Soạn bài Ông Trạng giỏi tính toán giúp các em học sinh lớp 3 nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc, tự đọc sách báo, viết, nói và nghe của Bài 7: Khối óc và bàn tay chủ đề Măng non – SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều trang 80, 81, 82, 83, 84.
Bạn đang đọc: Soạn bài Ông Trạng giỏi tính toán (trang 80)
Đồng thời, cũng giúp các em ôn chữ viết hoa I, K, kể chuyện chiếc gương thật hay. Qua đó, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em tải miễn phí:
Soạn bài Ông Trạng giỏi tính toán sách Cánh diều
Soạn bài phần Đọc: Ông Trạng giỏi tính toán
Đọc hiểu
Câu 1: Qua đoạn 1, em biết gì về ông Lương Thế Vinh?
Gợi ý trả lời:
Qua đoạn 1, em biết ông Lương Thế Vinh đỗ Trạng nguyên năm 21 tuổi. Ông được mọi người nể phục vì vừa học rộng vừa có nhiều sáng kiến trong đời sống.
Câu 2: Ông Lương Thế Vinh làm cách nào để cân voi?
Gợi ý trả lời:
Ông Lương Thế Vinh cân voi bằng cách sai lính dắt voi xuống thuyền, đánh dấu mức chìm của thuyền. Sau đó, ông cho voi lên bờ và xếp đá vào thuyền. Khi thuyền chìm đến mức đã đánh dấu, ông sai cân chỗ đá ấy và biết voi nặng bao nhiêu.
Câu 3: Ông Lương Thế Vinh làm cách nào để biết một trang sách dày bao nhiêu?
Gợi ý trả lời:
Ông Lương Thế Vinh Ông lấy thước đo cuốn sách, rồi tính ra ngay độ dày của mỗi trang sách.
Câu 4: Đọc đoạn 4 và nêu những đóng góp của ông Lương Thế Vinh.
Gợi ý trả lời:
Ông Lương Thế Vinh đã tìm ra nhiều quy tắc tính toán được ông tóm tắt bằng thơ, viết thành một cuốn sách. Đó là cuốn sách toán đầu tiên ở Việt Nam. Sách của ông được dạy trong nhà trường gần 400 năm. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên làm ra bàn tính. Bàn tính lúc đầu làm bằng đất, về sau làm bằng gỗ và trúc, sơn nhiều màu, rất dễ sử dụng.
Luyện tập
Câu 1: Những từ nào dưới đây có nghĩa trái ngược nhau? Ghép đúng:
Gợi ý trả lời:
a – 4, b – 1, c – 2, d – 3.
Câu 2: Tìm trong mỗi câu sau một cặp từ có nghĩa trái ngược nhau:
a) Lương Thế Vinh sai lính dắt voi xuống thuyền, sau đó, ông cho voi lên bờ.
b) Sứ thần lại xé một trang sách mỏng, nhờ ông đo xem nó dày bao nhiêu.
Gợi ý trả lời:
Cặp từ có nghĩa trái ngược nhau là:
a) Lương Thế Vinh sai lính dắt voi xuống thuyền, sau đó, ông cho voi lên bờ.
b) Sứ thần lại xé một trang sách mỏng, nhờ ông đo xem nó dày bao nhiêu.
Soạn bài phần Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về hoạt động sáng tạo
Câu 1
Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về hoạt động sáng tạo.
- 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về hoạt động sáng tạo.
Gợi ý trả lời:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Câu 2
Viết vào phiếu đọc sách:
- Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn câu thơ em thích).
- Cảm nghĩ của em.
Gợi ý trả lời:
Em lựa chọn bài đọc mà em ấn tượng ở câu 1 sau đó liên hệ bản thân để nói lên cảm nghĩ của mình.
Soạn bài phần Viết: Ôn chữ viết hoa I, K
Câu 1
Viết tên riêng: Ông Ích Khiêm
Câu 2
Viết câu:
Khi đói cùng chung một dạ.
Khi rét cùng chung một lòng.
Tục ngữ Mường
Soạn bài phần Nói và nghe: Kể chuyện Chiếc gương
Câu 1
CHIẾC GƯƠNG
Theo sách Ê-đi-xơn (2000)
Nghe và kể lại câu chuyện:
Trả lời:
Hôm đó, Ê-đi-xơn vừa đi ra ga thì mẹ ở nhà nổi cơn đau bụng dữ dội. Bố còn bận đi làm. Chị Ta-ni-a vừa ở nhà bạn về, vội chạy đến hỏi:
– Mẹ làm sao thế?
Bà thều thào:
– Đi gọi em và mời bác sĩ Pen-de lại đây ngay cho mẹ.
Chị Ta-ni-a vội đi tìm em ở ngoài ga. Nghe tin mẹ đau, Ê-đi-xơn chạy mời bác sĩ. May mắn, bác sĩ đang ở nhà. Ông đến ngay. Chị Tania chạy tiếp đi tìm bố.
Bác sĩ Pen-de khám bệnh cho bà mẹ và biết là bà đau ruột thừa. Phải mổ ngay, chờ đến sáng thì muộn quá. Trời cứ tối dần, mà dưới ánh sáng đèn dầu thì làm sau mổ được. Bác sĩ đi đi lại lại trong phòng, chưa biết tìm cách nào để kịp cứu người bệnh.
Trong khi đó, Ê-đi-xơn ngồi trên giường bóp trán cho mẹ. Bà mẹ đau quá, có lúc ngất đi.
– Thưa bác sĩ, không mổ ngay thì có làm sao không ạ?
Bác sĩ im lặng.
– Thế, sao bác sĩ không mổ ngay đi!
– Không được cháu ạ. Đèn dầu tù mù thế này thì mổ làm sao được!
– Thắp tất cả đèn dầu lên có được không ạ?
– Không được, mổ như thế thì nguy hiểm lắm. Có đủ ánh sáng, chắc chắn bác mổ được ngay.
Thất vọng, Ê-đi-xơn ôm đầu suy nghĩ, niềm thương mẹ day dứt trong lòng. Đột nhiên, cậu bé nhìn thấy ánh đèn phản chiếu từ mảnh sắt tây trên tủ. Ánh đèn chiếu trông có vẻ sáng trong hơn. Một tia sáng lóe lên trong đầu óc cậu bé:
– Sao ta không mượn tấm gương lớn ở hiệu tạp hóa về và cho phản chiếu lại thật nhiều ánh đèn? Chắc chắn là sẽ sáng hơn nhiều.
Nghĩ sao làm vậy, Ê-đi-xơn chạy ngay đến hiệu tạp hóa, vác tấm gương lớn về. Một lát, tất cả đèn dầu trong nhà được thắp lên và đặt trước gương. Xong xuôi, cậu sang phòng mẹ. Bác sĩ đang ngồi đó, lo lắng. Cậu nói, giọng đầy tự hào:
– Thưa bác sĩ! Đã có đủ ánh sáng rồi đấy. Mời bác sĩ sang xem!
Bác sĩ sang phòng bên xem. Mừng quá, nét mặt ông rạng rỡ hẳn lên:
– Cháu làm thế nào mà được như vậy đấy, hỡi cậu bé thông minh! Bây giờ thì bác sẽ bắt đầu!
Rạng sáng thì mổ xong. Bà mẹ thoát khỏi tay thần chết. Ê-đi-xơn đã cứu được mẹ nhờ sáng kiến của mình.
Hồi đó, Ê-đi-xơn đang học Tiểu học. Lớn lên, Ê-đi-xơn vừa đi làm thuê vừa đọc sách và tìm tòi thí nghiệm. Nhờ lòng quyết tâm học tập, về sau, ông trở thành nhà bác học nổi tiếng thế giới, đã phát minh ra đèn điện, tàu điện, máy chiếu bóng, máy ghi âm, v.v… mà hiện nay loài người đang dùng.
Câu 2
Trao đổi: Nói một ý tưởng sáng tạo của em.
Gợi ý:
Sáng tạo một đồ dùng học tập.
- Sáng tạo một đồ chơi.
- Sáng tạo một loại máy.
- Sáng tạo một ngôi nhà thông minh.
Gợi ý trả lời:
Em chủ động hoàn thành bài tập.