Soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học

Phong cách ngôn ngữ khoa học thường được sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Phong cách ngôn ngữ khoa học.

Bạn đang đọc: Soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học

Mong rằng tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 12 trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay bên dưới.

Soạn văn 12: Phong cách ngôn ngữ khoa học

    Soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học – Mẫu 1

    I. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học

    1. Văn bản khoa học

    Văn bản khoa học gồm 3 loại chính:

    – Các văn bản khoa học chuyên sâu bao gồm: chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận, báo cáo khoa học… Loại văn bản này thường mang tính chuyên ngành khoa học cao và sâu, dùng để giao tiếp giữa những người làm công việc nghiên cứu các ngành khoa học.

    – Các văn bản khoa học giáo khoa gồm: giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài dạy… về các môn khoa học Tự nhiên, Công nghệ, Khoa học Xã hội và Nhân văn. Những văn bản này ngoài yêu cầu khoa học còn có yêu cầu sư phạm, tức là phải trình bày nội dung từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, phù hợp với trình độ học sinh theo từng cấp, từng lớp; có định lượng kiến thức từng tiết, từng bài, có phần trình bày kiến thức, có phần thực hành: câu hỏi và bài tập.

    – Các văn bản khoa học phổ cập (khoa học đại chúng) bao gồm các bài báo, sách phổ biến khoa học kĩ thuật… nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho đông đảo bạn đọc, không phân biệt trình độ chuyên môn, Yêu cầu của loại văn bản này là viết dễ hiểu, hấp dẫn. Vì vậy, có thể dùng lối miêu tả, dùng cách ví von so sánh sao cho ai cũng có thể hiểu được để đưa khoa học vào cuộc sống.

    2. Ngôn ngữ khoa học

    – Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp, thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là trong các văn bản khoa học: Khoa học Tự nhiên (Toán, Vật lí, Hóa học…) và Khoa học Xã hội và Nhân văn (Ngữ văn, Triết học..).

    – Ở dạng viết, ngoài việc sử dụng từ ngữ, ngôn ngữ khoa học còn thường dùng các kí hiệu, công thức của các ngành khoa học hay sơ đồ, bảng biểu để tổng kết, so sánh, mô hình hóa nội dung khoa học.

    – Ở dạng nói, ngôn ngữ khoa học có yêu cầu mức độ cao về phát âm chuẩn, về diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ; người nói thường dựa trên cơ sở một đề cương viết trước.

    II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học

    1. Tính khái quát, trừu tượng

    – Trong văn bản khoa học có sử dụng một số lượng lớn các thuật ngữ khoa học. Thuật ngữ khoa học là những từ ngữ chứa đựng khái niệm của các chuyên ngành khoa học, là công cụ để tư duy khoa học.

    – Thuật ngữ thuộc về lớp từ vựng khoa học chuyên ngành, không giống với từ ngữ thông thường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Do đó khi sử dụng thuật ngữ cần phải dùng đúng với khái niệm khoa học mà nó biểu hiện.

    2. Tính lí trí, lôgíc

    – Từ ngữ trong các văn bản khoa học phần lớn là những từ ngữ thông thường, nhưng chỉ được dùng với một nghĩa.

    – Câu văn trong văn bản khoa học là một đơn vị thông tin, đơn vị phán đoán lôgíc. Mỗi câu văn thường tương đương với một phán đoán lôgíc, nghĩa là được xây dựng từ hai khái niệm khoa học trở lên theo một quan hệ nhất định.

    – Tính lí trí, lôgíc cũng thể hiện ở việc cấu tạo các đoạn văn, văn bản. Các câu trong đoạn phải được liên kết chặt chẽ, mạch lạc. Mối liên hệ giữa các câu, các đoạn phải phục vụ cho lập luận khoa học.

    3. Tính khách quan, phi cá thể

    – Nét phổ biến của ngôn ngữ khoa học là sử dụng ngôn ngữ khách quan, phi cá thể.

    – Từ ngữ, câu văn mang sắc thái trung hóa, ít biểu lộ cảm xúc.

    Tổng kết:

    • Văn bản khoa học gồm 3 loại chính: các văn bản khoa học chuyên sâu, các văn bản khoa học giáo khoa, các văn bản khoa học phổ cập.
    • Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là trong các văn bản khoa học.
    • Phong cách ngôn ngữ khoa học có ba đặc trưng cơ bản: Tính khái quát, trừu tượng, tính lí trí, lôgíc và tính khách quan, phi cá thể. Các đặc trưng đó thể hiện ở các phương tiện ngôn ngữ như từ ngữ, câu, đoạn văn, văn bản.

    III. Luyện tập

    Câu 1. Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX (Ngữ văn 12, Tập 1) là một văn bản khoa học. Hãy cho biết:

    a. Văn bản đó trình bày những nội dung khoa học gì?

    b. Văn bản đó thuộc ngành khoa học nào?

    c. Ngôn ngữ khoa học ở dạng viết của văn bản đó có đặc điểm gì dễ nhận thấy?

    Gợi ý:

    a. Văn bản trình bày nội dung: khái quát về văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.

    b. Văn bản thuộc ngành khoa học Xã hội và Nhân văn.

    c. Đặc điểm ngôn ngữ khoa học:

    • Sử dụng nhiều thuật ngữ văn học.
    • Hệ thống đề mục được sắp xếp từ lớn đến nhỏ, từ khái quát đến cụ thể.

    Câu 2. Giải thích và phân biệt từ ngữ khoa học với từ ngữ thông thường qua các sau trong môn Hình học: điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, mặt phẳng….

    Thuật ngữ khoa học

    Từ ngữ thông thường

    Điểm

    Đối tượng cơ bản của hình học.

    Nơi chốn, địa điểm.

    Đường thẳng

    Một đường dài vô hạn, mỏng vô cùng, thẳng tuyệt đối và không bị giới hạn về hai phía.

    Không bị giới hạn, không quanh co, uốn lượn.

    Đoạn thẳng

    Đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau.

    Đoạn không gồ ghề, cong queo.

    Mặt phẳng

    Qua ba điểm không thẳng hàng có và chỉ có một mặt phẳng.

    Bề mặt không gồ ghề, không lồi lõm của một vật.

    Góc

    Góc là hình tạo bởi hai tia chung gốc

    Khoảng không gian ở chỗ tiếp giáp của hai cạnh và nằm phía trong hai cạnh

    Đường tròn

    Tập hợp tất cả các điểm trong mặt phẳng cách đều một điểm cố định (gọi là tâm) một khoảng không

    Là đường bao của một hình tròn.

    góc vuông

    Góc có số đo bằng 90 độ.

    Góc 90 độ

    Câu 3. Tìm các thuật ngữ khoa học và phân tích tính lí trí, logic của phong cách ngôn ngữ khoa học trong đoạn văn trong SGK.

    – Đoạn văn mang nhiều thuật ngữ khoa học: khảo cổ, hạch đá, mảnh tước, di chỉ xương…

    – Tính lí trí, logic:

    • Mỗi câu văn trong đoạn là một đơn vị thông tin, đơn vị phán đoán logic. Câu nào cũng chứa các thuật ngữ thuộc khoa học lịch sử.
    • Đoạn văn không sử dụng biện pháp tu từ, không dùng từ đa nghĩa.
    • Cấu tạo đoạn văn chặt chẽ, logic và triển khai theo lối diễn dịch. Câu đầu nêu luận điểm, các câu sau đưa ra các minh chứng khẳng định luận điểm.

    Câu 4. Hãy viết một đoạn văn thuộc loại văn bản khoa học phổ cập về sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường sống.

    Hiện nay, môi trường sống của loài người hiện nay đang bị hủy hoại nghiêm trọng. Rác thải trong sản xuất, sinh hoạt gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất đai, ô nhiễm không khí… Trái đất cũng ngày một nóng lên khiên cho băng tan chảy gây ra ngập lụt, bão, và sóng thần. Khi không khí bị ô nhiễm sẽ ra mưa a-xít làm hư hại mùa màng, phá hủy nhiều rừng cây và đời sống của các sinh vật cũng bị đe dọa. Những hình thức thời tiết cực đoan như: mưa đá, sương muối, băng tuyết diễn ra ngày càng nhiều. Các dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện gây ra ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe của con người… Bởi vậy, con người cần có ý thức bảo vệ môi trường để bảo vệ cuộc sống của chính mình.

    Soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học – Mẫu 2

    Câu 1. Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX (Ngữ văn 12, Tập 1) là một văn bản khoa học. Hãy cho biết:

    a. Văn bản đó trình bày những nội dung khoa học gì?

    b. Văn bản đó thuộc ngành khoa học nào?

    c. Ngôn ngữ khoa học ở dạng viết của văn bản đó có đặc điểm gì dễ nhận thấy?

    Gợi ý:

    a. Nội dung khoa học: Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.

    b. Văn bản thuộc ngành khoa học Xã hội và Nhân văn.

    c. Đặc điểm ngôn ngữ khoa học:

    • Sử dụng các thuật ngữ khoa học (thuật ngữ văn học: truyện ngắn, kí, thơ, phê bình văn học…)
    • Hệ thống đề mục được sắp xếp từ lớn đến nhỏ, từ khái quát đến cụ thể.

    Câu 2. Giải thích và phân biệt từ ngữ khoa học với từ ngữ thông thường qua các sau trong môn Hình học: điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, mặt phẳng….

    Thuật ngữ khoa học

    Từ ngữ thông thường

    Điểm

    Đối tượng cơ bản của hình học.

    Nơi chốn, địa điểm.

    Đường thẳng

    Một đường dài vô hạn, mỏng vô cùng, thẳng tuyệt đối và không bị giới hạn về hai phía.

    Không bị giới hạn, không quanh co, uốn lượn.

    Đoạn thẳng

    Đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau.

    Đoạn không gồ ghề, cong queo.

    Mặt phẳng

    Qua ba điểm không thẳng hàng có và chỉ có một mặt phẳng.

    Bề mặt không gồ ghề, không lồi lõm của một vật.

    Góc

    Góc là hình tạo bởi hai tia chung gốc

    Khoảng không gian ở chỗ tiếp giáp của hai cạnh và nằm phía trong hai cạnh

    Đường tròn

    Tập hợp tất cả các điểm trong mặt phẳng cách đều một điểm cố định (gọi là tâm) một khoảng không

    Là đường bao của một hình tròn.

    góc vuông

    Góc có số đo bằng 90 độ.

    Góc 90 độ

    Câu 3. Tìm các thuật ngữ khoa học và phân tích tính lí trí, logic của phong cách ngôn ngữ khoa học trong đoạn văn SGK.

    – Đoạn văn mang nhiều thuật ngữ khoa học: khảo cổ, hạch đá, mảnh tước, di chỉ xương…

    – Tính lí trí, logic:

    • Mỗi câu văn đều cung cấp một thông tin khoa học.
    • Sử dụng các thuật ngữ khoa học (thuật ngữ sinh học)
    • Không sử dụng biện pháp tu từ, không dùng từ đa nghĩa.
    • Cấu tạo chặt chẽ, logic và triển khai theo lối diễn dịch.

    Câu 4. Hãy viết một đoạn văn thuộc loại văn bản khoa học phổ cập về sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường sống.

    Không thể phủ nhận mối quan hệ gắn bó mật thiết của môi trường với cuộc sống của con người. Trên thực tế, môi trường đang bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Từ không khí, đất đai đến nước uống. Không khí bị ô nhiễm làm gia tăng các bệnh về hô hấp ở con người. Đất đai bị ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, trồng trọt hay chăn nuôi gây ra những thiệt hại về kinh tế. Tiếp đến là nguồn nước, nhiều người cho rằng trên trái đất, chẳng có gì nhiều như nước nhưng thực tế nguồn nước ngọt phục vụ cho cuộc sống của con người trên trái đất đang ngày càng khan hiếm. Theo Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng hơn hai tỷ người đang sống trong cảnh thiếu nước ngọt. Sự biến đổi khí hậu khiến cho các hình thức thời tiết cực đoan như sương muối, băng tuyết, động đất… thường xuyên xảy ra. Các dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện gây ra ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe của con người như dịch hạch, dịch tả, covid-19… Từ đó, con người cần chung tay để bảo vệ môi trường sống, cũng là bảo vệ cuộc sống của chính mình.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *