Văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng sẽ giúp người đọc nắm được hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng. Hôm nay, Download.vn muốn giới thiệu tài liệu Soạn văn 6: Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng.
Bạn đang đọc: Soạn bài Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng – Cánh Diều 6
Mời các bạn học sinh lớp 6 tham khảo để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn. Nội dung chi tiết sẽ được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.
Soạn văn 6: Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng
Kiến thức Ngữ Văn
1. Văn bản thuật lại một sự kiện theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả
Văn bản thuật lại một sự kiện theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả thường bao gồm ba thông tin chính: nguyên nhân, diễn biến, kết quả nhằm trả lời ba câu hỏi lớn: Vì sao lại xảy ra sự việc ấy? Sự việc ấy diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao?
2. Biên bản
Biên bản là bản ghi lại những gì thực tế đã và đang xảy ra (về một sự việc cần ghi nhớ hoặc cần xử lí) để làm chứng cứ, làm căn cứ; hoặc là bản ghi lại tiến trình, nội dung, kết quả thảo luận (của một vụ việc, một cuộc họp, hội nghị).
3. Dấu ngoặc kép
Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại; đánh dấu tên một tác phẩm, tài liệu..
4. Lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu
– Sử dụng từ ngữ phù hợp với đề tài của văn bản, với tính chất của loại văn bản, với bạn đọc…
– Đặt câu phù hợp với tính chất của loại văn bản.
Soạn Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng – Mẫu 1
1. Chuẩn bị
a. Khi đọc văn bản thông tin thuật lại một sự kiện theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả các em cần chú ý:
– Văn bản được đăng ở trên trang kienthuc.net.vn (báo điện tử của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam) vào ngày 28 tháng 4 năm 2013. Đây là thời điểm trước ngày kỉ niệm Giải phóng miền Nam (30 tháng 4).
– Sự kiện được thuật lại là thời gian sáng tác bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng. Sự kiện ấy được nêu ở phần sa pô.
– Các sự kiện được triển khai từ nguyên nhân, diễn biến và kết quả.
– Các yếu tố như nhan đề, sa pô, đề mục, hình ảnh… trong văn bản có tác dụng tạo sự hấp dẫn cho người đọc.
– Sự kiện được thuật lại giúp người đọc hiểu được quá trình ra đời bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng”.
b. Đọc trước văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng, tìm hiểu về nhạc sĩ Phạm Tuyên, bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng và Chiến thắng 30 – 4 – 1975:
– Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh ngày 12 tháng 1 năm 1930. Quê ở Hải Dương. Ông từng là trưởng ban âm nhạc của Đài Tiếng nói Việt Nam Hà Nội trong Chiến tranh Việt Nam. Một số tác phẩm nổi tiếng: Như có Bác trong ngày đại thắng, Hành khúc Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Hát dưới cờ Hà Nội, Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội…
– Như có Bác trong ngày đại thắng được sáng tác mừng ngày chiến thắng Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
– Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 là sự kiện mà Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam tiến vào thành phố Sài Gòn.
* Tóm tắt văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng:
Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã sáng tác bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng”. Vào đầu tháng 4 – 1975, tin chiến thắng vang dội từ các chiến trường phía Nam đã thôi thúc các nhạc sĩ sáng tác. Đến chiều 28 tháng 4, bản tin của Đài tiếng nói Việt Nam đưa tin về hành động oanh tạc sân bay Tân Sơn Nhất của Nguyễn Thành Trung là cú hích để nhạc sĩ cho ra đời bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng”. Suốt đêm 30 tháng 4, cho đến 1 tháng 5, bài hát đã được cất lên qua làn sóng phát thanh. Như có Bác trong ngày đại thắng” đã vượt qua sự thử thách của thời gian, đến với mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội, không phân biệt biên giới, quốc gia. Ở một số nơi, bài hát còn được dùng như bài ca “giã bạn” để kết thúc các cuộc gặp gỡ, mít tinh, văn nghệ quần chúng.
Xem thêm: Tóm tắt văn bản Phạm Tuyên và khúc ca mừng chiến thắng
2. Đọc hiểu
Câu 1. Chú ý thời điểm đăng bài báo:
Thời điểm đăng bài báo là ngày 28/04/2013 – trước ngày kỉ niệm 38 năm ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước của dân tộc ta (30/04/1975) cũng là ngày kỉ niệm 38 năm sáng tác bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng”.
Câu 2. Nêu tác dụng của sa pô bài báo
Tóm tắt phần nội dung chính của bài báo.
Câu 3. Các dấu ngoặc kép trong phần (2) dùng để làm gì?
Trích dẫn lời trực tiếp của nhạc sĩ Phạm Tuyên.
Câu 4. Chỉ ra câu văn nói về nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của bài hát.
Câu văn: Bản tin chiều ngày 28 – 4 – 1975 của Đài Tiếng nói Việt Nam về hành động oanh tạc sân bay Tân Sơn Nhất của phi công Nguyễn Thành Trung là cú hích quan trọng cho sự ra đời bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng .
Câu 5. Chú ý những thông tin về quá trình sáng tác và phổ biến bài hát:
– Thông tin về quá trình sáng tác: Trong nguồn cảm hứng dào dạt, hai tiếng đồng hồ sau bài hát được hoàn thành, không cần chỉnh sửa một câu, một chữ.
– Thông tin phổ biến bài hát:
- Tác giả đưa hội đồng duyệt, anh em đùa “Sao giống như bài hát viết cho thiếu nhi” và định để dành đến 7/5 kỉ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ mới dàn dựng.
- Thắng lợi đến quá nhanh, Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam yêu cầu tác giả ra một bài mới nhân dịp giải phóng miền Nam.
- Tác giả vội vã đến 58 Quán Sứ, gặp Giám rồi nói rằng chỉ có bài này thôi và hát “Như có Bác Hồ…”. Giám đốc nghe xong yêu cầu phải dàn dựng thu thanh ngay để kịp truyền đi.
- Suốt đêm hôm ấy, mỗi lần đọc xong tin chiến thắng, bài hát lại cất lên vang dội qua làn sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Câu 6. Ở phần (3), tác giả muốn khẳng định điều gì?
Tác giả muốn khẳng định số phận đặc biệt của bài hát – tồn tại mãi với thời gian, đến với mọi tầng lớp, chứa đựng cảm xúc vỡ òa cùng ngày chiến thắng.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng thuật lại sự kiện gì?
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 – ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Câu 2. Chỉ ra bố cục của văn bản và xác định nội dung chính của mỗi phần.
Gồm 3 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “bất hủ ấy”: Giới thiệu chung về bài hát.
- Phần 2. Tiếp theo đến “người khác viết thay”: Quá trình sáng tác và phổ biến bài hát.
- Phần 3. Còn lại: Giá trị của bài hát.
Câu 3. Tìm trong văn bản những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của bài hát Như có Bác trong ngày đại thẳng.
– Hành động oanh tạc sân bay Tân Sơn Nhất của phi công Nguyễn Thành Trung là cú hích quan trọng cho sự ra đời bài hát.
– Mọi người xuống đường mừng giải phóng, không ai ngồi nhà mà nghe hợp xướng của mình. Tác giả thấy phải viết ngay một cái gì đó góp một tiếng reo vui cùng mọi người mừng chiến thắng.
Câu 4. Những biểu hiện nào cho thấy bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng “có số phận đặc biệt”?
- Nó vượt qua thử thách của thời gian, đến mọi tầng lớp, giai cấp xã hội, không phân biệt biên giới quốc gia
- Ở một số nơi, bài hát còn được dùng như bài ca “giã bạn” để kết thúc các cuộc gặp gỡ, mít tinh, văn nghệ quần chúng
Câu 5. Câu nói của nhạc sĩ Phạm Tuyên ở cuối bài nhằm khẳng định điều gì?
Câu nói của nhạc sĩ Phạm Tuyên ở cuối bài nhằm khẳng định rằng nền độc lập của dân tộc phải đánh đổi bằng cuộc đời của biết bao con người. Bài hát được sáng tác nhằm thể hiện lòng biết ơn, tự hào về con người, đất nước Việt Nam.
Câu 6. Hãy nghe hoặc hát bài Như có Bác trong ngày đại thắng và viết lại suy nghĩ, cảm xúc của em (trong khoảng 5 – 6 dòng) về bài hát.
Như có Bác trong ngày đại thắng là một khúc ca vui tươi, hào hùng Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã sáng tác bài hát chỉ trong hai tiếng đồng hồ ngắn ngủi. Nhưng lời ca lại gửi gắm cả một đời chiến đấu gian khổ của dân tộc. Khi nghe bài hát này, tôi cảm thấy tự hào về quê hương, đất nước của mình. Tôi tự nhủ phải cố gắng sống xứng đáng là một người con của đất nước Việt Nam.
Xem thêm: Cảm xúc về bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng
Soạn Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng – Mẫu 2
Câu 1. Văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng thuật lại sự kiện gì?
Văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng thuật lại sự kiện: Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Câu 2. Chỉ ra bố cục của văn bản và xác định nội dung chính của mỗi phần.
Bố cục của văn bản và nội dung chính của mỗi phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “bất hủ ấy”: Giới thiệu chung về bài hát.
- Phần 2. Tiếp theo đến “người khác viết thay”: Quá trình sáng tác và phổ biến bài hát.
- Phần 3. Còn lại: Giá trị của bài hát.
Câu 3. Tìm trong văn bản những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng.
Những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng: Hành động oanh tạc sân bay Tân Sơn Nhất của phi công Nguyễn Thành Trung là cú hích quan trọng cho sự ra đời bài hát. Mọi người xuống đường mừng giải phóng, không ai ngồi nhà mà nghe hợp xướng của mình. Tác giả thấy phải viết ngay một cái gì đó góp một tiếng reo vui cùng mọi người mừng chiến thắng.
Câu 4. Những biểu hiện nào cho thấy bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng “có số phận đặc biệt”?
Những biểu hiện cho thấy bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng “có số phận đặc biệt”: Bài hát đã vượt qua thử thách của thời gian, đến mọi tầng lớp, giai cấp xã hội, không phân biệt biên giới quốc gia. Ở một số nơi, bài hát còn được dùng như bài ca “giã bạn” để kết thúc các cuộc gặp gỡ, mít tinh, văn nghệ quần chúng
Câu 5. Câu nói của nhạc sĩ Phạm Tuyên ở cuối bài nhằm khẳng định điều gì?
Câu nói của nhạc sĩ Phạm Tuyên ở cuối bài nhằm khẳng định: Nền độc lập, sự tự do của dân tộc phải đánh đổi bằng cuộc đời của biết bao con người.
Câu 6. Hãy nghe hoặc hát bài Như có Bác trong ngày đại thắng và viết lại suy nghĩ, cảm xúc của em (trong khoảng 5 – 6 dòng) về bài hát.
Chiến tranh đã qua đi, nhưng những dấu ấn về ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì vẫn còn mãi. Và ca khúc “Như có Bác trong ngày đại thắng” chính là tiếng lòng của mỗi người dân Việt Nam trong giây phút trọng đại của đất nước. Mỗi khi bài hát vang lên, lòng em không khỏi xốn xang, tự hào. Bài hát chính là khung ca hân hoan, thể hiện một niềm khát vọng được hòa bình và sự tự hào lớn lao của một dân tộc bé nhỏ nhưng không bao giờ chịu khuất phục trước gót giày ngoại xâm. Em vô cùng biết ơn nhạc sĩ Phạm Tuyên đã sáng tác nên một bài hát ý nghĩa như vậy.