ông cô độc giữa rừng |
Truyện kể cuộc đời về Võ Tòng – một người dũng cảm, nhưng nhiều gian truân. |
Buổi học cuối cùng |
Truyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng của cậu bé Phrăng. |
|
Dọc đường xứ Nghệ |
Cụ Phó bảng đã giáo dục các con tu dưỡng làm người bằng cách đưa các con đi thăm quan bạn bè của ông, đi qua nhiều vùng đất của quê hương. |
|
Văn bản nghị luận |
– Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” – Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” – Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” |
– Vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng Phương Nam. – Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa. – Sự hấp dẫn của Hai vạn dặm dưới đáy biển. |
Văn bản thông tin |
– Ca Huế – Hội thi thổi cơm – Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang |
– Giới thiệu về ca Huế. – Giới thiệu về hội thi thổi cơm – Đặc sắc của đấu vật ở Bắc Giang. |
Câu 3. Nêu những điểm cần chú ý về cách đọc thơ (bốn chữ, năm chữ), truyện (truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện khoa học viễn tưởng) trong sách Ngữ văn 7, tập 1 theo mẫu sau:
– Thơ bốn chữ, năm chữ:
- Chú ý số chữ, khổ thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, thanh bằng trắc và biện pháp tu từ trong bài thơ…
- Chú ý về tư tưởng, tình cảm được tác giả gửi gắm trong bài thơ.
– Truyện ngắn:
- Chú ý cốt truyện, sự kiện, nhân vật trong tác phẩm
- Chú ý nội dung, bài học mà tác giả muốn gửi gắm
Câu 4. Hãy giới thiệu tóm tắt về một văn bản trong sách Ngữ văn 7, tập một có nội dung gần gũi, ý nghĩa đối với đời sống hiện nay và với chính bản thân em.
Văn bản “Ca Huế”: Giới thiệu về nguồn gốc, những quy tắc luật lệ của ca Huế, giá trị của ca Huế.
Viết
Câu 5. Thống kê tên các kiểu văn bản và yêu cầu của đã luyện viết trong sách Ngữ văn 7, tập một theo bảng sau:
Tên các kiểu văn bản |
Yêu cầu cụ thể |
Tự sự |
Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử |
Biểu cảm |
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ |
Biểu cảm |
Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc một sự việc |
Nghị luận |
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật |
Thuyết minh |
Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi |
Câu 6. Nêu các bước tiến hành một văn bản theo thứ tự trước sau, chỉ ra nhiệm vụ của mỗi bước:
Thứ tự các bước |
Nhiệm vụ cụ thể |
Bước 1: Chuẩn bị |
– Xác định đề tài: Viết về cái gì? Viết về ai? – … |
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý |
– Tìm ý cho bài viết và phát triển các ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi, sắp xếp các ý có một bố cục rành mạch, hợp lí. – Lập dàn ý với bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. |
Bước 3: Viết |
Diễn đạt các ý đã ghi trong dàn ý thành một bài văn hoàn chỉnh. |
Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa |
Kiểm tra lại văn bản để xem có đạt các yêu cầu đã nêu chưa và cần sửa chữa gì không. |
Câu 7. Nêu một số điểm khác biệt giữa văn bản phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học với văn bản giới thiệu luật lệ, quy tắc của một hoạt động hay trò chơi.
- Văn bản phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học: Phân tích về đặc điểm nhân vật: tên tuổi, xuất thân, ngoại hình, tính cách…
- Văn bản giới thiệu luật lệ, quy tắc của một hoạt động hay trò chơi: Giới thiệu về luật lê, quy tắc của trò chơi hay hoạt động.
Nói và nghe
Câu 8. Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe liên quan chặt chẽ đến nội dung đọc hiểu và viết. Chứng minh nhiều nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ đến nội dung đọc hiểu và viết.
- Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống
- Trao đổi về một vấn đề
- Thảo luận nhóm về một vấn đề
- Giải thích quy tắc của một hoạt động luật lệ hay trò chơi
=> Các nội dung trên đều liên quan đến bài viết.
Tiếng Việt
Câu 9. Liệt kê các nội dung thực hành tiếng Việt được học trong sách Ngữ văn 7, tập 1 theo bảng sau:
Bài |
Tên nội dung tiếng Việt |
Bài 1: Truyện ngắn và tiểu thuyết |
– Từ địa phương (nhận biết, giải nghĩa từ, vận dụng) |
Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ |
Các biện pháp tu từ như so sánh, điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ,… |
Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng |
Phó từ và số từ |
Bài 4: Nghị luận văn học |
Mở rộng thành phần câu bằng cụm chủ – vị |
Bài 5: Văn bản thông tin |
Mở rộng trạng ngữ |
Tự đánh giá cuối học kì I
I. Đọc hiểu
Câu 1. Hai khổ thơ trên có sự kết hợp giữa phương thức biểu cảm và phương thức nào?
A. Tự sự
B. Thuyết minh
C. Miêu tả
D. Nghị luận
Câu 2. Các dòng trong hai khổ thơ chủ yếu được ngắt nhịp như thế nào?
A. 2/2/1
B. 2/3
C. 1/2/2
D. 3/2
Câu 3. Trong hai khổ thơ, những tiếng nào bắt vần với nhau?
A. Ổi – se
B. Ngõ – về
C. Vã – hạ
D. Dàng – hạ
Câu 4. Hai khổ thơ trên viết về điều gì?
A. Sự biến chuyển của đất trời khi thu sang
B. Vẻ đẹp của cây cối khi mùa thu về
C. Nỗi buồn của con người trước cảnh thu
D. Sự vui mừng của tác giả khi mùa thu về
Câu 5. Các từ chùng chình, dềnh dàng, vội vã được xếp vào nhóm từ láy nào?
A. Láy âm đầu
B. Láy vần
C. Láy âm đầu và vần
D. Láy âm đầu và thanh
Câu 6. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong hai khổ thơ trên?
A. So sánh
B. Hoán dụ
C. Nhân hoá
D. Ẩn dụ
Câu 7. Văn bản Quy tắc vàng khi sử dụng thang máy nói về vấn đề gì?
A. Giới thiệu các loại thang máy khác nhau
B. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi sử dụng thang máy
C. Giới thiệu những ưu điểm và hạn chế của việc đi thang máy
D. Cảnh báo những nguy hiểm và bất lợi khi đi thang máy
Câu 8. Phương án nào nêu đúng căn cứ để xác định đoạn trích trên là văn bản thông tin giới thiệu về quy tắc của một hoạt động?
A. Nêu lên các biểu hiện đa dạng, phong phú về các loại thang máy
B. Nêu lên các lí do vì sao nên đi thang máy nơi công cộng
C. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi đi thang máy nơi công cộng
D. Nêu lên tác dụng và vai trò của thang máy trong các toà nhà công cộng
Câu 9. Phương án nào nêu được cách tóm tắt đầy đủ các quy tắc khi đi thang máy?
A. Đọc kĩ tất cả các tiêu để mở đầu được in đậm của mỗi mục
B. Đọc kĩ nhan đề của văn bản: Quy tắc vàng khi sử dụng thang máy
C. Đọc kĩ phần mở đầu của văn bản: Đứng bên phải …
D. Đọc kĩ phần kết thúc của văn bản: Nhanh chóng ra khỏi thang máy …
Câu 10. Thông tin quan trọng được nêu trong đoạn trích trên là gì?
A. Yêu cầu các toà nhà chung cư hiện đại cần có thang máy
B. Yêu cầu về không gian và thời gian khi sử dụng thang máy
C. Cần chú ý các quy tắc khi sử dụng thang máy nơi công cộng
D. Cần chú ý quy định về phòng, chống cháy nổ khi sử dụng thang máy
II. Viết
Chọn một trong hai đề sau để viết thành đoạn hoặc bài văn ngắn:
Đề 1. Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7, tập một mà em có ấn tượng và yêu thích.
Đề 2. Nêu suy nghĩ và cảm xúc của em sau khi đọc hai khổ thơ trích từ bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh) nêu trên.